SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN LỚP 10 THPT CHUYÊN HẢI PHÒNG Năm học 2010 - 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Chú ý: - Đề thi gồm 2 trang. Học sinh làm bài ra tờ giấy thi. - Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 1: (1,5 điểm) Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học (nếu có) cho các thí nghiệm sau: 1/ Cho dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm có sẵn một ít bột MnO2, đun nhẹ. 2/ Cho khoảng 2 ml benzen vào ống nghiệm chứa 2 ml nước brom, lắc nhẹ. 3/ Đưa muỗng sắt đựng natri nóng chảy vào lọ đựng khí clo. 4/ Nhỏ từ từ dung dịch FeSO4 vào dung dịch thuốc tím có lẫn axit sufuric đến dư. 5/ Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo dư ra ánh sáng, sau một thời gian, cho một ít nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím. 6/ Cho từ từ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ca(HCO3)2. Câu 2: (2 điểm) 1/ Cho propilen tác dụng với Cl2 trong điều kiện thích hợp theo tỉ lệ mol 1:1 thu được chất hữu cơ A là sản phẩm chính. Đun nóng A trong nước thu được chất B. Oxi hóa B thu được chất C. Chất C tác dụng được với Na, NaOH, HBr và làm đổi màu quỳ tím. Khi cho C tác dụng với KHCO3 vừa đủ sau đó cô cạn thì thu được chất hữu cơ D. Khi cho D tác dụng với KOH rắn ở nhiệt độ cao có xúc tác CaO thu được một hidrocacbon có tỉ khối so với He bằng 7. Hãy xác định công thức cấu tạo các chất A, B, C, D và viết phản ứng minh họa. 2/ Một lọ hóa chất dùng dở và bị mất nhãn chứa một trong các chất sau: NaHCO3, K2CO3, Na2SO3, Na3PO4, NaCl, Na2CO3, KHCO3, NaHSO3, CaCO3, BaCO3. Một học sinh lấy mẫu hóa chất trên và lần lượt tiến hành nhiều thí nghiệm, trong đó có các thí nghiệm sau : - Làm ngọn lửa không màu nhuộm màu vàng. - Phản ứng với dung dịch axit mạnh tạo khí không màu, làm vẩn đục nước vôi trong. a. Hóa chất nào đựng trong lọ trên ? b. Bổ sung thêm thí nghiệm để xác định chính xác hóa chất đã chọn ở phần a. Câu 3: (2 điểm) 1/ Hỗn hợp khí X ở điều kiện thường gồm hiđro và một hiđrocacbon A. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X có: - = = nA. Cho X qua ống đựng bột Ni nung nóng, sau một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 = 23,2. Xác định công thức của A và tính hiệu suất của phản ứng. 2/ Cho 20,7 gam hỗn hợp CaCO3 và K2CO3 phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Sục toàn bộ khí Y từ từ vào dung dịch chỉ chứa 0,18 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Hãy xác định giá trị của m. Câu 4: ( 2,5 điểm) Nung 26,8 gam hỗn hợp X gồm muối cabonat của một kim loại kiềm và muối MCO3 (M có hóa trị không đổi) đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam chất rắn A. Cho A vào lượng nước dư thấy còn một phần chất rắn không tan B, lọc lấy B, sấy khô cân được 10 gam. Mặt khác nếu cho cùng lượng hỗn hợp X nói trên vào dung dịch H2SO4 lấy dư thấy thoát ra 6,72 lít CO2 (đktc). Biết M là một trong các kim loại sau: Mg; Ca; Ba; Cu; Ni; Zn; Fe, Pd, Al. Xác định các chất có trong X. Câu 5: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X bằng 25,2 lít không khí (O2 chiếm 20% thể tích, còn lại là N2) vừa đủ, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy gồm cacbonic, hidro clorua, hơi nước và khí nitơ. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng dung dịch AgNO3 dư, bình 2 chứa nước vôi trong dư và bình 3 chứa H2SO4 đặc mắc nối tiếp với nhau. Kết quả thu được khối lượng bình 1 tăng 5,075 gam và có 7,175 gam kết tủa; khối lượng bình 2 tăng 7,6 gam và có 15 gam kết tủa; khối lượng bình 3 tăng 0,25 gam, khí duy nhất thoát khỏi bình 3 có thể tích 21,28 lít. Biết X có khối lượng phân tử nhỏ hơn 150 đvC và thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định công thức phân tử chất X. -----Hết----- Họ tên học sinh: , Giám thị 1: Số báo danh: .., Giám thị 2:
Tài liệu đính kèm: