Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013. Môn ngữ văn 9 (thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian chép đề.)

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013. Môn ngữ văn 9 (thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian chép đề.)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013. Môn ngữ văn 9 (thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian chép đề.)
 PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2012 - 2013
MễN NGỮ VĂN - LỚP 9
 (Thời gian 90 phỳt - Khụng kể thời gian giao đề)
Trường THCS Trực Đại.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Năm học 2012- 2013.
 Môn Ngữ vă 9
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian chép đề.)
 Phần I: 
 Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm):Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phươnh án đúng. Hãy chọ phương án đúng để viết vào tờ giấy bài làm.
Câu 1:Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về việc Nguyễn Du viết Truyện Kiều?
A-Nguyễn Du viết hoàn toàn dựa theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân .
B-Nguyễn Du viết lạidựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
C-Nguyễn Du sáng tạo trên cơ sở cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
D-Nguyễn Du dịch Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Câu 2:Câu văn sau trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ thể hiện nội dung gì?
 Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyêt bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.
a-Sự thất vọng tột cùng của Vũ Nương khi hôn nhân tan vỡ.
b-Nỗi đau đớn của Vũ Nương khi không hiểu sao mình bị đối sử bất công.
c-Nỗi thất vọng của Vũ Nương khi bị Trương Sinh đánh đập.
d-Nỗi tủi hổ của Vũ Nương khi danh dự bị chà đạp.
Câu 3:Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? 
 A-Dòng sông xanh , B-Bông hoa tím biếc , C-Gió xuân ,D-Chim chiền chiện 
Câu 4:Xung đột cơ bản trong hồi bốn của vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng là:
 A-Xung đột cha –con. B- Xung đột vợ chồng.
 C-Xung đột hàng xóm láng giềng. D-Xung đột cách mạnh –phản cách mạng.
Câu5:Trong câu Gần xa nô nức yến anh(Truyện Kiều), có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?
 A-Hoán dụ. B-Ân dụ. C-Nhân hoá. D-Chơi chữ.
Câu 6:Chỉ rõ các từ láy trong các từ sau:
 A-Xanh biếc. B-Xanh thắm. C-Xanh xanh. D-Xanh ngắt.
Câu7:Văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” của nhà văn nào?
 A-G.đơ Mô-pa-xăng. B-G.Lân- đơn. C-Đ-Đi-phô. D-Lỗ Tấn.
Câu 8:Yêu cầu nào không cần thiết khi viết thư (điện) chúc mừngvà thăm hỏi?
 A-Nêu nguyên cớ chúc mừng thăm hỏi. B-Lời văn ngắn ngọn, súc tích.
 C-Nội dung thể hiện tình cảm. D-Ngôn ngữ nhiều hàm ý.
 Phần II:Tự luận(8,0 điểm)
Câu 1:(2,0 điểm): Cho đoạn văn:
 “ Lại một đợt bom.Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao.Và bom.Và tôi ngôi đây.Và cao xạ đạt bên kia quả đồi.Cao xạ đang bắn”.
a-Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của ai?Trong hoàn cảnh nào?
b-Cách đặt câu có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của việc đặt câu trong việc diễn tả nội dung của đoạn văn?
Câu 2:(2,0điểm)
 Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay, trong đoạn văn đó em có sử dụng2 thành phần biệt lập và chỉ rõ?
Câu 3:(4,0điểm):
 Đây là đoạn thơ kể lại cuộc gặp gỡ giữa một người lính sau chiến tranh với trăng trong bài “Anh trăng”:
 “Thình lình đèn điện tắt
 ...........................
 đủ cho ta gật mình”
 (Nguyễn Duy- Anh trăng,SGK Ngữ văn 9,tập một)
Hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được đó là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc đến một thái độ sống, một đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên.
