Đề số 8 - Tháng 6 - Môn Hóa 12

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1324Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 8 - Tháng 6 - Môn Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 8 - Tháng 6 - Môn Hóa 12
Đề số 8-tháng 6-2016
Câu 1: Alanin có công thức là:
A.	(COOCH3)2	B. NH2CH(CH3)COOH	C. NH2CH2CH2COOH	D.C6H5NH2
Câu 2 : Chất nào sau đây có tính bazo mạnh hơn C2H5NH2 ?
A.	NH3	B. CH3NH2	C. C6H5NH2	D.CH3NHCH3
Câu 3: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch polime phân nhánh ?
A.	PVA	B. PVC	C. Glicogen	D. Cao su isopren
Câu 4: Vị trí của nguyên tố 13Al trong bảng tuần hoàn là:
A.	Chu kì 3, nhóm IA	B. Chu kì 2, nhóm IIIA 	 C. Chu kì 3, nhóm IIA	D. Chu kì 3, nhóm IIIA
Câu 5: Chất A mạch hở có công thức phân tử C4H8O2, A tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với Na giải phóng khí H2. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của A thỏa mãn các tính chất trên
 A.	3	B. 4	C. 5	D.6
Câu 6: Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo
A.	Axit stearic	B. Axit panmitic	C. Axit acrylic	D.axit oleic
Câu 7: Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ
A.	0,9%	B. 9%	C. 1%	D. 5%
Câu 8: Cho các đặc điểm sau đây: 1- ở điều kiện thường là chất khí; 2-vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử; 3-có tính oxi hóa mạnh; 4-tác dụng mạnh với nước; 5-có 7 electron ở lớp ngoài cùng; 6-các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên; 7- các hidrohalogenua tan tốt trong nước và tạo ra dung dịch axit mạnh. Có bao nhiêu đặc điểm là đặc điểm chung của các nguyên tố và đơn chất halogen (flo, clo, brom, iot)?
2	B. 3	 C. 5	 D. 7
Câu 9: Cho 5,76 gam hỗn hợp A gồm FeS2, CuS và Fe(NO3)2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau phản ứng thấy thoát ra 5,376 lít khí (đktc) B gồm NO2, SO2 và dung dịch C. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào C thu được 8,85 gam kết tủa D. Lọc tách kết tủa rồi nung tới khối lượng không đổi thu được 7,86 gam chất rắn E. Trong E oxi chiếm 27,481% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong A có giá trị gần nhất với 	
 A. 40%	 B. 50%	 C. 60%	 D. 70% 
Câu 10: Các nhận xét sau :
 1. Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
 2. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng photpho có trong loại phân đó.
 3. Thành phần chính của supephotphat kép Ca(H2PO4)2.CaSO4.
 4. Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng loại phân bón chứa kali.
 5. Tro thực vật cũng là một loại phân kali chứa nhiều K2SiO3.
 6. Công thức hoá học của amophot, một loại phân bón phức hợp là: (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
 7. H3PO4 là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước.
 8. Phân lân nung chảy có thể bón cho hầu hết các loại cây trồng.
 9. Do độ âm điện lớn hơn photpho nên nitơ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho.
 10. Khoáng vật thường dùng để sản xuất photpho có thành phần chính là Ca3P2.
 11. Trong phân tử NH4Cl có cả liên kết cộng hóa trị, liên kết cho nhận và liên kết ion.
 12. Phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là đạm 2 lá (NH4NO3).
 13. Phân kali được sản xuất chủ yếu là K2SO4 và KCl.
 14. Trong công nghiệp, H3PO4 được điều chế chủ yếu bằng cách cho quặng apatit hoặc photphorit tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc.
