Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn Lớp 9

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 

Bài tập 1: Trong chuyện Người con gái Nam Xương, chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Hãy làm rõ nhận định trên?

 

Gợi ý:

 

* Chi tiết chiếc bóng là chi tiết đặc sắc, đầy ý nghĩa trong “Chuyện người con gái Nam Xương". Đây là một chi tiết xuất hiện ở giữa truyện, tạo bước ngoặt cho cốt truyện phát triển.

 

* Chi tiết chiếc bóng trên bức vách của Vũ Nương mỗi lúc dỗ con ngủ thường bảo “đó là cha con đây” đã giúp nàng bù đắp tình cha cho đứa con nhưng cũng chính là mồi lửa thổi bùng cơn ghen trong lòng Trương Sinh.

 

* Đánh giá vai trò:

 

Về mặt nghệ thuật, đây là chi tiết thắt nút và mở nút cho toàn bộ tác phẩm.

 

Thắt nút:+ Với Vũ Nương, cái bóng in trên tường mà hàng đêm nàng vẫn chỉ cho con thể hiện nỗi nhớ chồng khắc khoải và không muốn con mình thiếu vắng hình bóng người cha mà mong muốn cho con được sống trong cảnh đoàn viên.

 

+ Với bé Đản: cái bóng trên tường nín thin thít không bao giờ bế nó chính là người cha đêm nào cũng về.

 

+ Với Trương Sinh: cái bóng trên tường qua lời nói của con: mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi đã làm Trương Sinh này sinh sự nghi ngờ mẹ Đản không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông để chàng mắng nhiếc đuổi nàng đi.

 

Mở nút:+ Nhờ cái bóng trên tường mà bé Đản trỏ vào và nói cha Đản lại đến kia kìa khiến Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ, hóa giải toàn bộ nghi ngờ và nỗi oan ức về Vũ Nương.

 

+ Chiếc bóng đã làm rõ hơn giá trị hiện thực sâu sắc. Chiếc bóng lúc này là hiện thân của bóng đêm ghen tuông, của thói nam quyền bất công, phi lí, đầy đọa cuộc sống con người.

 

+ Chiếc bóng cũng mang một giá trị nhân văn cao đẹp: ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

 

=> Chi tiết chiếc bóng là một sáng tạo đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho tác phẩm tới tận muôn đời.

 

Bài tập 2: Theo em, những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?

 

Gợi ý:

 

- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch của cuộc đời Vũ Nương chính là lời nói ngây thơ của bé Đản chứa đựng dữ liệu đáng ngờ, thông tin ngày càng gay cấn: “người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bể Đản cả”. Câu nói của con trẻ vang lên trong hoàn cảnh tâm lí rồi loạn của Trương Sinh vừa mệt mỏi vì chiến tranh, vừa đau buồn vì mẹ mất. Vì vậy nó thành một mồi lửa thổi bùng cơn ghen mù quáng đẩy Vũ Nương đến cái chết oan nghiệt. Một chuyện trẻ con mà thành chuyện người lớn, một chuyện không đâu mà thành thảm họa, một câu nói ngây thơ của con trẻ cũng dẫn đến sự chết người.

 

- Nguyên nhân sâu xa:

 

+ Do Trường Sinh đã đa nghi lại còn vô học, lại thêm tính gia trưởng phũ phàng, thô bạo, chẳng đếm xỉa đến tình nghĩa phu thê, công lao của Vũ Nương.

 

+ Do chế độ phong kiến hà khắc đã đẻ ra bản tính tàn nhẫn, thô bạo của Trương Sinh. Trong xã hội đó, người phụ nữ không có quyền bảo vệ mình, không có tiếng nói, họ còn phải chịu đựng quan niệm hà khắc: Nếu không có tiết hạnh thì bị cả xã hội ruồng rẫy, khinh miệt không có con đường sống, chỉ có lấy cái chết để chấm dứt số phận của mình.

 

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh con nhà hào phú, VN con nhà kẻ khó.

 

+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa dẫn đến cảnh sinh li tử biệt.

