Đề thi vào 10 THPT NK Trần Phú năm học 2004-2005 môn thi: Hoá chuyên

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1739Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào 10 THPT NK Trần Phú năm học 2004-2005 môn thi: Hoá chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi vào 10 THPT NK Trần Phú năm học 2004-2005 môn thi: Hoá chuyên
Sở giáo dục và đào tạo 	Kỳ THI VàO 10 THPT NK TRầN PHú
Hải Phòng	 Năm học 2004-2005
Môn thi: Hoá chuyên
Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (5 điểm)
1. Một khoáng vật có thành phần về khối lượng là 14,05% K; 8,65% Mg; 34,6% O; 4,32% H và còn lại là thành phần của một nguyên tố khác. Hãy xác định công thức hóa học của khoáng vật đó?
2. Đem hoà tan a(g) kim loại R vào dung dịch HCl được dung dịch X. Để trung hoà vừa hết X cần dùng 64g dung dịch NaOH 12,5%. Phản ứng xong thu được dung dịch Y chứa 4,68% NaCl và 13,3% RCl2. Cho tiếp lượng dư NaOH vào Y, lọc tách kết tủa tạo thành rồi đem nung đến khối lượng không đổi được 14g chất rắn.
a) Xác định R và C% dung dịch HCl
b) Tính a?
Bài 2: (8 điểm)
1. Các muối tan thường được tinh chế bằng cách làm kết tinh lại. Bảng sau cho biết C% của dung dịch Na2S2O3 bão hoà ở các nhiệt độ khác nhau:
t0C
0
10
20
30
40
50
60
80
100
C% Na2S2O3
52,7
53,4
55,1
57,5
59,4
62,3
65,7
69,9
72,7
Người ta pha m1 gam Na2S2O3.5H2O ( có độ tinh khiết 96%) vào m2 gam nước thu được dung dịch bão hoà Na2S2O3 ở 400C rồi làm lạnh dung dịch xuống 00C thì thấy tách ra 10 g Na2S2O3 .5H2O tinh khiết.
a) Tính m1 và m2?
b) Em hãy dự đoán xem nhiệt độ nóng chảy của Na2S2O3 .5H2O tinh khiết là bao nhiêu?
2. Quá trình hoà tan một chất tan để tạo thành dung dịch là quá trình vật lý hay quá trình hoá học?
3. Thực hiện sơ đồ p/ư( ghi rõ điều kiện p/ư nếu có)
A, B, E, D, F, K, G là những hợp chất hữu cơ khác nhau.
 B E C2H6O ( K) 
A
 D F C2H6O ( G)
Bài 3: (4,5 điểm)
1. Hỗn hợp khí A gồm H2 và một hidrocacbon mạch hở X ở điều kiện tiêu chuẩn. ở cùng điều kiện A nặng gấp 4,8 lần H2 cùng thể tích. Dẫn 1,92g A qua nước Br2 dư thấy có 12,8g Br2 đã tham gia p/ư.
a) Xác định công thức phân tử của X
b) Tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong A.
2. Cho 3 ống nghiệm đựng 3 chất lỏng trong suốt bị mất nhãn là: rượu êtylic, dd CH3COOH, dd (CH3COO)2Ca. Em hãy trình bày phương pháp nhận biết chúng chỉ bằng một thuốc thử.
Bài 4: (2,5 điểm)
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau(Ghi rõ điều kiện nếu có)
a) ... + Zn đ Na2SO4 + ... + H2
b)... + KOH đ CH3COOK + HCOOK +...
c)... + Ag2O đ C5H6(OH)5COOH + Ag ¯
d) Ca(HCO3)2 + NaOH đ 
Sở giáo dục và đào tạo 
 Hải phòng
Đáp án
Đề thi tuyển sinh vào trường THPT NK Trần Phú
Bài 1: (5 điểm)
1.1. 3 điểm
Gọi công thức của khoáng vật : KxMgyOzHtXk trong đó X là nguyên tố chưa biết có số oxi hoá là a. Vậy: 
x:y:z:t:k = 14,05/39 : 8.65/24 : 34,6/16 : 4.32/1 : 38,36/X.