 15. Nguyên liệu sản xuất HNO3 trong công nghiệp là N2, không khí và H2O. 
 16. HPO3 tác dụng dễ dàng với H2O dư tạo ra H3PO4.
 17. Hầu hết các muối axit tạo thành từ H3PO4 đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh.
 18. Có thể nhận biết H3PO4 trong dung dịch bằng dung dịch AgNO3. Số nhận xét không đúng là:
 A. 10. B. 9. C. 11. D. 8.
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm Cu2S và FeS2 tác dụng hết với dung dịch chứa 0,78 mol HNO3 thu được dung dịch X (Không chứa NH4+) và hỗn hợp khí gồm NO và 0,45 mol NO2. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 260ml dung dịch NaOH 1,5M, sau phản ứng lọc kết tủa nung trong không khí tới khối lượng khôi đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Tổng khối lượng chất tan (gam) có trong dung dịch X gần nhất với :
 A. 28,0.	 B. 31,0.	 C. 29,0.	D. 30,0.
Câu 12: Tireoglobulin là protein cao phân tử chứa iot, thiếu Tireoglobulin sẽ làm cho suy nhược tuyến giáp dẫn đến chứng đần độn ở trẻ em, đần độn, béo phì, mất ăn ngon ở người lớn, nặng hơn dẫn tới lồi mắt, bướu cổ. Để bổ sung iot người ta có thể dùng muối iot. Muối iot là muối ăn được trộn thêm
I2	 B. I2 và KI	 C. I2 và KIO3	 D. KI hoặc KIO3
Câu 13: Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,1 mol but-1-in, 0,15 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,85 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng x. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 19,04 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch Brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của gần nhất của x là:	
 A.  9,0 B.  10,0	 C.  10,5	D.  11,0
Câu 14: Dãy các dung dịch nào sau đây, khi điện phân (điện cực trơ, màng ngăn) có sự tăng pH của dung dịch?
 A. KCl, KOH, HNO3. B. CuSO4, HCl, NaNO3. C. NaOH, KNO3,KCl. D. NaOH, BaCl2, HCl.
Câu 15: Cho các dung dịch chất sau đây: etanol, propan-1,3-điol; etilen glicol; axit axetic; amoniac; axit sunfuric. Có bao nhiêu dung dịch tác dụng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A.	3	B. 4	C. 5	D.6
Câu 16: Cho các phát biểu 
 1. Những chất đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo khác nhau.
 2. Ở trạng thái kích thích, nitơ có thể có 5 electron độc thân, trong muối nitrat và axit nitric, Nito có hoá trị V.
 3. Photpho đỏ có cấu trúc polime, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ.
 4. Muối mononatri glutarat là thành phần chính của bột ngọt,gia vị (mì chính).
 5. Trong các hợp chất vô cơ, số oxi hoá của nguyên tố luôn khác 0.
 6. Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta có thể dùng một trong các dung dịch Na2CO3 ,Na3PO4, Ca(OH)2 vừa đủ
 7. Các peptit đều là chất lưỡng tính. Số phát biểu đúng là:
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 17: Cho các chất sau: C2H5OH (1); H2O (2); C6H5OH (3); CH3COOH(4); HCOOH(5), thứ tự giảm dần tính axit là:
A.	(1) < (2) < (3) < (5) < (4) 	B. (1) <	 (2) < (3) < (4) < (5) 	
C. 	(5) > (4) > (3) > (2) > (1)	D. (4) > (5) > (3) > (1) > (2)
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ có 1 loại nhóm chức), cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 16 gam kết tủa trắng và khối lượng dung dịch giảm 7,16 gam. Đun nóng 34 gam X trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thấy tạo thành chất hữu cơ Y. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 41,6 gam chất rắn trong đó có một muối natri của axit hữu cơ đơn chức. Y phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam. Tỉ khối hơi của X so với khí H2 là 85, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khẳng định nào sau đây đúng
A. X có thể tham gia phản ứng tráng gương.	
B. Trong Y, Oxi chiếm 56,47% theo khối lượng .
C. Muối tạo thành có thể dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm. 
D. X cộng hợp brom theo tỷ lệ tối đa 1:2
Câu 19: Có bao nhiêu chất trong số các chất sau tác dụng được với dung dịch HCl: Cu, CuO; FeCl2; Fe(NO3)2; KMnO4; KClO3; NaClO
A.7	 B. 6	C. 5	D.4
Câu 20: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất X, Y, Z được trình bày trong bảng sau:
Nhiệt độ sôi (OC)
Nhiệt độ nóng chảy (OC)
Độ tan trong nước (g/100mL)
20OC
80OC
X
181,7
43
8,3
¥
Y
Phân hủy trước khi sôi
248
23
60
Z
78,37
-114
¥
¥
X, Y, Z tương ứng có thể là chất nào sau đây?