 

+ Do chính Vũ Nương, nàng quá coi trọng danh dự, phẩm giá không dám sống ở đời, không dám đối mặt với xã hội phong kiến để chứng tỏ mình là người bị oan.

doc 87 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 09/06/2024 Lượt xem 95Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn Lớp 9
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Bài tập 1: Trong chuyện Người con gái Nam Xương, chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Hãy làm rõ nhận định trên?
Gợi ý:
* Chi tiết chiếc bóng là chi tiết đặc sắc, đầy ý nghĩa trong “Chuyện người con gái Nam Xương". Đây là một chi tiết xuất hiện ở giữa truyện, tạo bước ngoặt cho cốt truyện phát triển. 
* Chi tiết chiếc bóng trên bức vách của Vũ Nương mỗi lúc dỗ con ngủ thường bảo “đó là cha con đây” đã giúp nàng bù đắp tình cha cho đứa con nhưng cũng chính là mồi lửa thổi bùng cơn ghen trong lòng Trương Sinh. 
* Đánh giá vai trò: 
Về mặt nghệ thuật, đây là chi tiết thắt nút và mở nút cho toàn bộ tác phẩm.
Thắt nút:+ Với Vũ Nương, cái bóng in trên tường mà hàng đêm nàng vẫn chỉ cho con thể hiện nỗi nhớ chồng khắc khoải và không muốn con mình thiếu vắng hình bóng người cha mà mong muốn cho con được sống trong cảnh đoàn viên.
+ Với bé Đản: cái bóng trên tường nín thin thít không bao giờ bế nó chính là người cha đêm nào cũng về.
+ Với Trương Sinh: cái bóng trên tường qua lời nói của con: mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi đã làm Trương Sinh này sinh sự nghi ngờ mẹ Đản không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông để chàng mắng nhiếc đuổi nàng đi.
Mở nút:+ Nhờ cái bóng trên tường mà bé Đản trỏ vào và nói cha Đản lại đến kia kìa khiến Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ, hóa giải toàn bộ nghi ngờ và nỗi oan ức về Vũ Nương.
+ Chiếc bóng đã làm rõ hơn giá trị hiện thực sâu sắc. Chiếc bóng lúc này là hiện thân của bóng đêm ghen tuông, của thói nam quyền bất công, phi lí, đầy đọa cuộc sống con người. 
+ Chiếc bóng cũng mang một giá trị nhân văn cao đẹp: ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
=> Chi tiết chiếc bóng là một sáng tạo đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho tác phẩm tới tận muôn đời.
Bài tập 2: Theo em, những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?
Gợi ý:
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch của cuộc đời Vũ Nương chính là lời nói ngây thơ của bé Đản chứa đựng dữ liệu đáng ngờ, thông tin ngày càng gay cấn: “người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bể Đản cả”. Câu nói của con trẻ vang lên trong hoàn cảnh tâm lí rồi loạn của Trương Sinh vừa mệt mỏi vì chiến tranh, vừa đau buồn vì mẹ mất. Vì vậy nó thành một mồi lửa thổi bùng cơn ghen mù quáng đẩy Vũ Nương đến cái chết oan nghiệt. Một chuyện trẻ con mà thành chuyện người lớn, một chuyện không đâu mà thành thảm họa, một câu nói ngây thơ của con trẻ cũng dẫn đến sự chết người. 
- Nguyên nhân sâu xa: 
+ Do Trường Sinh đã đa nghi lại còn vô học, lại thêm tính gia trưởng phũ phàng, thô bạo, chẳng đếm xỉa đến tình nghĩa phu thê, công lao của Vũ Nương. 
+ Do chế độ phong kiến hà khắc đã đẻ ra bản tính tàn nhẫn, thô bạo của Trương Sinh. Trong xã hội đó, người phụ nữ không có quyền bảo vệ mình, không có tiếng nói, họ còn phải chịu đựng quan niệm hà khắc: Nếu không có tiết hạnh thì bị cả xã hội ruồng rẫy, khinh miệt không có con đường sống, chỉ có lấy cái chết để chấm dứt số phận của mình. 
+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh con nhà hào phú, VN con nhà kẻ khó. 
+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa dẫn đến cảnh sinh li tử biệt. 
+ Do chính Vũ Nương, nàng quá coi trọng danh dự, phẩm giá không dám sống ở đời, không dám đối mặt với xã hội phong kiến để chứng tỏ mình là người bị oan.
Bài tập 3:Phân tích giá trị nghệ thuật của cách kết thúc tác phẩm và hình ảnh dòng sông giải oan.
Gợi ý: 
- Không thể thanh minh được nỗi oan khuất, Vũ Nương chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Như để giải oan cho nàng, Nguyễn Dữ đã dựng lên cảnh tượng kỳ ảo cuối tác phẩm. Ý nghĩa nghệ thuật cách kết thúc tác phẩm:
- Đây là một hình thức giải oan: người tốt sẽ được đền bù. Dĩ nhiên sự đền bù mang tính chất có hậu này chỉ có trong mơ ước và nó cần đến sự có mặt của yếu tố kỳ ảo. Người đọc không thấy lối kết thúc này quá phi lí bởi đó là cách kết thúc phù hợp với niềm khát khao cái tốt, cái thiện sẽ được đền bù xứng đáng.
- Yếu tố kỳ ảo hoàn chỉnh thêm đức tính tốt đẹp của nhân vật Vũ Nương: Cho dù không thể quay lại với cuộc sống trần thế nhưng tấm lòng nàng vẫn thiết tha với gia đình, vẫn mong được phục hồi danh dự. Hình ảnh Vũ Nương thấp thoáng xiêm y rực rỡcũng làm cho nhân vật trở nên thiêng liêng hóa. Đúng là xanh kia chẳng nỡ phụ nàng.
- Tuy nhiên ẩn sau cái lung linh của truyền kỳ, chi tiết kết thúc mang đậm chất bi kịch. Sự trở về của Vũ Nương chi là trong chốc lát và cũng là một ảo ảnh loang loáng trên dòng Hoàng Giang. Ước mơ tha thiết, cháy bỏng của nàng là nghi gia nghi thất, sum vầy cùng chồng con mãi không bao giờ thực hiện được. Chi tiết là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến đương thời, đồng thời cũng để lại cho người đọc bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Bài tập 4: Em hãy nêu những chi tiết kì ảo trong tác phẩm? Vai trò của những chi tiết đó?
Gợi ý: 
a. Các chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm: 
Các chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm chủ yếu xuất hiện ở cuối truyện, gồm các chi tiết sau:
- Vũ Nương được các cung nữ rẽ 1 đường nước và cứu sống ở dưới thủy cung
- Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh, hôm sau thả con rùa mai xanh.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được cứu sống, được dự yến tiệc và gặp Vũ Nương. 
- Vũ Nương hiện về trên bến Hoàng Giang sau khi Trường Sinh lập đàn giải oan rồi biến mất.
b. Vai trò: 
- Làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì. 
- Tô đâm, hoàn thiện thêm vẻ đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát phục hồi danh dự.
- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng của nhân dân ta là người tốt dù trải qua bao oan khuất vẫn được giải oan và đền bù xứng đáng 
- Tố cáo hiện thực xã hội. 
- Chi tiết kì ảo không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện: Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng, gia đình gặp mặt nhau trong thoáng chốc nhưng không thể sống bên nhau trọn đời bởi âm dương cách trở Sương khói giải oan tan đi, chỉ còn một sự thực cay đắng đó là người phụ nữ hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình cuối cùng lại không được hạnh phúc
Bài tập 5: Nhân vật Trương Sinh có đáng trách không? Vì sao?
Gợi ý: 
- Là nạn nhân: 
+Chàng phải xa nhà đi lính. 
+ Khi trở về, chàng không kịp gặp lại mẹ, chưa kịp nguôi ngoai nỗi đau thì con lại không nhận cha.
 + Cuối cùng, khi biết mình nghi oan cho vợ, Trương Sinh hối hận, lập đàn giải oan nhưng cũng không thay đổi được thực tế : người vợ vĩnh viễn không trở về, hạnh phúc gia đình tan vỡ không cứu vãn được.
→ Nạn nhân của chiến tranh, cũng là nạn nhân của chính mình bởi: tính đa nghi, mất niềm tin, cư xử hồ đồ. 
- Đáng trách 
+ Ngay từ đầu truyện, Trương Sinh đã được giới thiệu là có tính đa nghi, không có học. Đây là mầm mống của những bất hạnh trong gia đình. 
+ Chàng đã có cư xử hồ đồ. Nghe lời nói của con, chàng đinh ninh là vợ hư, la um lên. Lời con trẻ tuy mới nghe có vẻ hợp lý nhưng nếu biết tỉnh táo sẽ nhận ra điều vô lý ấy. Chàng có thể tin lời của một đứa trẻ mới bị bộ tập nói nhưng lại bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của vợ thậm chí cả những lời bênh vực của hàng xóm láng giềng. Cuối cùng, Trương Sinh măng nhiếc, đánh đuổi vợ đi.
+ Sự hi sinh của Vũ Nương đã làm cho mẹ chồng ghi nhận, hàng xóm bênh vực, đến cả thần linh cũng cảm động, mở cho nàng con đường sống nàng. Thế nhưng, Trương Sinh - chồng của nàng lại chẳng có một chút lòng tin, 
--> Đa nghi, không có học, không biết lắng nghe, có thế của con nhà có tiền, lại là nạn nhân trong xã hội nam quyền, anh ta trở thành con người vô tình, vô nghĩa, đẩy người vợ đến cái chết.
