Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (chuyên) thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (chuyên) thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (chuyên) thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
UBND TỈNH HÀ NAM 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (1,0 điểm)
	Giải nghĩa và phân tích giá trị biểu cảm của từ đi trong đoạn thơ sau:
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi(1) trọn kiếp con người
vẫn không đi(2) hết mấy lời mẹ ru.
	(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa... – Nguyễn Duy)
Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc câu thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
	Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
a) Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? (0,5 điểm)
b) Chỉ ra nghĩa tường minh và hàm ý của câu thơ trên. (0,75 điểm)
c) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong câu thơ trên. (0,75 điểm)
Câu 3 (3,0 điểm)
Người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn.
Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Câu 4 (4,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập hai viết: Truyện viết về chiến tranh... nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
Bằng những cảm nhận về tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---HẾT---
Họ và tên thí sinh:.............................................. Số báo danh:................................
Giám thị 1...........................................................Giám thị 2....................................
UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN 
CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Năm học: 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn (Chuyên)
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích các bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
B. Đáp án và thang điểm
 Câu 1 (1,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
Giải nghĩa từ đi:
- Đi (1): trải qua, từng trải, chiêm nghiệm.
- Đi (2): hiểu được, ý thức được.
0,25
0,25
Phân tích giá trị biểu cảm của từ đi: thể hiện sự trăn trở, day dứt, thấm thía và tình cảm tôn kính, ngợi ca, biết ơn,  của người con dành cho mẹ.
0,5
 Câu 2 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
a
Đoạn thơ trích trong tác phẩm Nói với con
0,25
Tác giả Y Phương (Hứa Vĩnh Sước)
0,25
b
Nghĩa tường minh: Hoạt động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình” lao động vất vả, cực nhọc để tồn tại.
0,25
 Hàm ý: Khái quát về tinh thần tự lực, tự cường, ý thức tự tôn dân tộc, bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.
0,5
c
Về nội dung: trình bày suy nghĩ về vấn đề tác giả đặt ra trong câu thơ: tinh thần tự lực, tự cường, ý thức tự tôn dân tộc, bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Về hình thức: viết đủ số dòng, trình bày đoạn văn đảm bảo tính liên kết, có cảm xúc,
0,75
Lưu ý: 
- Học sinh có thể chỉ trình bày một khía cạnh nhỏ của vấn đề nhưng sâu sắc vẫn cho điểm tối đa.
- Nếu học sinh viết đúng nội dung nhưng trình bày không đảm bảo số dòng quy định, không đúng hình thức một đoạn văn thì cho điểm tối đa không quá ½ số điểm quy định.
Câu 3 (3,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục rõ ràng, biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. Đảm bảo độ dài theo quy định.
* Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
Nêu vấn đề: Người quan trọng nhất trong cuộc sống của em là ai.
Lí giải vì sao đó là người quan trọng nhất, khẳng định ý nghĩa, vai trò, những ảnh hưởng, tác động của người đó đối với bản thân; phân tích những biểu hiện cụ thể. 
Phê phán những quan niệm trái chiều, lệch lạc với vấn đề được trình bày.
Liên hệ, rút ra bài học đối với bản thân.
Đánh giá chung:
Lưu ý: Đây là đề bài theo hướng mở nên cần tôn trọng những quan điểm, cách nhìn và những kiến giải riêng của học sinh
* Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Điểm 2: Đáp ứng được phần lớn yêu cầu trên, mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, 
- Điểm 0: Không làm được bài, lạc đề.
Câu 4 (4,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học. Biết vận dụng thành thạo các thao tác lập luận, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
 Giới thiệu vấn đề nghị luận: 
0,25
 Giải thích nhận định: 
- Truyện viết về chiến tranh: đề cập đến đề tài của tác phẩm, viết về cuộc sống, con người trong chiến tranh.
-  nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con nguời trong chiến tranh: đề cập đến chủ đề của tác phẩm, ngợi ca những phẩm chất của con người trong chiến tranh thông qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
0,25
 Phân tích, chứng minh:
3,25
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ, hiểm nguy:
+ Cuéc kháng chiÕn chống Mĩ ở giai đoạn gay go, khốc liÖt nhất.
+ Cao điểmTrường Sơn, nơi bom đạn khốc liệt, thiên nhiên khắc nghiệt.
+ Công việc đặc biệt nguy hiểm. 
0,5
- Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng:
2,75
+ Vẻ đẹp trẻ trung, tâm hồn trong sáng, lãng mạn của tuổi trẻ không thứ bom đạn nào của kẻ thù có thể tàn phá và hủy diệt nổi.
0,75
+ Sống có lí tưởng cao đẹp; dũng cảm, can trường; tinh thần trách nhiệm cao; trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
0,75
+ Tình đồng chí, đồng đội đoàn kết, gắn bó thắm thiết như tình cảm gia đình ruột thịt. 
0,75
- Nghệ thuật: 
+ Giàu chất trữ tình, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế.
 + Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
 + Ngôn ngữ giọng điệu trẻ trung, giàu tính khẩu ngữ, có chất nữ tính.
0,5
Đánh giá :
- C¶m nghÜ về thÕ hÖ trÎ ViÖt Nam trong sù nghiÖp bảo vệ Tổ quốc được khắc họa qua văn bản: 
 + Là biểu tượng của tuổi trẻ Việt trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước góp phần quan trọng trong sự nghiệp thống nhất nước nhà.
- Liên hệ trách nhiệm bản thân, định hướng hành động trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
0,25
Lưu ý: Học sinh phải biết bám sát vào văn bản, lựa chọn dẫn chứng phù hợp; biết phát hiện, rung động và bình những hình ảnh, chi tiết để làm nổi bật vấn đề nghị luận. Nếu học sinh sa vào kể lể họặc phân tích đơn thuần tác phẩm chỉ cho tối đa không quá nửa số điểm. 
--- HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_VAO_LOP_10_CHUYEN_TINH_HA_NAM_20152016.doc