Đề thi thử vào lớp 10 môn: Ngữ văn lớp 9

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào lớp 10 môn: Ngữ văn lớp 9
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Môn: Ngữ văn 9
Câu 2: (2 điểm) 	Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nói nặng lời làm chi
(Ca dao)
a- Câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? 
b- Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 10 dòng, trình bày suy nghĩ của em về việc thực hiện phương châm hội thoại (được đề cập ở câu ca dao trên) trong cuộc sống. 
Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa cho các từ vai trong các câu sau: 
	 a- Một mình con đóng cả ba vai chèo (Trần Đăng Khoa)
b- Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá (Chính Hữu).
Câu 3: (3 điểm ) : 	Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Ngữ văn 9, tập 1)
a- Hai câu thơ trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? 
b- Bút pháp nghệ thuật nổi bật (theo thi pháp văn học trung đại) trong hai câu thơ là gì? 
c- Viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ.
Câu 4: (4 điểm) Từ bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương( Nguyễn Dữ ) hãy viết một bài văn bàn về niềm tin trong cuộc sống.
-----Hết-----
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1: ( 2 điểm ) 
a- Câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại: Lịch sự -> 0.5 điểm
b- 
* Yêu cầu về kỹ năng
- Biết viết đoạn văn bàn về việc thực hiện phương châm lịch sự trong cuộc sống. 
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ; lời văn trong sáng, biểu cảm; dùng từ đặt câu chính xác 
* Yêu cầu về kiến thức: HS được tự do nêu lên những ý kiến của mình, triển khai bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lý. Sau đây là một số gợi ý:
	- Tầm quan trọng của việc giao tiếp
- Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác; khiêm tốn, quan tâm tới người khác; không tự đề cao cái tôi cá nhân; không làm phương hại đến thể diện của người khác...
- Bàn luận ngắn gọn vấn đề.	
* Cách cho điểm: 
- Bài viết đạt các yêu cầu trên -> 1.5 điểm
- Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên -> 1 điểm
- Bài viết đạt 1/2 các yêu cầu trên ->0.5 điểm
( Còn lại, giám khảo tự chiết điểm theo bài làm )
Câu 2: ( 1 điểm ) Phương thức chuyển nghĩa cho các từ vai trong 
a- Hoán dụ-> 0.5 điểm
b- Ẩn dụ -> 0.5 điểm.
Câu 3: (3 điểm ) 
a- Hai câu thơ trích trong văn bản : Cảnh ngày xuân -> 0.25 điểm.
- Tác giả: Nguyễn Du -> 0.25 điểm .
b- Bút pháp nghệ thuật nổi bật ( theo thi pháp văn học trung đại) trong hai câu thơ là : Chấm phá, sử dụng hình ảnh ước lệ -> 0.5 điểm
c- Viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ: 
* Yêu cầu về kỹ năng
- Biết viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ. Bố cục chặt chẽ, lời văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy.
* Yêu cầu về kiến thức: Biết đặt câu thơ trong tổng thể toàn văn bản để cảm nhận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, hai câu thơ.
- Từ những tín hiệu nghệ thuật : ngôn ngữ, hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, cách dùng từ làm nổi bật: 
+ Khung cảnh sáng xuân khoáng đạt, thoáng đãng, ấm áp
+ Cảnh mùa xuân tươi mới, trong trẻo, tinh không, ngập tràn sức sống.
+ Tình người rạo rực, xống xang
- Tâm hồn tác giả.
* Cách cho điểm: 
- Bài viết đạt các yêu cầu trên -> 2 điểm
- Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên -> 1.5 điểm
- Bài viết đạt 1/2 các yêu cầu trên -> 1 điểm
- Diễn nôm thơ	-> 0.5 điểm
( Còn lại, giám khảo tự chiết điểm theo bài làm )
Câu 4 : ( 4 điểm ).
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học kết hợp nghị luận xã hội. 
- Bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, biểu cảm; diễn đạt lưu loát.
* Yêu cầu về kiến thức: 
HS được tự do lập luận theo các cách khác nhau, miễn là hợp lý. Sau đây là một số gợi ý về kiến thức:
- Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch của gia đình đánh mất niềm tin -> 0.5 điểm.
- Bàn về niềm tin trong cuộc sống-> 3.5 điểm: 
+ Trình bày cách hiểu của mình về niềm tin-> 0.5 điểm
+ Ý nghĩa, vai trò của niềm tin trong cuộc sống-> 1 điểm
+ Bàn luận mở rộng vấn đề. -> 1.5 điểm 
+ Liên hệ bản thân.-> 0.5 điểm
.Hết..

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_vao_lop_10_mon_Van.doc