Bài tập 6: Chi tiết truyền kỳ cuối truyện, cảnh Vũ Nương trở về có ý nghĩa gì?
Gợi ý
- Đây là chi tiết ảo mang tính truyền kỳ rõ rệt. Nó hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương. Dù nàng đã ở thế giới khác nhưng vẫn nặng tình với trần thế, vẫn quan tâm đến chồng con và khao khát được giải oan.
- Chi tiết tạo nên một kết thúc có hậy đó là người tốt dù chịu nhiều oan khuất nhưng cuối cùng cũng được minh oan.
- Chi tiết Vũ Nương trờ về trong chốc lát chỉ là một ảo ảnh, một chút an ủi cho người bạc mệnh chứ người đã chết không thể trở về được.
- Đây cũng là bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình: Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách giữa dòng đồng nghĩa với gương vỡ không thể nào lành lại được. Vợ chồng cũng không thể nào hàn gắn, chàng vĩnh viễn phải sống trong sự cô đơn và ân hận. Bé Đản vĩnh viễn sống thiếu tình cảm của mẹ, còn Vũ Nương phải sống trong sự chia lìa.
Tính bi kịch của tác phẩm vẫn tiềm ẩn.
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Bài tập 1: Nhận xét về việc miêu tả nhân vật vua Quang Trung qua chi tiết vua gặp gỡ Nguyễn Thiếp giữa cuộc hành quân thần tốc
Gợi ý:
- Chi tiết vua Quang Trung, giữa cuộc hành quân khẩn cấp ra Bắc, “cho vời cả người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp” để hỏi ý kiến về việc đánh giặc có ý nghĩa đáng kể trong việc khắc hoạ hình tượng vua Quang Trung. Việc vua Quang Trung gặp gỡ Nguyễn Thiếp là chuyện có thật mà lịch sử đã ghi lại. Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) còn được gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là một trí thức có tài, am hiểu thời thế và có lòng thương dân sâu sắc. Thời Lê - Trịnh, ông có ra làm quan một thời gian, sau lui về quê ở ẩn, dạy học, làm thơ.
- Thông qua chi tiết vua Quang Trung hỏi ý kiến Nguyễn Thiếp về phương lược đánh giặc với thái độ cầu thị, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí muốn khẳng định phẩm chất trân trọng người hiền tài, sự tự tin nhưng thận trọng, con mắt nhìn xa trông rộng ở nhân vật lịch sử vua Quang Trung. Nhờ thế, nhân vật lịch sử vua Quang Trung càng trở nên chân xác, sống động.
Bài tập 2: Đọc đoạn trích « Quân Thanh sang không nói trước »
a.	Những lời trên Quang Trung nói ở đâu?
b.	Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ?
c.	Đọc đến hai câu cuối, em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài văn nào của văn học cổ? Do ai viết? Mục đích viết?
d.	Đọc lời dụ của vua Quang Trung trong cuộc duyệt binh ở doanh trấn Nghệ An. Tìm hiểu nội dung, sự tác động và giá trị nghệ thuật của đoạn văn đó
Gợi ý:
Đó là lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An
Đoạn văn trên giống thể loại Hịch trong văn học cổ
c. Hai câu cuối khiến ta liên tưởng thấy giống những lời văn trong bài « Hịch tướng sĩ » của Trần Quốc Tuấn. Mục đích viết : kêu gọi quân sĩ học tập « Binh thư yếu lược » để đánh giặc Nguyên – Mông.
- Cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn Nghệ An có ý nghĩa quan trọng trong toàn chiến dịch của vua Quang Trung: phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân ra Thăng Long, kế hoạch đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
d. Nội dung lời phủ dụ của vua Quang Trung; khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm xâm lược của giặc; nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, kêu gọi tướng sĩ “Đồng tâm hiệp lực” ; ra kỉ luật rất nghiêm....
Tác động của lời dụ: Lời dụ của vua Quang Trung thực chất là lời hịch tướng sĩ. Bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, có tác động mạnh đến binh sĩ
Ý nghĩa: Bài hịch cho người đọc thấy rõ, Quang Trung là một con người trí tuệ sáng suốt, một vị tướng tài ba.
Bài tập 3: Qua những lời phủ dụ của vua Quang Trung trong buổi duyệt binh lớn ở Nghệ An, với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện với cống sĩ La Sơn, lại chứng tỏ nhà vua còn có phẩm chất gì?
Gợi ý:
