Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 2: Cacbohidrat (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 2: Cacbohidrat (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 2: Cacbohidrat (Có đáp án)
Họ và tên học sinh: ................................................................................................. Lớp: .....................
● Thành phần, cấu tạo
1: Cacbohiđrat có chứa gốc fructozơ trong phân tử là
A. mantozơ.	B. tinh bột.	C. saccarozơ.	D. xenlulozơ.
2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch thẳng.
D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
3: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na.	B. AgNO3/dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2/NaOH, đun nóng.	D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
4: Tinh bột thuộc loại
A. monosaccarit.	B. lipit.	C. đisaccarit.	D. polisaccarit.
5: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
(5) Thủy phân tinh bột trong môi rường axit sinh ra fructozơ.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
● Tính chất
6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
7: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất của nhóm anđehit.	B. Tính chất của poliol.
C. Tham gia phản ứng thủy phân.	D. Tác dụng với CH3OH trong HCl.
8: Saccarozơ có thể tác dụng với các chất
A. H2/Ni, to; Cu(OH)2.	B. Cu(OH)2; dung dịch HCl, to.
C. Cu(OH)2; dung dịch AgNO3/NH3.	D. H2/Ni, to; CH3COOH/H2SO4 đặc, to.
9: Chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. saccarozơ.	B. protein.	C. xenlulozơ.	D. tinh bột.
10: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.
B. với dung dịch NaCl.
C. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
D. thủy phân trong môi trường axit.
11: Cho các hợp chất hữu cơ: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
12: Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là
A. đều có trong củ cải đường.
B. đều tham gia phản ứng tráng gương.
C. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
D. đều được sử dụng trong y học làm "huyết thanh ngọt".
13: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Saccarozơ.	B. Tinh bột.	C. Glucozơ.	D. Xenlulozơ.
14: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc 5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là
A. (2), (3), (4), (5).	B. (3), (4), (5), (6).	C. (1), (2), (3), (4).	D. (1), (3), (4), (6).
15: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
16: Khi thủy phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
A. fructozơ.	B. glucozơ.	C. saccarozơ.	D. mantozơ.
17: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt được các chất riêng biệt: glucozơ, glixerol, saccarozơ là
A. Na kim loại.	B. nước brom.
C. [Ag(NH3)2]OH và dung dịch HCl.	D. Cu(OH)2.
● Bài toán
18: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2.	B. 9,0.	C. 36,0.	D. 18,0.
19: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic.
A. 54%.	B. 40%.	C. 80%.	D. 60%.
20: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10% thể tích rượu 40o thu được là
A. 3194,4 ml.	B. 2785,0 ml.	C. 2875,0 ml.	D. 2300,0 ml.
21: Khối lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam.	B. 1,44 gam.	C. 22,5 gam.	D. 14,4 gam.
22: Thực hiện phản ứng este hóa 9,0 gam glucozơ cần vừa đủ x mol anhiđrit axetic (CH3CO)2O. Giá trị của x là
A. 0,05.	B. 0,20.	C. 0,25.	D. 0,15.
23: Xenlulozơ trinitrat có tên gọi là piroxilin là chất dễ cháy và nổ mạnh, được dùng làm chất nổ cho mìn, lựu đạn, ... và chế tạo thuốc súng không khói. Để tạo ra 89,1 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ với dung dịch HNO3 67,5% (D = 1,5 g/ml), khi lượng HNO3 bị hao hụt là 20% thì thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là
A. 55 lít.	B. 81 lít.	C. 49 lít.	D. 70 lít.
24: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 360 gam.	B. 270 gam.	C. 300 gam.	D. 250 gam.
25: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 486.	B. 297.	C. 405.	D. 324.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_chu_d.doc