Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên khóa ngày: 1/7/2010 môn thi: Hóa học (dành cho lớp 10 chuyên hóa)

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1227Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên khóa ngày: 1/7/2010 môn thi: Hóa học (dành cho lớp 10 chuyên hóa)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên khóa ngày: 1/7/2010 môn thi: Hóa học (dành cho lớp 10 chuyên hóa)
UBND TỈNH AN GIANG
Sở Giáo Dục & Đào Tạo
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Gồm có 1 trang)
----------------------
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
KHÓA NGÀY: 1/7/2010
MÔN THI: HÓA HỌC (Dành cho lớp 10 chuyên Hóa)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Bài 1: (1,5 điểm): Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng
H2S + O2 š A (r) + B
A + O2 š C #
MnO2 + HCl š D#+ E + B
C# + D# + B š F + G
Ba + G š HŒ + I#
D# + I# š F#
Bài 2: (1.5 điểm)
Cho hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu tác dụng vừa đủ với khí clo dư thu được 59,5 gam hỗn hợp muối. Nếu hòa tan hoàn toàn lượng kim loại trên cần V (ml) dung dịch HCl 10% (d = 1,14 g/ml) và thu được 25,4 gam muối.
Tính phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Tính V
Bài 3: (1,5 điểm)
	Chất hữu cơ A có hai nguyên tố. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam chất A thu được 10,8 gam H2O.
Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 30 gam/mol.
Viết công thức cấu tạo của A? Chất A có làm mất màu dung dịch brom không? Giải thích tại sao?
Cho biết A có những tính chất hóa học nào? Viết phương trình phản ứng cho các tính chất hóa học đó?
Bài 4: (1,5 điểm)
Cho 30,3 dung dịch rượu etylic trong nước tác dụng với natri dư thu được 8,4 lít khí (đktc). Xác định độ rượu.
Cho biết: - Khối lượng riêng của rượu etylic tinh khiết là 0,8 g/ml
- Khối lượng riêng của nước tinh khiết là 1 g/ml	
Bài 5: (2,0 điểm)
(1,5 điểm) Trộn 3 oxit kim loại là FeO, CuO, MO (M chỉ có hóa trị 2) theo tỉ lệ mol là 5:3:1 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí hiđro dư qua 11,52 gam A đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hòa tan hết B cần 450 ml dung dịch HNO3 1,2M thu được V (lít) khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat của kim loại. Xác định kim loại M và tính V
(0,5 điểm) Khi cho dung dịch chứa 36,5 gam HCl tác dụng với dung dịch chứa 40 gam NaOH thấy tỏa ra một lượng nhiệt là 57 kJ. Nếu cho 150 gam dung dịch H2SO4 10% tác dụng với 50 gam dung dịch KOH 11,2% thì lượng nhiệt tỏa ra là bao nhiêu?
Bài 6: (2,0 điểm)
(1,0 điểm) Một hiđrocacbon ở thể khí tác dụng brom (điều kiện thích hợp) tạo ra hỗn hợp B chứa một số dẫn xuất brom. Trong số các dẫn xuất đó thì dẫn xuất chứa nhiều brom nhất có khối lượng phân tử bằng 188 đvC (hay 188u). Tìm các công thức phân tử và công thức cấu tạo các chất có trong B.
(0,5 điểm) Protein được tạo ra từ các aminoaxit, mỗi phân tử aminoaxit tạo thành một “mắc xích” trong phân tử protein. Các phân tử aminoaxit kết hợp với nhau bằng cách tách nhóm –OH của nhóm –COOH và –H của nhóm –NH2. Viết các công thức cấu tạo của protein đơn giản nhất trong đó có mặt đồng thời 2 gốc ∝-aminoaxit (còn được gọi là đipeptit) cho dưới đây:
1. Axit aminoaxetic: H2N –CH2- COOH 
 (glyxin)
và 2. Axit - ∝- aminopropionic:
 (alanin)
CH3 – C H – COOH
             |        
            NH2
(0,5 điểm) Một axit hữu cơ (B) đơn chức (trong phân tử chỉ có 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất (B) thu được 8,8 gam khí cacbonic. Axit hữu cơ (A) đơn chức có ít hơn (B) một nguyên tử cacbon trong phân tử. Axit (A) ngoài các tính chất hóa học giống axit (B) còn có tính chất hóa học giống một trong số các tính chất hóa học của glucozo.Cho biết trong phân tử axit (A) có nhóm nguyên tử nào gây ra tính chất hóa học giống một trong số các tính chất hóa học của glucozo
--------Hết-------
(Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào)

Tài liệu đính kèm:

  • docxCHUYEN_THOAI_NGOC_HAU_2010.docx