Quang Trung là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa thấy rộng, biết mình biết người, sâu sắc và tâm lí, ân uy gồm đủ.
Lời phủ dụ của nhà vua ở trấn Nghệ An trong cuộc duyệt binh lớn trước khi lên đường ra Bắc như lời hịch ngắn gọn mà hào hùng kích động tâm can quân lính, làm cho họ thêm phấn khích, thêm tự hào và sẵn sàng quyết tâm chiến đấu dưới bóng cờ đỏ của nhà vua đánh đuổi quân xâm lược. Bằng những lời lẽ giản dị, dễ hiểu, nhà vua khẳng định chủ quyền đất nước độc lập tự chủ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ đời Hán đến nay, từ Hai Bà Trưng đến Lê Thái Tổ, vạch trần dã tâm của giặc, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, đề ra kỉ luật thật nghiêm minh...
Qua lời phủ dụ của vua Quang Trung đối với bọn quân tướng thân cận được giao trọng trách, khi Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân cùng Ngô Thì Nhậm đều mang gươm trên lưng đến xin chịu tội, chứng tỏ ông là nhà lãnh đạo tối cao rất hiểu sở trường sở đoản của các thuộc hạ, lại rất độ lượng, công minh, khen chê đúng người, đúng việc.
Qua lời nói với Nguyễn Thiếp và với Sở, Lân, ta thấy ý chí quyết thắng và tầm nhìn của Quang Trung thật là xa rộng. Ông luôn tự tin ở bản thân, ở các tướng sĩ của mình. Ông đã nhìn thấy từ rất sớm, ngay từ khi mới khởi binh, đã biết trước sẽ thắng, chẳng qua mười ngày đuổi được giặc, hẹn ngày vào Thắng Long ăn mừng chiến thắng, lại tính cả đến việc hậu chiến, một mặt khôn khéo giao hảo với nhà Thanh, mặt khác tích cực nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất, nước giàu mạnh để bảo vệ, ổn định hoà bình lâu dài.
Bài tập 4: Thật là “ Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất “
a.	Lời đánh giá trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?
b.	Nhân vật “tướng” được nói đến trong câu là ai ? Hãy tóm tắt cuộc tấn công thần tốc của vị tướng đó. Làm sáng tỏ lời đánh giá xác đáng ấy ( 10 – 12 câu )
c.	Phân tích ngữ pháp câu văn trên.
Gợi ý:
a. Lời đánh giá trên được rút ra từ hồi thứ 14 trích “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái
b. Nhân vật “tướng” được nói trong câu chuyện là vua Quang Trung – Nguyễn Huệ
Tóm tắt cuộc tấn công thần tốc của Quang Trung – Nguyễn Huệ: 
	- Được tin cấp báo quân Thanh đã chiêm thành Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc. 
	- Nhà vua tổ chức lực lượng chia làm hai đạo quân thủy – bộ,ngày 25 tháng chạp tiến quân thần tốc từ Phú Xuân – Huế ra Thăng Long. 
	- Ngày 29 tháng chạp ra tới Nghệ An,tuyển thêm quân mở cuộc duyệt binh,an ủi quân lính,truyền lời dụ.
	- Ngày 30 tháng chạp đến núi Tam Điệp mở tiệc khao quân,hẹn mồng 7 tháng giêng mở tiệc ăn mừng tại Thăng Long. Ngay đêm đó,nghĩa quân tiếp tục hành quân. 
	- Rạng sáng mồng 3 tết bí mật bao vây đồn Hạ Hồi,lấy Hạ Hồi trong chớp nhoáng. Rạng sáng ngày mồng 5 tấn công đền Ngọc Hồi,giặc thua,tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. thuận đà quân ta tiến vào thăng long đúng trưa mùng 5 tết. 
	=>Quân giặc hoảng sợ chay tán loạn,xéo lên nhau mà chết. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật chạy lên biên giới. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng tìm đường tháo quân,gặp Tôn Sĩ Nghị ở biên giới
c. Thật là,” tướng / ở trên trời xuống, quân / chui dưới đất lên “
 CN VN CN VN
Bài tập 5: Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc.
a.	Những câu trên là lời Quang Trung nói với ai, ở đâu? 
b. 	Ý nghĩa của nội dung của đoạn trích này?
c.	Những lời trên gợi ta nhớ đến các tác phẩm trung đại nào?Vì sao có sự liên tưởng đó?
Gợi ý:
a.	Những câu thơ trên có trong lời Quang Trung nói với quân sĩ ở Nghệ An
b. 	- Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc (đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng); nêu bật dã tâm của giặc (bụng dạ ắt khác giết hại nhân dân, vơ vét của cải)
- Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng việc nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa qua những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành độc lập của cha ông từ ngàn xưa như Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành..
c.	Những lời trên gợi ta liên tưởng đến bài thơ “Nam quốc sơn hà” được tương truyền của Lý Thường Kiệt và Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đó là các câu: 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
 (Nam quốc sơn hà – Lí thường Kiệt)
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế 1 phương.
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Có sự liên tưởng đó vì tính chất tuyên ngôn độc lập và tự hào về nên độc lập của đất nước trong các văn bản.
*****************************************
 TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
Bài tập 1:Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: Một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu
- Lục Vân Tiên là một nhân vật lý tưởng và mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng đầu hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người, giúp đỡ. Tình huống đánh cắp là thử thách đầu tiên, là cơ hội hành động của chàng.
- Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vi nghĩa của Lục Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của con người dũng tướng. Thấy bọn cướp hại người, kẻ khác có thể né tránh, giữ mình, còn Vân Tiên coi đó là tình huống, cơ hội đầu tiên để hành động. Chàng chỉ có một mình, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng: "người đều sợ nó, có tài không đương". Vậy mà Vân Tiên vẫn can đảm"bẻ cây làm gậy" xông vào đánh cướp. Hình ảnh của chàng trong trận đánh được miêu tả rất đẹp "tả dột hữu xung, khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang", được so sánh với hình mẫu Triệu Tử Long trong Tam quốc. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người "vị nghĩa vong thần", cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bên vực kẻ yếu, chiến thắng nhiều thế lau k bạo tàn".
- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, khiêm tốn, giản dị, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu. 
- Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên "động lòng" tìm cách an ủi họ: "Ta đã trừ lòng lâu la" và ân cần hỏi han, cho thì chàng rất đàng hoàng, chững chạc. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã gạt đi ngay, từ chối cả lời mời về thăm nhà Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp: "làm ơn há dễ trông người trả ơn". Dường như với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của một con người chân chính: "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi- Làm người thế ấy cũng phi anh hùng". Lời Văn Tiên chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc mình làm là hiển nhiên, thuộc căn cốt, gốc rễ trong lễ sống của mình.
- Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, là hình ảnh lý tưởng là Nguyễn Đình Chiểu gửi gắn niềm tin và ước vọng của mình.
Bài tập 2:Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga cũng bộc lộ nhiều nét đẹp tâm hồn:
- Một cô gái thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô khiêm nhường (quân tử- tiện thiếp), cách nói năng văn vẻ, mực thước, khuôn phép (làm con đâu dám cãi cha, chút tôi yếu liễu tơ đào...), cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết vừa đáp ứng đầy đủ những lời thăm hỏi ân cần của Vân Tiên, vừa bộc lộ chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
- Một con người đầm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng, Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: "Lâm nguy chẳng gặp giải nguy- Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi". Nàng coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ: "Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi". Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai hào hiệp ấy, dám liều mình để giữ trọng ân tình thủy chung với chàng.
Bài tập 3:Chép chính xác câu thơ nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga". Em hiểu câu thơ ấy như thế nào?
Câu thơ nói rõ nhất quan điểm này của Nguyễn Đình Chiểu là:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
- Nội dung câu thơ: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng.
- Qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", ta nhận thấy Vân Tiên thấy Nguyệt Nga bị nạn đã khẩn trương mau lẹ đánh tan bọn cướp. Và chành đã đánh chúng bằng sự quả cảm giải nguy cho Kiều Nguyệt Nga, Vân Tiên cũng không nhận. Rõ ràng Vân Tiên đã xả thân vì nghĩa, không chút so đo tính toán. Từ hành động đó của Vân Tiên, ta hiểu được quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu phải có tài trí phi thường để thấy hoạn nạn thì sẵn sàng cứu giúp vô tư đem lại điều tốt đẹp cho mọi người, người anh hùng phải là người hành động vì nghĩa, vì lẽ phải, vì lẽ công bằng.
Bài tập 4:Qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", ta thấy nhà thơ đã gửi gắm quan niệm về người anh thông qua nhân vật Lục Vân Tiên. Hãy viết một đoạn văn (một trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về người anh hùng trong thời đại ngày nay.
- Giải thích khái niệm người anh hùng: là người thấy hoạn nạn sẵn sàng cứu giúp vô tư đem lại điều tốt đẹp cho mọi người; người anh hùng phải là người hành động vì chính nghĩa, vì lẽ phải, vì lẽ công bằng.
- Chỉ ra các biểu hiện: bênh vực, che chở cho những người yếu đuối, không có khả năng tự vệ (cứu người bị nạn trong trường hợp nguy cấp: đuối nước, hỏa hoạn, bị tấn công...); dám đứng lên bảo vệ lẽ công bằng, quyền lợi chính đáng của mọi người, của tập thể, của một cá nhân bị xâm phạm...; đấu tranh chống lại những cái xấu xa, tội lỗi, những hiện tượng tiêu cực (đấu tranh chống tội phạm, tham ô, lãng phí...)
- Ý nghĩa: Luôn được mọi người yêu mến, tôn trọng, khâm phục; mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người; làm cho đất nước phát triển và xã hội tốt đẹp hơn...
- Bàn luận nâng cao: Bên cạnh đó, vẫn có những kẻ hèn nhát, không dám đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực vì sợ trả thù, sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân,... => làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội...
- Biện pháp phát huy: Giáo dục lối sống lành mạnh, tinh thần dũng cảm, biểu dương những tấm gương, những việc làm cao thượng vì lợi ích của cộng đồng, của con người...
- Liên hệ bản thân: Cần rèn luyện tinh thần vượt khó vươn lên, tích cực đấu tranh với những thói quen xấu của bản thân, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương mọi người, dám nhận và sửa chữa những lỗi lầm của mình...
 ****************************************
CHỊ EM THÚY KIỀU
Bài tập 1:Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em cảm thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao?
Gợi ý: Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn vì:
+ Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều. Có thể coi đây là thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Nguyễn Du chỉ dùng bốn câu thơ để miêu tả vẻ đẹp của Vân trong khi dùng tới 12 câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều.
+ Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là vè đẹp ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
=> Qua đó ta thấy được sự tinh tế của tác giả khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều.
Bài tập 2: Một trong những thành công nổi bật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả nhân vật chính diện.
Thế nào là bút pháp ước lệ? Tìm trong đoạn trích và chép lại chính xác những câu thơ tả nhan sắc Thúy Vân và Thúy Kiều có sử dụng biện pháp ước lệ.
Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu phân tích tài nghệ miêu tả ngoại hình nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích này.
Gợi ý:
Bút pháp ước lệ là:
+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.
+ Sử dụng những “công thức miêu tả” có sẵn trong quy ước của cộng đồng văn chương để miêu tả ( Ví dụ: tả người phụ nữ đẹp: mặt hoa, mày liễu, tả mùa thu: lá ngô đồng rơi, ao sen tàn lạnh...)
Tả Thúy Vân:
“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
Tả Thúy Kiều
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Học sinh dựa vào phần II – phân tích đoạn trích để viết đoạn.
