ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 07 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108. Trong các chất sau chất nào là chất điện li yếu A. HI. B. CH3OH. C. H2S. D. HNO3. Amino axit có 6 nguyên tử cacbon là trong phân tử là A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin. Trong phòng thí nghiệm, kim loại K được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây? A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic. Khí X không màu, không mùi, sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, gây nên hiệu ứng nhà kính tăng cường. Khí X là A. H2S. B. CO. C. Cl2. D. CO2. Polime dùng để chế tạo vỏ dây điện có tên viết tắt PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. CH2=C(Cl)H. B. CH2=CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối nào sau đây? A. FeCl2. B. FeCl3. C. FeS. D. Mg(OH)2. Axit stearic là một axit béo có trong mỡ động vật và dầu thực vật. Công thức của axit stearic là A. C15H33COOH. B. C17H33COOH. C. C17H35COOH. D. C17H31COOH. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng? A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Fe. Số oxi hóa của sắt trong hợp chất Fe(NO3)3 là A. +1. B. +2. C. +3. D. +6. Chất nào sau đây tác dụng với kim loại K sinh ra khí H2? A. C4H9OH. B. CH3COOC2H5. C. C6H5CH3. D. CH4. X là kim loại chịu nhiệt rất cao thường được dùng sản xuất dây tóc bóng đèn. X là A. Au. B. Cr. C. Cu. D. W. Kim loại Al có thể tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây? A. NaCl. B. NaHCO3. C. H2SO4 đặc nguội. D. H2SO4 loãng. Để bảo vệ vỏ thép của tàu cá, người ta thường sử dụng một kim loại M để gắn vào phần vỏ tầu chìm trong nước biển. Kim loại M là A. Pt. B. Ag. C. Cu. D. Zn. Số nguyên tử hiđro trong phân tử etyl fomat là A. 4. B. 8. C. 6. D. 2. Phân tử chất nào sau đây chứa 2 nguyên tử nitơ? A. Alanin. B. Lysin. C. Glyxin. D. Axit glutamic. Amilozơ có mạch không nhánh có hàm lượng đáng kể trong gạo tẻ. Số nguyên tử cacbon ở một mắt xích trong phân tử amilozơ là A. 10. B. 12. C. 8. D. 9. Trong các kim loại Li, K, Na, Ba, Ca, Fe, Ni, Cu. Số kim loại hòa tan được trong nước là? A. 8. B. 6. C. 5. D. 7. Đun nước cứng tạm thời ta sẽ thấy ở đáy ấm đun thường có cặn. Cặn đó thường là A. CaSO4. B. Na2CO3. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2 Kim loại Fe hòa tan được trong dung dịch nào dưới đây? A. Na2CO3. B. NaOH. C. CuCl2. D. NaNO3. Khoáng vật boxit là một nguyên liệu quan trọng trong nghành công nghiệp luyện kim để sản xuất nhôm, có trữ lượng lớn ở khu vực tây nguyên. Thành phần chính của quặng boxit là A. Al2O3.nH2O. B. K2SO4.Al2O3.nH2O. C. Al(NO3)3.9H2O. D. Al(NO3)3.6H2O. Este X có công thức phân tử C3H6O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm natri fomiat và ancol Y. Công thức của Y là A. C3H5(OH)3. B. CH3OH. C. C3H7OH. D. C2H5OH. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Fructozơ bị thủy phân trong môi trường axit. B. Sacarozơ là chất lỏng ở nhiệt độ thường. C. Mantozơ thuộc loại monosaccarit. D. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2. Cho m gam hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 6,15. B. 12,60. C. 25,20. D. 31,35. Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 9,0. B. 54,0. C. 27,0. D. 13,5. Dung dịch dư nào sau đây tác dụng với Fe sinh ra muối sắt (II)? A. CuCl2. B. AgNO3 C. HNO3 loãng. D. H2SO4 đặc. Cho các tơ sau: Tơ visco, nilon-6, nilon-6,6, tơ tằm, nilon -7. Số tơ bán tổng hợp là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Để khử hoàn toàn 16 tấn Fe2O3 thành kim loại Fe ở nhiệt độ cao cần tối thiểu V(m3)khí than khô (cho biết khí than khô sử dụng có thành phần thể tích 35% CO; 5% H2;3% CO2; 57% N2 và thể tích các khí đo ở đktc). Giá trị của V là A. 224000. B. 56000. C. 168000. D. 125000. Đốt cháy hoàn toàn m gam valin trong O2 thu được hỗn hợp sản phẩm X. Hấp thụ toàn bộ X vào dung dịch nước vôi trong dư, người ta thấy xuất hiện 50 gam kết tủa và có V lít khí Y không bị hấp thụ thoát ra (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,24. C. 8,96. D. 1,12. Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức, mạch hở tạo thành từ cùng một ancol B với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có 1 nhóm -COOH), trong đó có hai axit no và một axit không no (chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 9 gam A bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol B. Cho m gam ancol B vào bình đựng Na dư sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,5 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam A thì thu được CO2 và 3,42 gam H2O. Phần trăm số mol của este không no trong A là A. 44,45%. B. 16,44%. C. 40,00%. D. 20,00%. Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư, thấy có 1,1 mol axit phản ứng và còn lại 0,2817a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng H2 dư thu được 96 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là A. 22,53%. B. 32,64%. C. 45,07%. D. 51,20%. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 2 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất trên của X là? A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Đốt cháy hoàn toàn 10,58 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức, mạch hở bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 10,58 gam X cần dùng 0,07 mol H2 (xúc tác, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với 250 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol Z duy nhất và m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 15,45. B. 15,60. C. 15,46. D. 13,36. Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam muối sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Mg trong R gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 28,15%. B. 10,80%. C. 25,51%. D. 31,28%. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch AlCl3. (b) Cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch hỗn hợp AlCl3 và HCl loãng. (c) Cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4. (d) Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. (e) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3. (g) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch CuCl2. Số thí nghiệm có thể quan sát thấy kết tủa là A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Cho sơ đồ phản ứng sau: (a) Este X (C6H10O4) + 2NaOH X1 + X2 + X3 (b) X2 + X3 C3H8O + H2O Cho các phát biểu sau: (1) X có hai đồng phân cấu tạo. (2) Từ X1 có thể điều chế CH4 bằng 1 phản ứng. (3) X không phản ứng với H2 và không có phản ứng tráng bạc. (4) Trong X chứa số nhóm -CH2- bằng số nhóm -CH3. Số phát biểu sai là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ (biết hiệu suất điện phân là 100%). Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là A. 10,8 gam và 1,344 lít. B. 6,4 gam và 1,792 lít. C. 9,6 gam và 1,792 lít. D. 6,4 gam và 2,016 lít. Dẫn lượng dư hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbon monooxit qua m gam cacbon nung đỏ thu được hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2 và hơi nước. Cho hỗn hợp Y đi qua bình đựng CuO, Fe2O3 dư nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Z và hỗn hợp khí và hơi T. Cho hỗn hợp Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn T vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 59,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m? A. 3,24 gam. B. 3,60 gam. C. 0,72 gam. D. 2,88 gam. Nén 10 ml một hiđrocacbon A và 55 ml O2 trong một bình kín. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn thu được (V + 30) ml hỗn hợp X rồi sau đó làm lạnh hỗn hợp X thu được V ml hỗn hợp khí Y. Biết tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol. Vậy công thức phân tử của A và giá trị của V có thể là A. C2H6 và 60 ml. B. C3H8 và 60 ml. C. C4H6 và 40 ml. D. C3H6 và 40 ml. Tiến hành thí nghiệm sau đây: Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho mỗi ống một mấu kẽm. Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 1, nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch MgSO4 vào ống 2. Ta có các kết luận sau: (1) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm. (2) Sau bước 1, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học. (3) Có thể thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl loãng. (4) Sau bước 2, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa. (5) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh. Số kết luận đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho a mol kim loại Na vào dung dịch chứa a mol CuSO4. (b) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ đến khi H2O bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. (c) Cho a mol KHCO3 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2. (d) Cho a mol KHS vào dung dịch chứa a mol NaOH. (e) Cho a mol FeCl2 vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3. Có bao nhiêu thí nghiệm sau khi kết thúc thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. _____ HẾT _____Câu 2. Bộ đề thi thử chuẩn cấu trúc bộ 2022 môn Hóa; Anh ;chị; Thầy(cô) cần thì liên hệ zalo 0935991706 Câu 3. Câu 4. Câu 5. Câu 6. Câu 7. Câu 8. Câu 9. Câu 10. Câu 11. Câu 12. Câu 13. Câu 14. Câu 15. Câu 16. Câu 17. Câu 18. Câu 19. Câu 20. Câu 21. Câu 22. Câu 23. Câu 24. Câu 25. Câu 26. Câu 27. Câu 28. Câu 29. Câu 30. Câu 31. Câu 32. Câu 33. Câu 34. Câu 35. Câu 36. Câu 37. Câu 38. Câu 39.
Tài liệu đính kèm: