Lí thuyết và bài tập Hóa học Lớp 9 - Bài 18: Nhôm

docx 18 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lí thuyết và bài tập Hóa học Lớp 9 - Bài 18: Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lí thuyết và bài tập Hóa học Lớp 9 - Bài 18: Nhôm
BÀI 18: NHÔM (ALUMINIUM)
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Al là kim loại màu trắng bạc.
Có nhiệt độ nóng chảy bằng 6600C, dễ kéo sợi dễ dát mỏng.
Al là kim loại nhẹ (D= 2,7g/cm3), dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với phi kim 
a. Tác dụng với oxygen (O2)
PTHH: 4Al + 3O2 → 2Al2O3
Aluminium tác dụng với brom
Aluminium bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxide (Al2O3) rất mỏng, mịn và bền bảo vệ.
b. Tác dụng với chlorine (Cl2)
Aluminum tác dụng với CuCl2
Bột Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2. 
PTHH: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2. Tác dụng với dung dịch acid
a. Với HCl, H2SO4 loãng: → H2↑ 
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
b. Với H2SO4 đặc và HNO3
Aluminium thụ động hóa trong sulfuric acid (H2SO4) đặc, nguội và nitric acid (HNO3) đặc, nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối
PTHH: 2Al + CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
Aluminium phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hóa học yếu hơn và tạo ra muối mới và kim loại mới. 
4. Tác dụng với nước
Nếu phá bỏ lớp oxide trên bề mặt, hoặc tạo hỗn hống Al-Hg, Al sẽ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. 
PTHH: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑
 Al(OH)3 kết tủa sẽ ngăn không cho Al tiếp xúc với nước, nên phản ứng nhanh chóng dừng lại. 
→ Aluminium bền trong không khí và nước do có màng oxide bảo vệ. 
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2­
 	 (sodium aluminate)
III. ỨNG DỤNG
Hình. Một số ứng dụng của aluminium
V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Aluminium là kim loại hoạt động hóa học mạnh nên trong tự nhiên chỉ tồn tại dạng hợp chất. 
Aluminium là nguyên tố đúng thứ ba sau oxygen và silicon về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất. 
Một số hợp chất của aluminium: 
VI. SẢN XUẤT 
Aluminium
B. BÀI TẬP
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kí hiệu hóa học của nguyên tố aluminium là
A. Cu.	
B. Al.	
C. Fe.	
D. Na.
Câu 2. 100 năm trước đây, Napoleon III, ông vua nước Pháp lừng lẫy một thời, bỗng nảy ra ý thích “phải có vương miện làm bằng kim loại gì còn quí hơn cả vàng, ngọc”. Các quan lại đã phải tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà hóa học nước Pháp và đã tìm ra được kim loại quí hiếm đó. Nguyên nhân khiến kim loại này quí hiếm vì nó là kim loại mà con người biết cách luyện khá muộn. Đến năm 1886, nó mới được luyện ra từ nghiên cứu của chàng sinh viên người Mỹ S. Holl. Kim loại đó là
A. gold (Au).	
B. aluminium (Al).	
C. silver (Ag).	
D. copper (Cu).
Tàu vũ trụ Orion được làm từ hợp kim aluminium - lithinium
Câu 3. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, quân Đức đã tung ra một phương tiện chiến tranh mới để hòng đè bẹp liên quân Anh – Pháp: khí cầu ném bom. Khí cầu bay cao mang theo nhiều bom đạn gây không ít kinh hoàng cho đối phương này được làm từ hợp kim của một kim loại X. Hợp kim này vẫn giữ được tính chất ưu điểm của kim loại là nhẹ, nhưng lại có tính cứng hơn nhiều so với kim loại nguyên chất, nên còn được sử dụng chế tạo vỏ máy bay, tàu vũ trụ,... Kim loại X đề cập đến trong bài là
A. iron (Fe).	
B. titanium (Ti).	
C. zinc (Zn).	
D. aluminium (Al). 
Câu 4. Hòa tan một lá aluminium (Al) vào cốc đựng dung dịch acid HCl loãng. Hiện tượng quan sát được là
A. lá aluminium tan ra.	
B. lá aluminium tan ra, có hiện tượng sủi bọt khí màu nâu đỏ.	
C. lá aluminium tan ra, có hiện tượng sủi bọt khí không màu.	
D. lá aluminium không tan .
Câu 5. Cho aluminium (Al) tác dụng với các chất: oxygen (O2), copper (Cu), sulphur (S), bromine (Br2). Số chất tác dụng được với aluminium tạo sản phẩm là
A. 1.	
B. 2.	
C. 3.	
D. 4.
Câu 6. Aluminium không tác dụng với chất là
A. nước (H2O).	
B. oxygen (O2).	
C. ozone (O3).	
D. sodium chloride (NaCl).
Câu 7. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. NaOH loãng.	