Suy ra: y = x ; z = 6x ; t = 12x ; k = 106,5.x/X.
Mặt khác do tổng số oxi hóa trong phân tử bằng 0 nên:
x + 2y – 2z + t + k.a = 0 Suy ra: x + 2x – 12x + 12x + 106,5.x.a/X = 0
X = - 35,5a. Vì X>0 nên a<0; Lâp bảng
 	a	-1	-2	-3
 X	35,5	71	106,5
Kết luận	Cl	loại	loại
Vậy X là Cl. k = 3x. Có x:y:z:t:k = 1:1:6:12:3. Công thức của khoáng chất là: KMgCl3H12O6 hay KCl.MgCl2.6H2O.
1.2. 2 điểm
P.t.p.ư: R + 2HCl đ RCl2 + H2
	NaOH + HCl đ NaCl + H2O
	RCl2 + 2NaOH đ R(OH)2 + 2NaCl
	R(OH)2 đ RO + H2O
Có: nNaOH = 64.0,125/40 = 0,2 mol = nNaCl trong Y vậy mY = 0,2.58,5/0,468 = 250g
Suy ra mRCl2 = 250.0,133 = 33,25g. Vì nRCl2 = nRO nên 14/(R+16) = 33,25/(R+71).
vậy R = 24 hóa trị 2 là Mg. Lại có a = 14.24/40 = 8,4g.
Bài 2:(8 điểm)
2.1. Phần a hai trường hợp, mỗi trường hợp 1,5 điểm = 3 điểm
 Phần b: 0,5 điểm
a).TH1: Nếu tạp chất không tan trong nước:
Xét dung dịch thu được sau khi kết tinh Na2S2O3.5H2O là bão hoà ở 00C ta có
0,527.(m2 + 0,96m1 – 10) + 158.10/248 = 0,96m1.158/248
Xét dung dịch trước khi kết tinh là bão hoà ở 400C ta có
0,96m1.158/248.(0,96m1 +m2) = 0,594.
Giải ra : m1 = 15,96g và m2 = 1,12g.
TH2: Nếu tạp chất tan trong nước và giả thiết độ tan của Na2S2O3 không bị ảnh hưởng bởi các tạp chất tan:
Xét dung dịch thu được sau khi kết tinh Na2S2O3.5H2O là bão hoà ở 00C ta có
0,527.(m2 + m1 – 10) + 158.10/248 = 0,96m1.158/248
Xét dung dịch trước khi kết tinh là bão hoà ở 400C ta có
0,96m1.158/248.(m1 +m2) = 0,594.
Giải ra : m1 = 15,96g và m2 = 0,48g
b). Xét tinh thể Na2S2O3.5H2O có C% Na2S2O3 = 158/248 = 63,71%. Dựa vào bảng đã cho thấy nồng độ này nằm trong khoảng nồng độ của dung dịch bão hoà ở nhiệt độ từ 
500C đến 600C. Vậy có thể dự đoán nhiệt độ nóng chảy của tinh thể nằm trong khoảng này. Thực nghiệm cho biết nhiệt độ nóng chảy của Na2S2O3 .5H2O là 54,50C.
2.2. 1,5 điểm
Quá trình hòa tan chất tan trong dung môi để thu được dung dịch bao gồm cả quá trình vật lý và cả quá trình hóa học.
- Quá trình vật lý là quá trình khuếch tán các tiểu phân chất tan trong dung môi.
- Quá trình hóa học là sự phá vỡ liên kết giữa các tiểu phân chất tan( ví dụ phá vỡ liên kết trong mạng tinh thể NaCl chẳng hạn) và sự tạo thành liên kết mới giữa các tiểu phân chất tan và phân tử dung môi( gọi là quá trình sonvat hóa)
2.3. 0,5.6 = 3 điểm. Sai điều kiện hoặc thiếu cân bằng trừ một nửa số điểm.