Đáp án và hướng dẫn chấm:
Phần trắc nghiệm
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
 Câu8
C
A
C
D
B
C
C
D
-Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25điểm, trả lời sai hoặc thừ thì không cho điểm
Phần Tự luận:
Câu1
ý
Nội dung
Điểm
a
-Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
-Trong hoàn cảnh:Phương Định đang ở trong hang trực điện thoại, còn ngoài cao điểm là cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ cao xạ với máy bay Mỹ diễn ra ác liệt.
0,25đ
0,25đ
b
-Cách viết câu trong đoạn văn khá lạ:
+Câu đặc biệt:Lại một trận bom.
+Câu văn ngắn.
+Câu được tách ra từ một câu: Và bom.Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi.
-Tác dụng:Cách viết câu như vậy có tác dụng diễn đạt được sự dồn dập của trận đánh.Và làm rõ những khó khăn nguy hiểm cũng như tâm trạng hồi hộp của nhân vật Phương Định,cô thanh niên xung phong, trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ ác liệt.
0,5đ
o,5đ.
Câu2
Viết đoạn văn nghị luận...
a
-Về kĩ năng:Học sinh viết được đoạn văn nghị luận khoảng 15 câu. Diễn đạt trong sáng, hành văn rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Trong đoạn văn đó có sử dụng được 2 thành phần biệt lập và chỉ rõ tên của các thành phần biệt lập.
0,25đ.
0,25đ
b
ý1
ý2
ý3
ý4
-Về kiến thức:Cần đảm bảo các ý sau:
+Tự lập nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác.Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
+Trong học tập người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc.Bản lĩnh được nâng cao.
+Hiện nay,nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập.Họ có những biểu hiện ỷ lại,dựa dẫm vào bạn bè cha mẹ.Từ đó, họ có những thái đọ tiêu cực:quay cóp,gian lận trong kiểm tra thi cử;không chăm ngoan,không học bài, không làm bài,không chuẩn bị bài. Kết quả:những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập. Học sinh phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động ,có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắ khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề.Tự lập không là cô lập, không loại trừ khả năng giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè ,thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức.
+ Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có. Vì không phải lúc nào cha mẹ, thầy cô, bạn bè cũng ở bên cạnh để giúp đỡ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời, học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và có những hành động nông nổi, thiếu kiềm chế.Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. 
Lưu ý:Học sinh có thể có những cách diễn đạt, lập luận riêng. Nếu hợp lí ,thuyết phục, kĩ năng nghị luận chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa.
0,25đ
0,25đ.
0,5đ
0,5đ.
Câu3.
Phân tích thơ.
a
-Về kĩ năng:Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.Bố cục chặt chẽ,trình bày rõ ràng,diễn đạt trong sáng.
b
-Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý sau:
Mở bài
Thân bài
Kết bài
-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
-Khái quát nội dung đoạn thơ . Trích dẫn...
-Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật các ý sau:
1.Cuộc gặp gỡ giữa người lính sau chiến tranh với vầng trăng.
+Hoàn cảnh sống của người lính đã có nhiềuthay đổi:Chiến tranh kết thúc, anh trở về thành phố, sống và làm quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi với ánh điện cửa gương. Hoàn cảnh sống ấy cũng làm thay đổi suy nghĩ ,tình cảm của anh: vầng trăng một thời anh đã từng coi là tri kỉ, là tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên nay thành người dưng qua đường.
+Cuộc gặp gỡ hôm nay thật trở lên bất ngờ đột ngột.
2.Cuộc gặp gỡ có một ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc một thái độ sông, một đạo lí cao đẹp:
+Trước hết, nó khiến cho nhà thơ xúc động “có cái gì rưng rưng”, nó gợi nhắc cho nhà thơ nhớ đến những kỉ niệm của tuổi thơ “Hồi nhỏ sống với đồng”, của những năm tháng chiến tranh gian khổ “Hồi chiến tranh ở rừng”, như sống lại những ngày đã qua với đồng, với bể, với sông ,với rừng. Gợi nhắc cho nhà thơ nhớ đến cuộc sống của chính bản thân mình trong quá khứ: trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ; nhớ đến vầng trăng tri kỉ.
