Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn - lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1768Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn - lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn - lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016 
QUẢNG NGÃI	MÔN NGỮ VĂN- LỚP 9
 Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần I. Đọc- hiểu: (3 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. 
	(Lê Minh Khuê- Những ngôi so xa xôi)
Câu 1. Nêu những phương thức biểu đạt chình trong đoạn trích
Câu 2. Phần gạch chân trong đoạn trích trên là thành phần biệt lập gì?
Câu 3. Chỉ từ ngữ thực hiện phép thế trong hai câu: Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
Câu 4. “Chúng tôi” được nói đến trong đoạn trích trên là những nhân vật nào? 
Câu 5. Tìm các câu rút gọn trong đoạn trích.
Câu 1: (2 điểm)
	Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) nói về tinh thần tự học.
Câu 2: (5 điểm)
	Cảm nhận của em vể đoan thơ sau:
	Con ở miền Nam ra thăm lặng Bác
	Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
	Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
	Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết thành tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
	(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
 ...Hết..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016 
QUẢNG NGÃI	MÔN NGỮ VĂN- LỚP 9
 Thời gian làm bài: 90 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hương dẫn chấm này có 3 trang)
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) 
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là tự sự. 
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 2. Phần gạch chân (Dường như) là thành phần tình thái. 
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên hoặc có thể trả lời: tình thái . 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 3. Từ ngữ thực hiện phép thế là: Nó 
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên . 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.. 
Câu 4. “Chúng tôi” được nói đến trong đoạn trích là những nhân vật: Nho, Thao, Phương Định. (Hoặc trả lời: những cô gái thanh niên xung phong). 
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên. 
- Điểm 0,25: Chỉ trả lời đúng được một hoặc hai nhân vật. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 5. Câu rút gọn là : Quen rồi. / Ngày nào ít ba lần
- Điểm 1,0: Trả lời đúng hai câu trên. 
- Điểm 0,5: Chỉ trả lời đúng được một trong hai câu trên. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
* Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng kiến thức đời sống và kĩ năng về dạng văn nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đoạn văn phải có kết cấu rõ ràng, viết đúng chủ đề; đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; đảm bảo đúng số câu. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm): Suy nghĩ của bản thân về tinh thần tự học.
- Điểm 0,5: Đảm bảo đúng yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Xác định không đúng vấn đề nghị luận. 
b. Triển khai luận điểm một cách hợp lí, đúng với kiểu văn bản nghị luận (1.0 điểm): 
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả các cách đều phải đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức; cần thực hiện được các ý theo định hướng sau: nêu vai trò, ý nghĩa của tinh thần tự học, rút ra bài học cho bản thân. 
- Điểm 1,0: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, đồng thời khuyến khích những ý có sáng tạo nhưng phải hợp lí. 
- Điểm 0,75: Đảm bảo được các ý cơ bản nhưng còn mắc lỗi liên kết. 
- Điểm 0,5: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên. –
 Điểm 0,25: Có được một vài ý đúng nhưng chưa biết cách triển khai luận điểm và còn mắc lỗi liên kết. 
- Điểm 0: Không đảm bảo các yêu cầu trên. 
c. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,25 điểm) 
- Điểm 0,25: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Mắc một trong các lỗi: diễn đạt, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
d. Viết đúng một đoạn văn và đúng số câu yêu cầu (7-10 câu). (0,25 điểm) 
- Điểm 0,25: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Viết hơn một đoạn hoặc thừa; thiếu số câu theo yêu cầu. 
Câu 2. (5,0 điểm) 
* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; luận điểm chính xác; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; trình bày đẹp. 
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu nêu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu phần Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài hoặc cả bài chỉ có một đoạn văn. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Cảm nhận được lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác. Nêu được những đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích như: giọng điệu, hình ảnh và ngôn ngữ... 
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. 
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận phân tích, so sánh... để triển khai các luận điểm. (3,0 điểm) 
- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau: 
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (đoạn trích). 
+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, đồng thời nói lên tình cảm của bản thân. 
+ + Khổ thơ thứ nhất: 
+ + + Câu thơ mở đầu: Như một lời thông báo, giọng điệu trang nghiêm, tha thiết phù hợp với cảm xúc của người con miền Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác. 
+ + + Hình ảnh ẩn dụ: “ Hàng tre” thân thuộc của làng quê Việt Nam, là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”...
 + + Khổ thơ thứ 2: 
+ + + Được tạo nên từ hai cặp câu với hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. “Mặt trời trong lăng” nói lên sự vĩ đại của Bác, biểu hiện sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác. 
+ + + “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là những hình ảnh tu từ đặc sắc, sáng tạo, thể hiện lòng thành kính của nhân dân với Bác. 
+ Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. 
+Nêu suy nghĩ của bản thân... 
- Điểm 2,0 – 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, bình...) trình bày chưa được đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. 
- Điểm 1,0 – 1,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25 – 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
d. Sáng tạo. (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt. 
- Điểm 0,25: Diễn đạt còn hạn chế. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không nêu suy nghĩ bản thân. 
e. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5 : Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
- Điểm 0,25 : Mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
- Điểm 0 : Mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
Chú ý: Trên đây là những gợi ý chung, giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...

Tài liệu đính kèm:

  • docxKiem_tra_Ngu_van_9_HK_II.docx