Aluminum tác dụng acid HNO3 đặc nguội
B. H2SO4 đặc, nguội.	 
C. H2SO4 đặc nóng.	
D. H2SO4 loãng.
Câu 8. Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng. 	
B. HCl đặc.	 
C. NaOH đặc. 	
D. HNO3 đặc, nguội. 
Câu 9. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
A. Mg(NO3)2.	
B. Ca(NO3)2.	 
C. KNO3.	
D. Cu(NO3)2.
Câu 10. Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxide là
A. K2O.	
B. Fe2O3.	 
C. MgO.	
D. BaO.
Câu 11. Kim loại Al không tan được trong dung dịch là
A. NaOH.	
B. BaCl2.	 
C. HCl.	
D. Ba(OH)2.
Câu 12. Kim loại vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Fe.	
B. Al. 	 
C. Cu.	
D. Ag.
Câu 13. Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp Mg, Al, Zn có thể dùng hoá chất là
A. H2SO4 loãng.	
B. H2SO4 đặc nguội.
C. Dung dịch NaOH, khí CO2.	
D. Dung dịch NH3.
Câu 14. Cho hỗn hợp bột Al vào lượng dư dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được các kim loại là
A. Al, Ag.	
B. Al, Cu.	
C. Ag, Cu.	
D. Al, Cu, Ag.
Câu 15. Cho các chất: Al, Al2O3, Cu, Fe chất có khả năng tác dụng với dung dịch acid HCl và tác dụng với dung dịch NaOH đều tạo ra khí H2 là