2CH4 đ C2H2 + 3H2
(A)	(B)
C2H2 + H2 đ C2H4 (E)
	xt: Pd, t0 
C2H4 + H2O đ C2H5OH (K)
	xt: H2SO4 loãng
CH4 + Cl2 đ CH3Cl + HCl
	 đk: As. (D)
CH3Cl + NaOH đ CH3OH + NaCl
 (F)
2CH3OH đ CH3OCH3 + H2O
 (G)
đk: H2SO4 đ, 1400C
Bài 3: (4,5 điểm)
3.1. 3 điểm 
A: H2 (a mol) và CxH2x+2-2k (b mol) có MA = 4,8.2 = 9,6.
Trong 1,92g A: nA = a +b = 1,92/9,6 = 0,2 mol (1)
CxH2x+2-2k + kBr2 đ CxH2x+2-2kBr2k
Vậy nBr2 = 12,8/160 = 0,08 = k.b (2)
Và 1,92 = 2a + (14x +2-2k).b (3)
Từ (1), (2), (3) ta có: 1,92 = 2(a+b) – 2kb + 14xb Suy ra xb = 0,12 (4)
Từ (2) và (4) suy ra x = 1,5k
Do hidrocacbon ở thể khí (đktc) nên x < 5, x và k nguyên . Vậy k =2, x =3. Công thức hidrocácbon là C3H4. Thay vào (1) và (4) có b = 0,04 mol và a = 0,16 mol 
%V H2 = 0,16/0,2 = 80%
%V C3H4 = 20%
3.2. 1,5 điểm
Dùng Na2CO3 nhận ra CH3COOH vì có khí bay lên, nhận ra (CH3COO)2Ca vì có kết tủa. Còn lại là rượu etylic C2H5OH. Phương trình p/ư:
2CH3COOH + Na2CO3 đ 2CH3COONa + H2O + CO2
(CH3COO)2Ca + Na2CO3 đ 2CH3COONa + CaCO3
Bài 4: 0,5.5 = 2,5 điểm
a) 2NaHSO4 + Zn đ Na2SO4 + ZnSO4 + H2
b) CH3COOCH2- CH2OOCH + 2 KOH đ CH3COOK + HCOOK + HO-CH2- CH2-OH
c) C5H6(OH)5-CHO + Ag2O đ C5H6(OH)5 – COOH + 2Ag
d) Ca(HCO3)2 + 2NaOH đ Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O nếu NaOH dư
	Ca(HCO3)2 + NaOH đ CaCO3 + NaHCO3 + H2O nếu Ca(HCO3)2 dư
Khối 12 Đề kiểm tra học kỳ II
Môn: Hoá
Thời gian: 45 phút
Câu 1:(4,5đ)
Viết p/ư thực hiện sơ đồ:
 FeO FeSO4 Fe(OH)2
Fe
 Fe2O3 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3
 Câu 2:(1đ) Chọn câu trả lời đúng
Trong số các kim loại: Na, Fe, Cu, Al, Ba, Ag. Kim loại nào tan được trong dung dịch KOH?
A. Na, Fe, Al	B. Na, Al, Ba
C. Cu, Ag, Ba	D. Fe, Cu, Al
Câu 3:(1đ)
Cho 4 dung dịch trong suốt, không màu bị mất nhãn đựng HCl, Ca(OH)2, Na2CO3, NaCl. Chỉ dùng quì tím hãy nhận biết.
Câu 4:(3,5đ)
Cho 5,4g Al tan hoàn toàn trong 800ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Cho từ từ V(ml) dung dịch Ba(OH)2 1M vào A. Tính V trong các trường hợp:
a) Bắt đầu có kết tuả ?
b) Lượng kết tủa cực đại?
c) Kết tủa tan hết? 

Tài liệu đính kèm:

  • docdethi_vao10.doc