Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015
UBND HUYỆN HOÀI NHƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: NGỮ VĂN 9 (thời gian: 90 phút)
Năm học: 2014-2015
Trường THCS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp:. . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . . . . . .
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách
"- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Đường cắt phách- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
Câu 1: (0,25 điểm)
Bài văn "Bàn về đọc sách " của tác giả nào?
A. Nguyễn Thiếp 	 	B. Chu Quang Tiềm	
C. Nguyễn Quang Sáng	D. Hoài Thanh
Câu 2: (0,25 điểm)
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong văn bản "Con cò" của Chế Lan Viên là:
A. Hình ảnh người nông dân vất vả.
B. Hình ảnh người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn, giàu đức hy sinh.
C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
D. Là nhân vật trữ tình chính trong ca dao.
Câu 3: (0,5 điểm)
Trong những câu dưới, câu nào có thành phần khởi ngữ?
A. Tôi đọc quyển sách này rồi.	B. Quyển sách này tôi đọc rồi.
C. Nghèo, tôi đã hết nghèo.	D. Tôi vừa làm xong bài tập.
Câu 4: (0,25 điểm)
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống của thế hệ thanh niên. Đúng hay sai?
A. Đúng 	B. Sai 
Câu 5: (0,25 điểm)
Khởi ngữ là thành phần biệt lập của câu. Đúng hay sai?
 A. Đúng 	 B. Sai 
Câu 6: (0,5 điểm)
Điền từ để hoàn thành khái niêm: 
a, Khởi ngữ là thành phàn câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên .............được nói đến trong câu.
	b, Thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được 
nói đến trong câu. 
Câu 7: (1 điểm)
Ghép tên các thành phần biệt lập với công dụng của nó:
A. Thành phần biệt lập
B. Công dụng (được dùng để)
Ghép A với B
1, Thành phần tình thái
a, bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
1, 
2, Thành phần cảm thán
b, thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
2,
3, Thành phần gọi - đáp
c, bộc lộ tâm lý của người nói
3,
4, Thành phần phụ chú
d, nêu đề tài nói đến trong câu
4,
e, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
 "
Câu 8: (2 điểm)
 	a, Thế nào là nghĩa tường minh? Hàm ý?
 	b, Đọc mẫu chuyện ngắn sau và trả lời câu hỏi:
 	Mẹ
Ba thằng bạn ngồi với nhau kể những chuyện buồn vì Mẹ
- Mẹ tao không cho tiền tiêu vặt, thật là chán!
- Online 1 tí đã bị mẹ mắng, bực thật!
Thằng thứ ba vẫn im lặng, chưa bao giờ nghe nó kể chuyện buồn vì mẹ cả.
- Thế Mẹ mày có làm gì mày buồn không? - Thằng thứ nhất hỏi.
- Không! Hồi Mẹ tao còn sống, Mẹ toàn làm cho tao vui thôi – thằng thứ ba trả lời.
Nó lại cười. Nụ cười rưng rưng.
	Chỉ ra hàm ý trong câu trả lời của thằng thứ ba?
Câu 9: (5 điểm)
	"Nói với con" - áng thơ tinh tế, sâu sắc về tình cảm gia đình, tình quê hương của nhà thơ Y Phương.
Bài làm:
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9- HK2/ 14- 15:
I. Từ câu 1 đến câu 7: (3 điểm)
Câu
Mức đầy đủ
Mức chưa đầy đủ
Mức không tính điểm
1
Đáp án B (0,25 đ)
Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
2
Đáp án C (0,25 đ)
Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
3
Đáp án B, C (0,5 đ)
Đúng ý nào tính điểm ý đó, mỗi ý 0,25 điểm
Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
4
Đáp án B (0,25 đ)
Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
5
Đáp án B (0,25 đ)
Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
6a
đề tài (0,25 đ)
Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
6b
tình thái (0,25 đ)
Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
7
1-b, 2-c, 3-e, 4-a (1 đ)
Đúng ý nào tính điểm ý đó, mỗi ý 0,25 điểm
Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 8: (2 điểm) 
Câu 8a: (1 điểm)
- Mức đầy đủ: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 - Mức chưa đầy đủ: Đúng nội dung nào tính điểm nội dung đó. Đúng một nội dung: 0,5 điểm. 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 8b: (1 điểm)
- Mức đầy đủ: Hàm ý trong câu trả lời của thằng thứ ba:
	+ Mẹ nó đã chết.
+ Tình yêu thương mẹ giúp ta thấy được tất cả những gì mẹ dành cho ta đều tốt đẹp.
 - Mức chưa đầy đủ: Đúng ý nào tính điểm ý đó. Đúng một ý: 0,5 điểm. Riêng hàm ý hai, học sinh có thể chỉ ra hàm ý khác, miễn sao có thể chấp nhận được thì tính 0,25 điểm.
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 9: (5 điểm)
	* Tiêu chí về nội dung các phần bài viết: (3,5 điểm)
1. Mở bài: (0,5 điểm)
	- Mức tối đa: HS biết dẫn dắt để giới thiệu vấn đề nghị luận “Nói với con - áng thơ tinh tế, sâu sắc về tình cảm gia đình, tình quê hương của nhà thơ Y Phương” một cách tự nhiên, tạo được ấn tượng. 
	- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Có thể mắc vài lỗi về diễn đạt, dùng từ 
	- Không đạt: Lạc đề hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (2,5 điểm)
	Các ý chính cần thể hiện:
1.Người cha nói với con một cách nhẹ nhàng, tinh tế, sâu sắc về cội nguồn sinh dưỡng, hạnh phúc của mỗi người:
Nhà thơ khẳng định cội nguồn sự sống và hạnh phúc của mỗi người là gia đình và quê hương:
- Nói với con về gia đình: con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của gia đình:
+ Nhịp thơ 2/3, câu thơ có cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại tạo ra được âm điệu vui tươi, quán quýt gợi không khí gia đình đầm ấm, yên vui, đầy ắp tiếng nói tiếng cười: chân phải – chân trái, một bước – hai bước, tiếng nói – tiếng cười
+ Đằng sau những lời nói và hình ảnh cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lướn lao hơn: con được sinh ra trong tình yêu và hạnh phúc, niềm mong đợi của cha mẹ và lớn lên bằng tình yêu thương, sự nâng đón, vỗ về, chờ mong của cha mẹ. 
- Nói với con về quê hương:
+ Con người quê hương thật đáng yêu, luôn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, có niềm tin vào vẻ đẹp bất tận của cuộc sống (đan lờ cài nan hoa/vách nhà ken câu hát); sống tình nghĩa, nhân hậu, có trách nhiệm với nhau (con đường cho những tấm lòng).
	+ Núi rừng quê hương đẹp tươi, thơ mộng (rừng cho hoa).
Nghệ thuật nhân hoá cho “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho” để khẳng định một cách tinh tế, sâu sắc lối sống tình nghĩa, gắn bó hoà quyện với thiên nhiên của “người đồng mình” để nhắc nhở con rằng: gia đình và quê hương là nguồn cội làm nên sự sống, sức sống và hạnh phúc của mỗi người..
2. Nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha:
- Nhà thơ dùng những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên như: sông, suối, thác, ghềnh để khái quát về những khó khăn, gian khổ và sức mạnh vượt qua khó khăn ấy của con người quê mình.
- Các điệp ngữ: không chê, không lo, cách nói tha thiết “vẫn muốn” và cặp từ trái nghĩa“lên – xuống” để khẳng định sức mạnh của “người đồng mình”. 
-> Thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc niềm tự hào về con người quê hương mộc mạc mà giàu nghị lực, niềm tin, kiên trì, nhẫn nại để làm nên bản sắc con người và văn hoá độc đáo cuẩ quê hương.
- Sự tinh tế còn được thể hiện qua giọng điệu như lời thủ thỉ tâm tình chân tình, trìu mến, ân cần ( “con ơi”, “nghe con”).
=> Bài thơ “Nói với con” của Y Phương là khúc tâm tình, là tiếng lòng tha thiết về tình cảm gia đình, về tình yêu  và niềm tự hào đối với quê hương. Do vậy, nói với con cũng là để nói với chính mình và nói với mọi người. Thông điệp này được thể hiện một cách tự nhiên, tinh tế và sâu sắc.
	- Mức tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
	- Mức chưa tối đa: (1,5 điểm): Thể hiện tương đối các nội dung trên, có thể hiện được nội dung cần nghị luận..
	- Mức chưa tối đa: (0,5 điểm): Còn thiếu một số ý, nội dung còn hời hợt, sơ sài.
	- Không đạt: Lạc đề, thể hiện không đúng nội dung văn bản.
3. Kết bài: (0,5 điểm)
	- Mức tối đa: Nêu được ấn tượng, khẳng định giá trị của bài thơ.
	- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Nội dung còn mang tính chung chung. Có thể mắc vài lỗi về diễn đạt, dùng từ 
	- Không đạt: Lạc đề hoặc không có kết bài.
* Các tiêu chí khác: (1,5 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm)
	- Mức tối đa: Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần, biết phân đoạn, tách ý và sắp xếp ý một cách hợp lý, các đoạn liên kết chặt chẽ, biết duy trì từ ngữ chủ đề, chữ viết rõ ràng.
	- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Thể hiện được bố cục 3 phần, sắp xếp ý một cách hợp lý, các đoạn có sự liên kết, chữ viết rõ ràng, có mắc một số lỗi.
	- Không đạt: Chưa hoàn thiện bố cục, phân đoạn, tách ý và sắp xếp ý chưa hợp lý, các đoạn thiếu liên kết, chữ viết không rõ ràng, mắc nhiều loại lỗi.
2. Sáng tạo: (1 điểm)
- Mức đầy đủ: Biết kết hợp các yếu tố một cách nhuần nhuyễn; dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mạch lập luận và cảm xúc, giọng văn thích hợp với giọng điệu bài thơ.
- Mức chưa đầy đủ: (0,5 điểm) HS đạt ½ các ý trên.
- Mức chưa đầy đủ: (0,25 điểm) HS đạt một trong các ý trên.
- Không đạt: Những yếu tố trên không được thể hiện trong bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docKTHK2_1415_VAN_9.doc