	A. Phenol, glyxin, ancol etylic.	B. Glyxin, phenol, ancol etylic.
	C. Ancol etylic, glyxin, phenol.	D. Phenol, ancol etylic, glyxin.
Câu 21: Cho 31,2 gam hỗn hợp X gồm FeS2 và CuS tác dụng hoàn toàn với HNO3 thu được 3,05 mol hỗn hợp khí NO2, SO2 và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối sunfat). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. m gần nhất với:
 	A. 73	 B. 51	 C. 60	 D. 55 
Câu 22: Cho các thí nghiệm sau:
 (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.	 (2) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3. 
 (3) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch CH3COONH4 vào dung dịch HCl. 
 (5) Cho dung dịch nước Cl2 vào dung dịch Na2CO3.	 (6) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
 (7) Sục khí SO2 vào dung dịch FeCl3. (8) Cho PbS vào dung dịch H2O2.
 (9) Sục khí O2 vào dung dịch chứa KBr và HCl. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 8.	 B. 6.	 C. 7.	 D. 5.
Câu 23: Cho các chất sau, có bao nhiêu chất làm mất màu nước brom: SO2; CO2; C2H4, C6H5CH3; C6H5OH; HCOOH, C6H12O6 (glucozo), C12H22O11 (saccarozo), PVC.
A.	6	B. 5	C. 7	 D. 4
Câu 24: Trong các phản ứng sau, có bao nhiêu phản ứng sinh ra đơn chất:
 (1) H2S + SO2; 	 (2) KClO3 (t0, MnO2 xúc tác); 	(3) CH3CHO + dd AgNO3/NH3, t0
(4) NH4NO3 (t0); 	 (5) H2O2 + dd KMnO4/H2SO4; 	(6) C6H5NH2 + Br2 (dd); 
(7) C2H5OH + O2 (men giấm); 	(8)CH2Br-CH2Br + Zn (t0); 	(9) C3H5(OH)3 + Cu(OH)2; 
A.4	B. 6	C. 7	D.5
Câu 25: Nho chín chính vụ ở Ninh Thuận (Việt Nam) có hàm lượng đường glucozo khoảng 10% khối lượng. Rượu nho Ninh Thuận là đặc sản của người dân nơi đây được lên men tự nhiên (rồi bỏ bã) có độ cồn khoảng 10% và độ ngọt glucozo khoảng 30%. Tính khối lượng nho cần thiết để có thể điều chế được 100 lit rượu nho trên biết khối lượng riêng của C2H5OH bằng 0,8g/ml và khối lượng riêng của rượu nho là 1,1g/ml?
A.	250 kg	B. 486,5 kg	C. 156,5 kg	D. 500 kg
Câu 26: Khi lên men rượu 360g glucozo với hiệu suất 100% thu được bao nhiêu gam etanol?
A.	184g 	B. 138g	C. 276g	D.92g
Câu 27: Cho các phát biểu sau: 
 1. Cho CH3OH tác dụng với CO là phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic trong công nghiệp
 2. Các amin thơm bậc 1 là những chất quan trọng trong tổng hợp hữu cơ đặc biệt là phẩm nhuộm
 3. Để phân biệt anilin và phenol người ta dùng nước brom
 4. Các peptit đều tạo hợp chất màu tím đặc trưng với Cu(OH)2
 5. Hoạt động xúc tác của enzim có tính chọn lọc rất cao và làm tăng tốc độ gấp từ 9 đến 10 lần tốc độ của cùng phản ứng nhờ xúc tác hóa học
 6. Ozon lỏng dùng trong nha khoa để chữa bệnh sâu răng
 7. Hợp chất CFC là nguyên nhân duy nhất gây ra sự suy giảm tầng ozon ( lỗ thủng tầng ozon)
 8. Các chất dẻo chỉ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Số phát biểu đúng là:
A.	4.	B. 6	C. 5	D.3
Câu 28: Một loại mỡ động vật chứa 20% tristearin, 30% panmitin và 50% olein. Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%?