A. Al. 	
B. Al2O3.	
C. Cu.	
D. Fe.
Câu 16. Kim loại Al không phản ứng với chất là
A. Na2O. 	
B. Br2.	
C. Cl2.	
D. O2.
Câu 17. Kim loại Al không phản ứng với chất trong dung dịch là
A. Fe2(SO4)3.	
B. CuSO4.	
C. HCl.	
D. MgCl2.
Câu 18. Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là
A. Al.	
B. Mg.	
C. Ca.	
D. Na.
Câu 19. Dụng cụ không dùng để đựng dung dịch nước vôi trong là
A. cốc thủy tinh.	
B. cốc sắt.	 	
C. cốc nhôm.	 	
D. cốc nhựa.
Câu 20. Ứng dụng không phải của Al là
A. Dùng trang trí nội thất.	
B. Dùng sản xuất hợp kim nhẹ, bền
C. Dùng làm dây cáp dẫn điện.	
D. Làm bình chuyên chở dung dịch H2SO4 đậm đặc và HNO3.
Câu 21. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất aluminium là
A. quặng magnetite.	
B. quặng bauxite.	
C. quặng dolomite.	
D. quặng pyrit. 
Câu 22. Thành phần chính của quặng bauxite là
A. FeCO3.	
B. Al2O3.2H2O.	
C. FeS2.	
D. Fe3O4.
Câu 23. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là
A. Fe.	
B. Ag.	
C. Cu.	
D. Al.
Câu 24. Quặng có thành phần chính là Al2O3 là
A. Hematite đỏ.	
B. Bauxite.	
C. Magnetite.	
D. Cryolite.
Câu 25. Quặng bauxite được dùng để sản xuất kim loại là
A. Mg.	
B. Na.	
C. Al.	
D. Cu.
Câu 26. Vật liệu bằng aluminium khá bền trong không khí là do
A. Al không thể phản ứng với oxygen (O2).
B. có lớp hydroxide bảo vệ.
C. có lớp oxide bảo vệ.	
D. Al không thể phản ứng với nitrogen (N2). 
Câu 27. Dãy gồm các chất có thể phản ứng được với Al là
A. HCl, H2SO4 đặc nguội, NaOH.	
B. H2SO4 loãng, AgNO3, Ba(OH)2.
C. Mg(NO3)2, CuSO4, KOH.	
D. ZnSO4, NaAlO2, NH3.
Câu 28. Tính chất của aluminium là đúng là
A. Aluminium tác dụng với các acid ở tất cả mọi điều kiện.
B. Aluminium tan được trong dung dịch KCl.
C. Aluminium bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
D. Aluminum là kim loại hoạt động hóa học rất yếu.
Câu 29. Cho bột Al và dung dịch KOH dư thấy hiện tượng
A. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.
B. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
C. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
Câu 30. Phát biểu sau không đúng là
A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. Bột nhôm cháy mạnh trong không khí.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Kim loại Al phản ứng hóa học mạnh với sulfur (S) và bromine (Br2).
Câu 31. Phát biểu sai là
A. Aluminium không tan trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4) loãng.
B. Aluminum là kim loại nhẹ nên hợp kim của aluminium dùng để chế tạo vỏ máy bay, tên lửa,...
C. Aluminum bị thụ động bởi dung dịch acid HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.
D. Aluminium màu trắng bạc, nóng chảy ở 660oC, khá mềm, dễ kéo sợi.
Câu 32. Phát biểu đúng là
A. Quặng bauxite có thành phần chính là Na3AlF6.
B. Một số hợp chất trong tự nhiên chứa nhôm là: đất sét, micas, đá vôi.
C. Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân aluminium oxide (Al2O3) nóng chảy.
D. Aluminium là kim loại nhẹ, cứng và bền có nhiều ứng dụng quan trọng.
Câu 33. Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hydrogen (H2) (ở điều kiện chuẩn). Giá trị của V là
A. 4,48 lít.	
B. 3,36 lít.	
C. 2,24 lít.	
D. 7,437 lít.
Câu 34. Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở điều kiện chuẩn) thoát ra là 
A. 3,7185 lít. 	
B. 2,24 lít. 	
C. 4,48 lít. 	
D. 6,72 lít.
Câu 35. Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 7,437 lít khí (điều kiện chuẩn). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 9,916 lít khí (điều kiện chuẩn). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 10,8 gam Al và 5,6 gam Fe. 
B. 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe.
C. 5,4 gam Al và 8,4 gam Fe. 
D. 5,4 gam Al và 2,8 gam Fe.
Câu 36. Hòa tan hoàn toàn 1,26 gam hỗn hợp bột aluminium (Al) và magnesium (Mg) và cốc đựng dung dịch HCl 0,3M thấy vừa hết 400 ml dung dịch. Thành phần phần trăm khối lượng aluminium trong hỗn hợp ban đầu là
A. 42,86%. 
B. 64,28%.
C. 38,09%. 
D. 57,14%.
Câu 37. Nhúng một dây Al vào trong cốc CuCl2 dư. Sau một thời gian, lấy dây aluminium ra rửa sạch, làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng 1,38 gam. Khối lượng aluminium đã phản ứng là
A. 0,64 gam. 
B. 0,27 gam.
C. 0,54 gam. 
D. 0,405 gam.
Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn m gam bột aluminium trong bình chứa khí chlorine (Cl2) dư. Sau phản ứng thu được 1,602 gam muối aluminium chloride (AlCl3). Giá trị m là
A. 0,27. 
B. 0,324.
C. 0,405. 
D. 0,459.
Câu 39. Trộn 0,81 gam bột aluminium (Al) với 1,6 gam bột sulphur (S). Nung hỗn hợp đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 2,5. 
B. 7,5.
C. 4,5. 
D. 2,25.
Câu 40. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,479 lít khí H2 (đkc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 88,20 gam.
B. 97,80 gam.
C. 101,68 gam.
D. 101,48 gam.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Hoàn thành các PTHH
Câu 2. Thả một mẩu aluminium (Al) vào cốc chứa các dung dịch sau đây:
a) MgCl2 	b) CuSO4 	c) AgNO3 	d) HCl
Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình phản ứng để giải thích.
Aluminium
Câu 3. Aluminium (Al) là nguyên tố phổ biến đứng thứ nhất trong vỏ trái đất (7,5%). Nguyên tố aluminium có nhiều trong các loại quặng như bauxite, cryolite, đất sét, Một loại đất sét chứa thành phần là Al2O3.2SiO2.2H2O. Tính thành phần phần trăm khối lượng aluminium trong đất sét đó. 
Sapphire
Câu 4. Aluminium oxide (Al2O3) là thành phần chính trong một số loại đá quí như sapphire, rubi, Aluminium oxide cũng có trong quặng bauxite là loại quặng được dùng để sản xuất aluminium trong công nghiệp. Quặng bauxite chứa Al2O3 thường lẫn Fe2O3. Em hãy nêu cách làm sạch quặng trước khi tiến hành điện phân nóng chảy. 
Câu 5. Em ghép các tính chất vật lí tương ứng với hình ảnh ứng dụng của aluminium và hợp kim của aluminium.
Tính chất vật lí
Ứng dụng của aluminium
1. Kim loại nhẹ, khối lượng riêng 2,7 g/cm2.
a)
2. Có ánh kim, màu trắng bạc.
b)
3. Độ dẫn diện bằng 2/3 độ dẫn điện của copper.
c)
4. Có tính dẻo, dễ kéo dài, dát mỏng.
d)
5. Dẫn nhiệt tốt.
e)
Câu 6. Oxi hóa m gam aluminium (Al) trong bình chứa khí oxygen (O2) dư thu được 2,04 gam aluminium oxide.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính giá trị m.
Câu 7. Chia 1,26 gam hỗn hợp Mg, Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được 0,7437 lít H2 (điều kiện chuẩn). Phần 2 cho tác dụng với O2 dư, thu được m gam 2 oxide. Tính giá trị m.
Aluminium cháy trong bình khí chlorine
Câu 8. Hỗn hợp khí X gồm chlorine (Cl2) và oxygen (O2). X phản ứng vừa hết với 16,2 gam aluminum (Al) tạo ra 32,35 gam hỗn hợp các muối chloride và oxide. Tính thành phần phần trăm thể tích của oxygen và chlorine trong X. 
Aluminium phản ứng với iron (III) oxide
Câu 9. Cho m gam Al tác dụng với m gam Cl2 (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho chất rắn X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và 9,854025 lít H2 (điều kiện chuẩn). Cô cạn dung dịch Y thu được m1 gam chất rắn khan. Tính giá trị m1.
Câu 10. Để khử hoàn toàn 8 gam bột Fe2O3 bằng bột aluminium (Al) ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí thì cần dùng m gam bột aluminium. Tính giá trị m. 
C. ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
B
D
C
C
D
B
D
D
B
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
B
B
B
C
A
A
D
A
C
D
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
B
B
D
B
C
C
B
C
B
C
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
C
D
A
B
A
C
B
D
D
Hướng dẫn giải trắc nghiệm
Câu 1. Kí hiệu hóa học của nguyên tố aluminium là
→ Chọn B. Al.
Câu 2. Kim loại đó là	
→ Chọn B. aluminium.	
Câu 3. Kim loại X đề cập đến trong bài là
→ Chọn D. aluminium. 
Câu 4. Hòa tan một lá aluminium vào cốc đựng dung dịch acid HCl loãng. Hiện tượng quan sát được là
→ Chọn C. lá aluminium tan ra, có hiện tượng sủi bọt khí không màu.
Câu 5. Cho aluminium tác dụng với các chất: oxygen, copper, sulphur, bromine. Số chất tác dụng được với aluminium tạo sản phẩm là
→ Chọn C. 3 là oxygen, sulphur, bromine.	
Câu 6. Aluminium không tác dụng với chất là
→ Chọn D. NaCl.
Câu 7. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
→ Chọn B. H2SO4 đặc, nguội.
Câu 8. Kim loại Al không tan trong dung dịch
→ Chọn D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 9. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
→ Chọn D. Cu(NO3)2.
Câu 10. Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxide là
→ Chọn B. Fe2O3.
Câu 11. Kim loại Al không tan được trong dung dịch là
→ Chọn B. BaCl2.
Câu 12. Kim loại vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
→ Chọn B. Al.
Câu 13. Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp Mg, Al, Zn có thể dùng hoá chất là
→ Chọn B. H2SO4 đặc nguội.