+Chính điều đó khiến nhà thơ phải nghiêm khắc nghĩ về bản thân mình, về những thay đổi nơi con người mình. Và cuộc gặp gỡ với trăng là một dịp để nhà thơ đối mặt với chính mình. “ngửa mặt lên nhìn mặt”.Trăng vẫn thế, không bao giờ thay đổi, vẫn bao dung độ lượng “tròn vành vạnh, im phăng phắc” chỉ có con người đổi thay và trở thành kẻ vô tình. Cái “giật mình”của nhà thơ chính là sự nhận thức sâu sắc về bản thân, có ý nghĩa nhắc nhở người đọc không bao giờ được lãng quên quá khứ.
3.Đánh giá:khảng định thành công của đoạn thơ về nghệ thuật(từ ngữ gợi tả, hình ảnh giàu tính biểu cảm, thể thơ năm chữ lời ít ý nhiều; sử dụng nhiều tu từ sosánh, ẩn dụ,nhân hoá...).Và nội dung cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc đến một thái độ sống, một đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên.
-Khảng định vị trí của đoạn thơ, bộc lộ cảm nghĩ của bản thân
Lưu ý:Học sinh có trên có những cách làm bài khác nhau nhưng có kĩ năng lập luận tốt, đảm bảo đầy đủ các ý trên vẫn cho điểm tối đa.
Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án tránh đếm ý cho điểm.Điểm toàn bài lẻ đến 0,25, không làm tròn.
0,5điểm
0,5điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,75 điểm
0,25điểm
Trường thcs trực đại Đề 
 	Môn Ngữ văn lớp 9
 Thời gian 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PhầnI. Trắc nghiệm: ( 2điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cáI đầu câu trả lời đúng.
 Câu 1. Cụm từ in nghiêng nào là khởi ngữ?
 A. Quyển sách này tôi đọc rồi. B. Tôi đọc quyển sách này rồi.
 C. Quyển sách này bao nhiêu tiền? D. Quyển sách này rất đẹp.
Câu 2. trường hợp nào không phải là tục ngữ?
Nuôi lợn ăn cơm nằm,nuôi tằm ăn cơm đứng.
Nói hươu nói vượn.
Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Câu 3. Dòng nào nói đúng nhất chủ đề truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long?
Truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
 Ca ngợi anh thanh niên.
 Ca ngợi ông hoạ sĩ,cô kĩ sư,bác láI xe.
 Ca ngợi thiên nhiên Sa Pa đẹp, thơ mộng.
Câu 4. Câu thơ “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa” của Huy Cận sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây?
Nhân hoá và ẩn dụ.
Nhân hoá và so sánh.
ẩn dụ và so sánh.
So sánh.
Câu 5. Đoạn văn sau sử dụng hình thức diễn đạt nào?
“ Nhìn lũ con, tủi thân,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”- ( Làng – Kim Lân)
 A. Đối thoại. B. Độc thoại
 C. Độc thoại nội tâm D. Không sử dụng hình thức nào nêu trên.
 Câu 6 .Câu văn “Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? “ ở đoạn văn trong câu 5 thuộc kiểu câu chia theo cấu trúc nào?
 A. Câu đơn hai thành phần 
 B. Câu ghép
 C. Câu mở rộng thành phần vị ngữ 
 D. Câu rút gọn.
 Câu 7. Nội dung chính của bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương là gì?
Là lời khuyên con hãy tiếp nối truyền thống gia đình,quê hương để góp sức dựng xây non sông đất nước.
Là lời tâm tình về sự thay da đổi thịt của quê hương trong cuộc sống mới.
 Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình và truyền thống tốt đẹp của quê hương và thể hiện niềm mong mỏi con sẽ mang theo lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ,truyền thống tốt đẹp của quê hương để tự tin bước vào đời.
 Là lời nhắn nhủ về công lao trời biển của cha mẹ và quê hương dành cho những đứa con yêu dấu.
Câu 8. Chỉ ra sự khác nhau giữa văn bản nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống?
Khác về thao tác lập luận.
Khác về nội dung nghị luận.
Khác về ngôn ngữ diễn đạt.
Khác về cấu trúc văn bản.
Phần II. Tự luận (8 điểm)
 Câu 1(1đ’): Trong hai câu thơ sau đã bị chép sai một từ:
Làn thu thuỷ,nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm , liễu buồn kém xanh
( “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
a.Hãy chỉ rõ từ bị viết sai và viết lại chính xác hai câu thơ trên?
b.Giải thích ngắn gọn việc chép sai như thế đã có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của hai câu thơ?
 Câu 2.(2,5 điểm)
 “ Tự học là cách học hiệu quả nhất,giúp ta có thể tiến bộ hơn trong học tập”. 
 Em hãy viết một đoạn văn dài từ 10 đến 15 câu để làm rõ nội dung trên . Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu chứa thành phần phụ chú và chỉ rõ thành phần phụ chú đó trong câu.
Câu 3. 4,5 điểm 
 Cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối bài thơ “ ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn 
Đáp án và biểu điểm chấm 
I.Phần trắc nghiệm:
 Mỗi câu khoanh đúng được 0,25 điểm
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đáp án
A
B
A
B
C
C
C
B
II. Phần tự luận:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
1,0 điểm
Đây là câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản về văn bản ở mức độ nhận biết và thông hiểu ở mức độ cao.Cụ thể:
a. - Học sinh nhận diện được sự sai sót trong hai câu thơ: Viết sai: từ hờn thành từ buồn .
 - Học sinh chép lại cho đúng hai câu thơ:
Làn thu thuỷ,nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh
 ( “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
b. Giải thích ngắn gọn việc chép sai như thế đã có ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của hai câu thơ. Cụ thể:
- Từ buồn chỉ trạng thái tâm lí chấp nhận chịu thua vì không bằng đối tượng so sánh với mình.Còn từ hờn là trạng thái tâm lí thua nhưng còn ấm ức không chấp nhận kết quả đó.
- Viết sai từ hờn làm mất đi ý nghĩa của câu thơ: Liễu thua vẻ đẹp của Thuý Kiều nhưng còn ấm ức,dỗi hờn,không chấp nhận thua vẻ đẹp xinh tươi của nàng,muốn vượt lên trên vẻ đẹp ấy. Từ đó góp phần dự báo tương lai đầy sóng gió của nàng Kiều mà Nguyễn Du muốn gửi vào hình ảnh “ hoa ghen,liễu hờn” trong hai câu thơ.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 
2,5 điểm
 Câu hỏi kiểm tra học sinh kiến thức,phương pháp viết đoạn văn với hạn định độ dài cụ thể và kĩ năng sử dụng câu có sử dụng thành phần biệt lập trong khi tạo lập văn bản,kiểm tra hiểu biết của học sinh về một vấn đề tư tưởng xã hội thường gặp. Cụ thể:
1. Hình thức:
Viết đúng hình thức của một đoạn văn: Viết hoa,lùi đầu dòng,kết thúc bằng dấu chấm qua hàng.
Viết đúng số câu( có cộng, trừ 1 câu )
Có sử dụng câu chứa thành phần biệt lập phụ chú.
Chỉ rõ câu có chứa thành phần phụ chú đã sử dụng
2 . Nội dung:
 a. Học sinh giới thiệu được nội dung nghị luận và giải thích được ý nghĩa của vấn đề tự học để thấy được hiệu quả của cách học này:“ Tự học là cách học hiệu quả nhất,giúp ta có thể tiến bộ hơn trong học tập”. 