A.	929,297 kg	B. 1032,552 kg	C. 1147,28 kg	D. 836,367 kg
Câu 29: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
 A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
 B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
 C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
 D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Câu 30: Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92g glixerol, 3,02g natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Tính m?
A.2,8g	B. 5,6g	C. 3,04g	D.6,08g
Câu 31: X là một peptit mạch hở. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được các tripeptit có tổng khối lượng là 35,1 gam. Mặc khác thủy phân không hoàn toàn cùng lượng X trên lại thu được hỗn hợp các đipeptit có tổng khối lượng là 37,26 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được a gam hỗn hợp các aminoaxit (chỉ chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH). Giá trị a gần nhất với :
 A. 43.8 	B. 39 	 C. 40.2 	 D .42.6
Câu 32: Hòa tan hết 25 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp A chứa b mol HCl và 0,25 mol HNO3 thu được 1,68 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất với m là:
	A. 90. 	 B. 100.	 C. 110.	 D. 80.
Câu 33: Một amin axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH, trong đó oxi chiếm 35,955% khối lượng. Lấy 13,35g X cho tác dụng 200ml dd NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 18,65g	B. 16,65g	C. 21,35g	 D. 16,9g
Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau
 1. Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3 2. Sục SO2 vào dung dịch H2S.
 3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. 4. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
 5. Cho NaHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. 6. Sục H2S vào dung dịch FeCl2.
 7. Cho HI vào dung dịch FeCl3. 8. Cho CrO3 vào dung dịch HCl.	
 9. Sục CO2 vào dung dịch clorua vôi.	 10. Cho NaOH dư vào dung dịch CrCl2
 11. Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch CaCl2. 12. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
 13. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4. 14. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
 15. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF. 16. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
 Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là:
 A. 10. B. 8. C. 7. D. 9.
Câu 35: Cao su lưu hóa có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua S-S- với giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su?
A.	≈ 25	 B. ≈ 45	C. ≈ 46	 D. ≈ 43
Câu 36: Hỗn hợp chất rắn X gồm FeS, FeS2, Fe, FexOy. Hòa tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y không chứa muối amoni và 38,7 gam hỗn hợp khí gồm NO và NO2. Cô cạn dung dịch Y thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y ,lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là:
 A. 11,2 B. 23,12 C. 11,92 D. 11,52
Câu 37: Xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 chất béo (có số mol bằng nhau) bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và 2 muối natri stearat và natri panmitat (biết số mol của hai muối này cũng bằng nhau). Có bao nhiêu trường hợp X thỏa mãn?
A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 4.
Câu 38: Cho 12,8g kim loại A phản ứng hoàn toàn với khí clo thu được muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh Fe nặng 11,2g vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh Fe và khối lượng thanh sắt lúc này là 12g, nồng độ FeCl2 0,25M. Tính nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
A.1M	 B. 0,75M	 C. 0,25M 	 D. 0,5M
Câu 39: Cho 61,25 gam tinh thể MSO4.5 H2O vào 300 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,15 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí thoát ra 2 cực là 0,425 mol. Giá trị m là. 
 A. 12,39 gam B. 11,80 gam C. 13,44 gam D. 12,80 gam 
Câu 40: Cho 41,4g hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3, Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, sau phản ứng còn chất rắn nặng 16g. Để khử hoàn toàn 41,4g X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng ít nhất 10,8g Al. Tính % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X?
