Đề 4 thi vào lớp 10 thpt năm học : 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 4 thi vào lớp 10 thpt năm học : 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4 thi vào lớp 10 thpt năm học : 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÍ HIỆU 
.
ĐỀ THIVÀO LỚP 10 THPT
Năm học : 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 08 câu, 02 trang)
Phần I Trắc nghiệm 
 Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Tình cảm nào của tác giả không thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh.
 A Nhớ về quê hương với tình cảm buồn bã dau xót.
 B Yêu quê hương,trân trọng tự hào về quê hương.
 C Gắn bó với cuộc sống,con người nơi quê hương.
 D Nỗi nhớ tha thiết khi xa quê.
 E Nhớ về quê hương trong ân hận day dứt. 
Câu 2 Nhà thơ Tế Hanh đã so sánh cánh buồm với hình ảnh nào?
 A Con tuấn mã
 B Mảnh hồn làng
 C Dân làng
 D Quê hương
Câu 3 Các hình ảnh nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ: Khi con tu hú
 A Lúa mùa 
 B Trời xanh.
 C Nắng vàng.
 D Con tu hú.
 E Diều sáo
Câu 4 Điền cụm từ nào vào chỗ trống trong câu văn sau để có câu nhận xét đầy đủ về cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu của bài thơ “Khi con tu hú”:
 Bằng tưởng tưởng tượng nhà thơ đã khắc họa sinh động một bức tranh mùa hè ..
 A . Tràn ngâp âm thanh.
 B Có sắc màu tươi sáng.
 C Náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu.
 D Ảm đạm,ủ ê.
 Cho đoạn thơ sau:
 “ Trăng cứ tròn vành vạnh 
 Kể chi người vô tình
 Ánh trăng im phăng phắc 
 Đủ cho ta giật mình.”
Câu 5
 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào?của ai?
Câu 6
 Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Câu 7 Từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan em đã chuẩn bị cho mình hành trang gì khi vào cuộc sống?
Phần II Tự luận 
 Câu 1 (3đ) 
Cảm nhận của em về ba câu thơ cuối của bài thơ “ Đồng Chí” của Chính Hữu 
	“ Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
 Đầu súng trăng treo.”
 Câu 2(4đ)
 Vẻ đẹp trong chân dung nhân vật anh thanh niên trong 30’gặp gỡ tình cờ giữa ba nhân vật anh thanh niên,ông họa sĩ,cô kĩ sư trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
	***********Hết************
MÃ KÍ HIỆU
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2015-2016
MÔN:NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Phần I Trắc nghiệm khách quan.
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
 Câu 1
 Câu 2
 Câu 3
Câu 4
 A,E
 B
 A,C
 C
Câu 5 (0,5)
 a. Bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy (0.5đ)
 Câu 6 (0,5)
b. Năm 1978. (0.5đ)
Câu 7.(1đ)
Đoạn văn ngắn từ 3-5 câu .
 Đúng hình thức,đủ số câu (0,25) 
 Nội dung (0,75):
 Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 Chuẩn bị cho mình hành trang tri thức,kĩ năng sống,sức khỏe,cần khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh vốn có của người Việt Nam.
Phần tự luận: 
 Câu 1: Cảm nhận về 3 câu thơ cuối của bài thơ “Đồng Chí”( 3đ)
Tiêu chí 
Yêu cầu cần đạt 
Thang điểm
Hình thức 
Bố cục rõ ràng,hệ thống luận điểm chặt chẽ.
Diễn đạt câu rõ ràng,câu và chữ đúng văn phạm.
0,25
Nội dung
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt chuẩn kiến thưc sau:
1.Giới thiệu 
 - Tác giả Chính Hữu,bài thơ Đồng Chí
 - Vị trí đoạn trích,cảm xúc chủ đạo.
2. Cảm nhận về khổ thơ:(2,25)
 *Ba câu thơ là biểu tượng đẹp nhất về tình đồng chí đồng đội cao đẹp được tạo nên bằng cảm hứng hiện thực và lãng mạn,được nâng lên thành hình ảnh biểu tượng vừa chân thực vừ gợi cảm.
a. Cảm hứng hiện thực 
 + Hình ảnh người lính trong phiên canh gác,hiện thực bởi có thời gian,không gian,địa điểm : Thời gian,không gian đêm,địa điểm rừng hoang sương muối..
b. Cảm hứng lãng mạn: Vẻ đẹp tuyệt vời trong tâm hồn người lính.
- Hình ảnh súng và trăng .
Sự hòa quyện tuyệt vời được năng lên thành biểu tượng: Trăng là hình ảnh của cuộc sống thanh bình,là biểu tượng của vẻ đẹp trong tâm hồn người lính,sự liên tưởng phong phú 
-Nhịp thơ 2/2,hình ảnh thơ giàu sáng tạo.. 
3. Đánh giá,liên hệ
0.25
1
0.25
 Điểm tối đa 3đ: Bố cục bài rõ ràng,diễn đạt tốt, Hệ thống luận điểm lập luận chặt chẽ,có liên hệ tích hợp .
 Đạt được 2/3 yêu cầu: 2đ
 Bố cục rõ ràng ,hệ thống luận điểm không rõ ràng,lập luận và diễn đạt còn yếu( 1đ)
 Bài lạc đề( Không chấm điểm)
Câu 2(4đ) 
 Vẻ đẹp trong chân dung nhân vật anh thanh niên trong 30’ gặp gỡ tình cờ gữa 3 nhân vật: Anh thanh niên,ông họa sĩ,cô kĩ sư.
Tiêu chí 
Yêu cầu cần đạt 
Thang điểm
Hình thức 
Bố cục rõ ràng,hệ thống luận điểm chặt chẽ.
Diễn đạt câu rõ ràng,câu và chữ đúng văn phạm.
0.25
Nội dung
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt chuẩn kiến thưc sau:
1.Giới thiệu 
 - Tác giả Nguyễn thành Long,tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”
 - Chân dung nhân vật anh thanh niên trong 30’gặp gỡ tình cờ.
0.5
2. Vẻ đẹp của nhân vật
 a. Qua 30’ gặp gỡ tình cờ của 3 nhân vật trên đỉnh Yên Sơn cảm nhận ở anh những nét đẹp sau:
 * Anh kể về công việc bằng tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
 “ Rét bác ạ..” “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chét mất.”
 * Anh luôn có những suy nghĩ đúng đắn về công việc của mình.
 “ Mình sống để làm gì?.......”
 * Anh luôn chân thành,cởi mở và khiêm tốn”
1.75
 b. Vẻ đẹp của anh là vẻ đẹp của con người mới trong dựng xây chủ nghĩa xã hội
0.5
 c. nghệ thuật: Khắc họa chân dung nhân vật.
0.5
 3. Đánh giá,khẳng định.
0.5
 Điểm tối đa 4đ: Bố cục bài rõ ràng,diễn đạt tốt, Hệ thống luận điểm lập luận chặt chẽ,có liên hệ tích hợp .
 Đạt được 2/3 yêu cầu: 3đ
 Bố cục rõ ràng ,hệ thống luận điểm không rõ ràng,lập luận và diễn đạt còn yếu( 1.5đ)
 Bài lạc đề( Không chấm điểm)
	**************************************
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI: DE LOP 10 2015-2016
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG.

Tài liệu đính kèm:

  • docV15.doc