Giáo án Làm bài văn nghị luận – Luyện thi vào 10

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm bài văn nghị luận – Luyện thi vào 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Làm bài văn nghị luận – Luyện thi vào 10
Làm bài văn nghị luận – Luyện thi vào 10
Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay
Bài làm
Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tếChính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài dacó thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác
Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.
Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa
Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhât. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.
Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.
Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp  một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.
Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.
Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.
Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.
Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.
Đề bài: Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương
Bài làm
Y Phương là nhà thơ mang một tiếng nói riêng, rất đặc trưng cho dân tộc Tày. Thơ ông là tiếng long chân thật, gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bài thơ “Nói với con” tiêu biểu cho phong cách sang tác ấy của ông. Bài thơ đi vào long người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý: tình cha con. Đó là tâm sự của một người cha dành cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu.
“Nói với con” là lời tâm sự, thủ thỉ, trò chuyện của người cha dành cho con từ lúc con mới lọt long. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu thương, chia sẻ, gắn bó và giáo dục cho con những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người xung quanh con. Với thể thơ tự do phóng khoáng, cảm xúc chân thành, mộc mạc đã khiến cho tình cảm đó càng trở nên ấm áp và thân thiết. Y Phương đã gieo vào long người đọc chất liệu đời thường rất mực thiêng liêng.
Những câu thơ đầu tiên cất lên như một lời kể chuyện thủ thỉ với con:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Đứa con từ lúc lọt long đã được bao bọc, yêu thương trong vòng tay của cha mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên là từng ngày từng giờ cha mẹ mong chờ. Từ lúc con chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì cha mẹ luôn là người ở bên cạnh chứng kiến và cổ vũ. Hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói” , “tiếng cười” bình dị, gần gũi biết bao nhiêu. Một không gian ấm áp và hạnh phúc bao trùm lấy từng nhịp thơ. CUộc sống xoay vần, tình yêu thương mà Y Phương dành cho con luôn chân thành và thiết tha như vậy. Ông đã vẽ lên hình ảnh đứa con từ lúc còn bé, gieo vào con nhận thức về những tháng năm đó.
Y Phương tiếp tục gieo vào long người tình làng nghĩa xóm của người dân tộc luôn tha thiết, sâu nặng. Nhắc nhở con phải luôn nhớ về họ:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm long
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. CUộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào long người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích hơn.
Kết quả của “ngày cưới” mà tác giả vẫn luôn nhớ chính là đứa con, là sinh linh bé bỏng cha mẹ luôn bảo vệ và nâng niu. Qua đây Y Phương muốn nhắn nhủ với con rằng yêu thương chính là cội nguồn của tất cả, như việc sống và tồn tại hiện nay của mỗi người.
Những người nơi đây không chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn có chí lớn:
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Hai câu thơ là sự đối lập giữa cuộc sống nhiều khó khan, trắc trở nhưng đầy long quyết tâm và sự tin tưởng vào bản thân. Không phải tự dung tác giả nhắn nhủ với con điều này, ông muốn đứa con mình sau này cần phải kế thừa và phát huy đức tính tốt đẹp này.
Cuộc sống của con trong tương lai luôn có nhiều khó khan, không được bỏ cuộc, cần phải cố gắng vượt qua để trưởng thành hơn:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Mỗi người sinh ra và lớn lên đều phải gặp rất nhiều khó khan và thử thách, nhưng quan trọng chúng ta cần phải vượt qua nó như thế nào để chiến thắng chính bản thân mình. Du là “đá gập ghềnh, nghèo đói, lên thác xuống ghềnh” thì cũng không nên từ bỏ, không nên gục ngã. Vượt qua những điều đó chính là vượt qua được bản thân mình và trở thành một người có ích cho xã hội. Điệp từ ‘sông” được đặt đầu dòng ba câu thơ khẳng định chân lý sống không gục ngã mà người cha muốn nhắn nhủ đến con trai. Đó như là một lời khuyên, lời giáo huấn chân thành để con có thể tự mình bước tiếp những chặng đường tiếp theo.
Người cha muốn nhắn nhủ đến con rất nhiều điều, để làm hành trang sau này con tự tin bước vào đời
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chằng mấy ai nhỏ bé đâu con
Những con người dân tộc Tày tuy chân chất, mộc mạc, tuy nghèo đói nhưng ý chí trong họ luôn lớn mạnh, luôn hừng hực. Đó là nghị lực phi thường và đáng được trân trọng. Đây là điều mà người con nên trân trọng và tự hào để mai sau trở thành một người như vậy.
Những lời nói, lời nhắn nhủ của người cha chân chất, mộc mạc nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đứa con. Gieo vào con tình yêu thương, tình quê hương và tình người tha thiết nhất.
Y Phương thực sự đã gieo vào long người đọc những tình cảm khó quên về tình cha con nghĩa nặng, về những lời dạy thiết tha. Bằng cách viết đơn giản, nhẹ nhàng, lối nói ẩn dụ đầy sâu xa Y Phương thực sự đã chiếm được trái tim người đọc.
- Tình thương là hạnh phúc, là cái quý giá nhất của con người. Bệnh vô cảm làm mất đi phẩm chất tốt đẹp đó, như một dòng máu nóng trở nên lạnh đen.
Gợi ý
Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, lập luận, bác bỏ.
- Nêu khái niệm bệnh vô cảm.
- Bệnh đã có ảnh hưởng như thế nào đô'i với đời sống?
- Liên hệ truyền thống đạo lí: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ...
- Hiện nay vật chất phát triều, một số người chỉ biết sống cho riêng mình. -> Phê phán lối sống ích kỉ.
- Tình thương là hạnh phúc, là cái quý giá nhất của con người. Bệnh vô cảm làm mất đi phẩm chất tốt đẹp đó, như một dòng máu nóng trở nên lạnh đen.
- Liên hệ bản thân: sống có trách nhiệm, biết chia sẻ.
Bài làm
Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng?
Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.
Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!
Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác". Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.
Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô'u bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo". Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.
Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay. 
Đề nghị luận xã hội về bệnh vô cảm
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận: Xã hội ngày càng phát triển, dường như con người càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm
Thân bài
1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?Biểu hiện của bệnh vô cảm?
+”Bệnh vô cảm”: người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng,thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động 
+Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú .
+Người bị bệnh vô cảm  càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật  đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.
2. Bình luận về Hậu quả của bệnh vô cảm
+Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.
+Vô cảm  là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ.Bệnh vô cảm làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
+Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá: Đó là tình thương giữa con người với con người.
Dẫn chứng :
– Vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất.
-Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.
-Vì vô cảm mà người Việt Nam mình nhẫn tâm đổ xô vào hôi của khi gặp tai nạn giao thông
-Một thanh niên không nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt.
-Một học sinh lớn thấy một em nhỏ té ngã mà không đỡ dậy. Đường bị kẹt mà nhiều người cứ cố tình luồn lách, không biết nhường nhau, vi phạm luật lệ giao thông.
-Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt, trước số phận bất hạnh của hàng ngàn trẻ thơ mồ côi, người già không nơi nương tựa
->> Thái độ ấy rất đáng phê phán và lên án. Nếu không, nó sẽ thành hiện tượng bình thường được xã hội chấp nhận và cứ thế lan rộng mãi như một bệnh dịch nguy hiểm.
3.Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm
-Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.
-Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.
4. Bài học nhận thức và hành động.
-Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Bởi vậy chúng ta cần học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh.
-Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp
-Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_thi_van_nghi_luan_vao_10_Phan_2.doc