A.	36,71%	 B. 38,65%	 C. 24,64%	 D. 35,51%
Câu 41: Nung nóng 34,8g hỗn hợp X gồm MCO3 và NCO3 thu được m gam chất rắn Y và 4,48 lit CO2 (Đktc). Nung Y cho đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z và khí CO2, dẫn lượng khí CO2 này qua dung dịch KOH dư, tiếp tục cho thêm CaCl2 dư thì được 10g kết tủa. Hòa tan hoàn toàn Z trong V lit dung dịch HCl 0,4M được dung dịch T chỉ chứa các muối. Giá trị m và V lần lượt là:
A.	26 và 1,5	 B. 21,6 và 1,5	 C. 26 và 0,75	 D. 21,6 và 0,6
Câu 42: X là este tạo bởi axit no, đơn chức mạch hở với etylen glicol; Y là axit no, hai chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,96 gam nước. Mặt khác đun nóng 57,3 gam hỗn hợp E với lượng vừa đủ dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 83,7 gam rắn. Biết rằng X không tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của tạo thu gọn của Y là.
 A. (CH2)2(COOH)2  B. (CH2)4(COOH)2  C. CH2(COOH)2  D. (COOH)2
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 9,942g hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lit (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, khối lượng của Y là 5,18g . Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m gam chất rắn. Nung lượng chất rắn này đến khối lượng không đổi được 17,062g chất rắn. Giá trị gần đúng nhất của m là:
A.	18,262g	 B. 65,123g	 C. 66,323g	 D. 62,333g
Câu 44 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là
 A. 96,7.	 B. 101,74.	C. 100,3.	 D. 103,9.
Câu 45: Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Fe, Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M; Fe(NO3)3 0,05M và HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa 2 chất tan (không chứa ion NH4+); hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu và còn lại 32m/255 gam rắn không tan. Tỉ khối của Y so với He bằng 19/3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị của x gần đúng với giá trị nào sau đây?
 A. 272,0 gam B. 274,0 gam C. 276,0 gam D. 278,0 gam 
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X ( chứa C, H, O) có công thức đơn giản nhất trùng công thức phân tử, (trong đó tổng khối lượng cacbon và hiđro bằng 0,46 gam ) cần 0,896 lit O2 (đktc). Toàn bộ sản phẩm cháy dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch thu đựơc sau phản ứng giảm 1,6 g so khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Biết X tác dụng Na số mol H2 thu được bằng số mol X phản ứng, khi X tác dụng NaOH theo tỷ lệ 1:2. Giá trị m và đồng phân X thỏa mãn là
 A. 0,6 và 4	 B. 0,62 và 6	C. 0,6 và 5	 D. 0,62 và 7
Câu 47: Hòa tan 54,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, MgCO3 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 31,858% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 2,24 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 334,4 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 111,44 gam muối. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong X gần nhất với:
 A. 50%. B. 40%. C. 60%. D. 70%. 
Câu 48: Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch chứa 0,2 mol HNO3 và 0,64 mol NaHSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 93,15 gam và 1,44 gam hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2. Cho từ từ dung dịch NaOH 1,2M vào dung dịch X đến khi đạt kết tủa cực đại thu đã dùng V ml. Lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,75 gam rắn khan. Giá trị của V là: 
 A. 0,6 B. 0,4 C. 0,48 D. 0,54
Câu 49: Một hỗn hợp X gồm FeS, Cu2S, Cu, CuS, FeS2 nặng 1,36g cho tác dụng hết với 250ml dd HNO3 1M, sau phản ứng thu được 0,035 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Nếu cho Y tác dụng với lượng dư BaCl2 thu được 2,33g kết tủa. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị gần đúng nhất của m là?
A.2,95	 B. 2,65	C. 4,89	 D. 4,55
Câu 50: Cho 5,5g hỗn hợp bột Al và Fe (có tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch chứa 0,45 mol HCl, sau đó cho tiếp 500ml dung dịch AgNO3 1M thu được m gam chất rắn. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm khử duy nhất của HNO3 loãng là NO, tính m?
 A. 65,925.	 B. 64,575.	 C. 69,975.	 D. 71,75.
Đáp án: 1B 2D 3C 4D 5C 6C 7A 8B 9C 10C 11C 12D 13B 14D 15B 16A 17C 18D 19C 20A 21B 22A 23B 24A 25BỎ 26A 27D 28A 29D 30D 31A 32B 33A 34B 35C 36C 37A 38D 39A 40A 41A 42D 43C 44D 45A 46B 47B 48A 49C 50A

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_so_820thang_62016.doc