- Học là quá trình con người thu nhận kiến thức,luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại.Tự học là việc con người học tập bằng chính sức lực,khả năng của mình.
 b. Học sinh trình bày được suy nghĩ của bản thân về vấn đề tự học
- Khẳng định tự học là vô cùng quan trọng,là điều kiện giúp người học thành công trong học tập
+Giúp con người chủ động suy nghĩ,tìm tòi thu nhận kiến thức,khám phá,nghiên cứu làm rõ bản chất của vấn đề để nắm chắc,nhớ lâu vấn đề đó.
+ Giúp tiếp thu kiến thức từ nhiều kênh khác nhau làm nội dung bài học phong phú,sinh động,dễ tiếp thu.
+ Gúp chủ động ghi nhớ bài giảng của thầy cô giáo,tiết kiệm thời gian mà vẫn nắm chắc kiến thức,bản chất vấn đề.
+ Giúp chủ động luyện tập,thực hành,nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố nâng cao kiến thức đã học.
+ Chủ động học tập tìm ra phương pháp học phù hợp,đạt hiệu quả.
- Tự học là phương pháp học truyền thống đã có từ lâu nhưng hiệu quả luôn tốt đẹp.Đây là phương pháp học có nhiều ưu điểm,là con đường dẫn ta đến thành công.
.Có thể lấy dẫn chứng ngắn gọn để minh hoạ.
c.Học sinh biết đề ra những việc làm cụ thể của bản thân để thực hiện phương pháp tự học.Ví dụ: Phê phán những biểu hiện ỷ lại,thiếu tự giác trong học tập của học sinh hiện nay,phê phán tư tưởng học tủ,học vẹt,đề ra những việc làm cụ thể để thực hiện phương pháp tự học,từng bước nâng cao kết quả học tập.
*Lưu ý:Học sinh viết sai từ 3-5 lỗi chính tả,lỗi câu hoặc diễn đạt không lưu loát trừ 0,25 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0, 75
0,5
Câu 3
(4,5 điểm)
Yêu cầu: Học sinh biết :Hiểu được nội dung ,nghệ thuật của đoạn trích,biết phân tích đảm bảo mô hình bài nghị luận về tác phẩm thơ nói chung. Cụ thể:
Mở bài:Giới thiệu tác giả,tác phẩm và nêu nội dung khái quát của đoạn trích, trích dẫn đoạn thơ
Thân bài:
Dẫn dắt phần trước của đoạn thơ.
Phân tích đoạn thơ 
Học sinh có thể phân tích theo dòng mạch cảm xúc của bài thơ.
*Khổ 4:
- Trong dòng diễn biến của thời gian,sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc,thể hiện chủ đề của tác phẩm( chú ý các từ “thình lình”, “vội”, “đột ngột”. Vầng trăng tròn ở ngoài kia đối lập với “phòng buyn-đinh tối om”. Nơi thành phố hiện đại lắm ánh điện cửa gương,người ta chẳng mấy lúc cần và cũng ít khi chú ý đến ánh trăng.Chính vì xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy,vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình , gây ấn tượng mạnh trong người lính.
*.Hai khổ thơ cuối: Suy tư của người lính trước phát hiện bất ngờ về sự hiện diện của vầng trăng- Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát,là người bạn tri kỉsuốt thời tuổi nhỏ đến thời chiến tranh ở rừng.Trong phút chốc,sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí người línhbao kỉ niệm của những năm tháng gian lao bình dị hiền hoà.
 - Cách sử dụng hai từ “mặt” trong một câu thơ,h/a’ so sánh liên tiếp “Như là đồng....là rừng”diễn tả nỗi nhớ ào ạt trào dâng trong cảm xúc “rưng rưng” của người lính, của con ngườiđang sống nơi phố phường hiện đại.Cuộc gặp gỡ không tay bắt mặt mừng đã lắng lại ở độ sâu cảm nghĩ,trong cảm xúc thiết tha có phần thành kính trong tư thế “Ngửa mặt lên nhìn mặt /Có cái gì rưng rưng”của người lính.