Câu 14. Cho hỗn hợp bột Al vào lượng dư dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được các kim loại là
→ Chọn C. Ag, Cu.
Câu 15. Cho các chất: Al, Al2O3, Cu, Fe chất có khả năng tác dụng với dung dịch acid HCl và tác dụng với dung dịch NaOH đều tạo ra khí H2 là
→ Chọn A. Al.
Câu 16. Kim loại Al không phản ứng với chất là
→ Chọn A. Na2O.
Câu 17. Kim loại Al không phản ứng với chất trong dung dịch là
→ Chọn D. MgCl2.
Câu 18. Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là
→ Chọn A. Al.
Câu 19. Dụng cụ không dùng để đựng dung dịch nước vôi trong là
→ Chọn C. cốc nhôm.
Câu 20. Ứng dụng không phải của Al là
→ Chọn D. Làm bình chuyên chở dung dịch H2SO4 đậm đặc và HNO3.
Câu 21. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất Al là
→ Chọn B. quặng bauxite	
Câu 22. Thành phần chính của quặng bauxite là
→ Chọn B. Al2O3.2H2O.
Câu 23. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là
→ Chọn D. Al.
Câu 24. Quặng có thành phần chính là Al2O3 là
→ Chọn B. Bauxite.
Câu 25. Quặng bauxite được dùng để sản xuất kim loại là
→ Chọn C. Al.
Câu 26. Vật liệu bằng aluminum khá bền trong không khí là do
→ Chọn C. có lớp oxide bảo vệ.	
Câu 27. Dãy gồm các chất có thể phản ứng được với Al là
→ Chọn B. H2SO4 loãng, AgNO3, Ba(OH)2.
Câu 28. Tính chất của Al là đúng là
→ Chọn C. Aluminium bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
A. Aluminium tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện. → Sai vì Aluminium không tác dụng acid H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
B. Aluminium tan được trong dung dịch KCl. → Sai vì Aluminium không tác dụng dung dịch muối KCl.
D. Aluminium là kim loại hoạt động hóa học rất yếu. → Sai vì Aluminium là kim loại hoạt động mạnh.
Câu 29. Cho bột Al và dung dịch KOH dư thấy hiện tượng
→ Chọn B. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
Câu 30. Phát biểu sau không đúng là
→ Chọn C. Vì kim loại Al không tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. 
Câu 31. Phát biểu sai là
→ Chọn A. Vì Aluminium tan trong dung dịch sulfuric acid loãng.
Câu 32. Phát biểu đúng là
→ Chọn C. Trong công nghiệp, Aluminium được sản xuất bằng phương pháp điện phân aluminum oxide nóng chảy.
A. Quặng bauxite có thành phần chính là Na3AlF6. → Sai vì quặng bauxite có công thức Al2O3.2H2O
B. Một số hợp chất trong tự nhiên chứa nhôm là: đất sét, mica, đá vôi. → Sai vì đá vôi có công thức CaCO3.
D. Aluminium là kim loại nhẹ, cứng và bền có nhiều ứng dụng quan trọng. → Sai vì nhôm là kim loại mềm.
Câu 33. Chọn D.
Lời giải
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 
nAl=5,427=0,2 mol ⇒ nH2=0,3 mol ⇒ VH2=0,3. 24,79=7,437 lít 
Câu 34. Chọn A.
Lời giải
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 
nAl=2,727=0,1 mol ⇒ nH2=0,15 mol ⇒ VH2=0,15. 24,79=3,7185 lít 
Câu 35. Chọn B.
Lời giải
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
nH2= 7,43724,79=0,3 mol ⇒ nAl=0,2 mol ⇒ mAl=0,2. 27=5,4 gam
nH2= 9,91624,79=0,4 mol ⇒nFe=0,4-0,3=0,1 mol ⇒ mFe=0,1.56=5,6 gam 
Câu 36. Chọn A.
Lời giải
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 
 x → 3x 
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 
 y → 2y
nHCl=0,3. 0,4=0,12 mol
27x+24y=1,263x+2y=0,12⇒x=0,02 y=0,03 
⇒%Al= 0,02. 271,26.100%=42,86%
Câu 37. Chọn C.
Lời giải
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
 x → 3/2x
Khối lượng tăng: 3/2x. 64 – 27x = 1,38 ⇒ x = 0,02 mol ⇒ mAl = 0,02. 27 = 0,54 gam
Câu 38. Chọn B.
Lời giải
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 
nAlCl3= 1,602133,5=0,012 mol 
⇒ nAl=0,012 mol ⇒mAl=0,012. 27=0,324 gam
Câu 39. Chọn D.
Lời giải
2Al + 3S → Al2S3 
nAl=0,8127=0,03 mol
nS=1,632=0,05 mol
Có 0,032< 0,053 ⇒ Al phản ứng hết.
nAl2S3=0,015 mol ⇒ mAl2S3=0,015. 150=2,25 gam 
Câu 40. Chọn D.
Lời giải
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 
Nhận xét nH2SO4= nH2= 2,47924,79=0,1 mol
Áp dụng ĐLBTKL: 3,68+ 0,1.98.10010=m+0,1.2 ⇒m=101,48 gam
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. 
Lời giải
 4Al + 3O2 → Al2O3
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
 2Al + 3S → Al2S3 
2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe 
 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 
2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3H2 
 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3 
 2Al(OH)3toAl2O3+ 3H2O
24Al + 3O2
Câu 2. 
Lời giải
Aluminum tác dụng với CuCl2
a) Aluminium không tác dụng với MgCl2.
b) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Mẩu aluminium tan dần, có lớp copper màu đỏ bám vào bề mặt mẩu aluminium. 
c) Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
Mẩu aluminium tan dần, có lớp silver màu trắng bạc bám vào bề mặt mẩu aluminium. 
d) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mẩu aluminium tan dần, có hiện tượng sủi bọt khí không màu.
Câu 3. 
Lời giải
Một loại đất sét chứa thành phần là Al2O3.2SiO2.2H2O. 
%mAl=27.2102+2.60+2.18.100%=20,93%
Câu 4. 
Lời giải
Quặng bauxite chứa Al2O3 thường lẫn Fe2O3. Cách làm sạch quặng là:
- Nghiền nhỏ quặng.
- Nấu quặng trong dung dịch NaOH đặc. Al2O3 hòa tan, Fe2O3 không tan được lọc bỏ.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
- Dung dịch NaAlO2 thu được phản ứng với CO2 dư
NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3 
- Lọc kết tủa, đem nung thu được Al2O3 
2Al(OH)3↓ → Al2O3 + 3H2O
Câu 5. 
Lời giải
1-b, 2-d, 3-e, 4-c, 5-a
Câu 6. 
Lời giải
a) PTHH: 4Al + O2 → 2Al2O3 
b) nAl2O3=2,04102=0,02 mol ⇒ nAl=0,04 mol ⇒ mAl=0,04. 27=1,08 gam
Câu 7. 
Lời giải
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Mg + O2 → 2MgO
4Al + O2 → 2Al2O3
Gọi số mol Mg và Al là x và y mol
24x+27y=1,262=0,63x+1,5y= 0,743724,79=0,03⇒ x=0,015y=0,01 ⇒MgO=0,015 molAl2O3=0,05 mol
m = 0,015. 40 + 0,05. 102 = 1,11 gam.
Câu 8. 
Lời giải
4Al + O2 → 2Al2O3
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
mO2 và Cl2=40,7-16,2=24,5 gam
32x+71y=24,54x+23y= 16,227=0,6⇒x= 0,1y=0,3
%VO2=0,10,1+0,3x100%=25% ⇒ %VCl2=75%
Câu 9.
Lời giải
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 
x 3/2x
Chất rắn sau phản ứng gồm AlCl3 và Al dư
2Aldư + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 
nH2= 9,85402424,79=0,3975 mol ⇒ nAl dư=0,265 mol
Lại có m=27.x+0,265= 32.x.71 ⇒x= 0,09mol
mAlCl3= m1=0,09.27+35,5x3=12,015 gam
Câu 10. 
Lời giải
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
nFe2O3=8160=0,05 mol ⇒ nAl=0,1 mol ⇒ mAl=0,1. 27=2,7 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docxli_thuyet_va_bai_tap_hoa_hoc_lop_9_bai_18_nhom.docx