- Khổ thơ cuối sử dụng một loạt h/a’ nhân hoá ẩn dụ. “Trăng cứ tròn vành vạnh” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình,là vẻ đẹp bình dị của cuộc sống vẫn vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn,là nhân chứng nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở người lính: Con người có thể vô tình vô nghĩa ,có thể lãng quên thiên nhiên, nhân dân, đồng đội nhưng quá khứ nghĩa tình thì vẫn luôn tròn đầy bất diệt. 
- Nhận ra ánh trăng ân nghĩa thuỷ chung người lính giật mình. Cái giật mình nối quá khứ với hiện tại,giật mình vì đã nhận ra thái độ vô tình của mình đối với quá khứ. Cái giật mìnhcủa sự ăn năn hối lỗi,tự mình hoàn thiện mình hơn.
- Khổ thơ cuối có cấu trúc đối lập. Đối lập giữa vầng trăng đầy đặn thuỷ chung im lặng,nghiêm khắc với con người vô tình vô nghia thức tỉnh lương tâm. Cấu trúc đối lập ấy đã diễn tả những suy tư ngẫm ngợi của người lính về con người trong cuộc sống hiện tại trước vầng trăng 
- Từ cuộc đời thực của nhà thơ,từ hoàn cảnh ra đời của bài thơ có lẽ h/a’ người lính trong bài thơchính là h/ả của nhà thơ - một con người cũng đã từng là người lính sau chiến tranh trở về sống nơi thành phố phồn hoa.Từ những cảm nhận suy tư ấy,tác giả không chỉ tự nhắc nhở bản thân mà còn nhắc nhở mọi thế hệ phải luôn trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và giá trị truyền thống của dân tộc,thôi thúc con người nhớ về lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”của dân tộc.
- Bài thơ gieo vần cách,cả bài thơ chỉ có một dấu chấm kết thúc bài thơ và chỉ viết hoa chữ đầu tiên của mỗi khổ tạo sự liền mạch trong cảm xúc trào tuôn của nhà thơ
3. Đánh giá:
 H/s đánh giá những thành công về nội dung nghệ thuật của bài thơ sau đó nhấn mạnh nội dung đã định hướng ở đề bài.Có thể liên hệ với các bài thơ khác cùng thời kì.
- Bài thơ có giọng điệu tâm tình,tưn nhiênkhi tha thiết lúc trầm lắng suy tư.Thể thơ năm chữ sáng tạo,gieo vần cách,sử dụng linh hoạt h/a’so sánh,ẩn dụ,nhân hoá...Bài thơ mang đán dấp một câu chuyện nhỏđược kể theo trình tự thời gian...
- Bài thơ là tiếng lòng suy ngẫm của nhà thơ về quá khứ tốt đẹp của dân tộc,nhắc nhở mọi người về cội nguồn,về lẽ sống thuỷ chung với quê hương,với chính mình...
- Bài thơ “ánh trăng” đã cùng với các bài thơ khác như : “ Sang thu” của Hữu Thỉnh... cho ta những kinh nghiệm sống thật đáng quí .
C. Kết bài:
Học sinh nhấn mạnh vấn đề vừa nghị luận và liên hệ bản thân.
*Lưu ý: Bài viết của h/s sai từ 7-10 lỗi chính tả,lỗi câu hoặc lỗi diễn đạt,giám khảo trừ 0,25 điểm.
*Lưu ý chung:Sau khi chấm điểm từng câu,giám khảo cần cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí,đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm,không làm tròn.
----------------HếT--------------------
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 Trực Đại, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Ban giám hiệu duyệt
Người ra đề
1, Bùi Thị Lan
2, Vũ Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTDAI.doc