Bài tập 3:Viết đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân qua 4 câu thơ:
“Vân xem trang trọng khác vời
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Đoạn văn tham khảo:
Chỉ qua bốn câu thơ:
“Vân xem trang trọng khác vời
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Trích trong đoạn “Chị em Thúy Kiều” mà đại thi hào Nguyễn Du đã vẽ lên được bước chân dung tuyệt đẹp của Thúy Vân. Câu mở đầu vừa giới thiệu vừa khái quát đặc điểm nhân vật: “Vân xem trang trọng khác vời”. Hai chữ “trang trọng”nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Vân. Hơn thế, Nguyễn Du cũng so sánh vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ với hình tượng thien nhiên, với những cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng với những hình tượng quen thuộc đồng thời sử dụng thủ pháp liệt kê khiến cho Thúy Vân hiện lên một cách cụ thể: Khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói với cá tính từ đi kèm: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ đều nhằm mục đích thể hiện vẻ đẹp phúc hậu mà quý phái của nàng Vân: khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo cất lên từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây,làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Chân dung của Thúy Vân hiện ra thật đẹp và cũng phần nào dự cảm vể số phận của nàng. Vẻ đẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp với xung quanh “mây thua”, “tuyết nhường” nên phải chăng trong tương lai, nàng cũng sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
Bài tập 4 : Xác định kết cấu của đoạn trích và phân tích tính hợp lí trong cách tổ chức kết cấu của Nguyễn Du?
Gợi ý:
* Đoạn trích có kết cấu như sau:
+ 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
+ 4 câu tiếp miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân
+ 12 câu tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
+ 4 câu cuối nói về cuộc sống của 2 chị em
* Tính hợp lí của kết cấu:
- Trước khi miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em, tác giả chuẩn bị tâm thế cho người đọc bằng việc giới thiệu chung về hai người: họ tên, vẻ đẹp cao quý của hai chị em đồng thời nhấn mạnh nét riêng của từng người.
- Tác giả chỉ để 4 dòng miêu tả Vân nhưng dành 12 dòng miêu tả Kiều. Hiệu quả nghệ thuật: 
+ Việc miêu tả Vân trước, Kiều sau chính là thủ pháp đòn bẩy. Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn.
+Số lượng câu dành cho Kiều nhiều hơn chứng tỏ tác giả tập trung miêu tả nhân vật này kĩ lưỡng về nhiều phương diện.Kiều có những vẻ đẹp mà Vân không thể có.
Bài tập 5 : Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào?
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
“Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh”
Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật?
Gợi ý:
- Hai câu thơ trên câu đầu nói về Thuý Vân, câu sau nói về Thuý Kiều
- Giống nhau: Tả nhan sắc của hai nàng như vậy là Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng, một bút pháp quen thuộc của thơ ca cổ điển – dùng để tả cho nhân vật chính diện - lấy cái đẹp của tự nhiên để so sánh hoặc ngầm ví với cái đẹp của nhân vật. Từ đó tôn vinh cái đẹp của nhân vật. ta dễ dàng hình dung nhan sắc của mỗi người. Thuý Vân tóc mượt mà, óng ả hơn mây, da trắng hơn tuyết, còn Thuý Kiều, vẻ tươi thắm của nàng đến hoa phải ghen, da mịn màng đến liễu phải hờn.
- Khác nhau:
+ Tác giả miêu tả Thuý Vân một cách cụ thể từ khuôn mặt, nét mày, màu da, nước tóc, miệng cười, tiếng nói - để khắc hoạ một Thuý Vân đẹp đoan trang, phúc hậu.
+ Thuý Kiều: nêu ấn tượng tổng quát (sắc sảo, mặn mà), đặc tả đôi mắt. Miêu tả tác động của vẻ đẹp của Thúy Kiều. Vẻ đẹp sắc sảo, thông minh của Thuý Kiều làm cho hoa liễu phải hờn ghen, làm cho nước, thành phải nghiêng đổ - Tác giả miêu tả nét đẹp của Kiều là để gợi tả vẻ đẹp tâm hồn Thuý Kiều.
- Thông điệp nghệ thuật: Qua cái đẹp ấy, tác giả còn dự báo cho số phận của mỗi người. Thuý Vân đẹp đoan trang, phúc hậu sẽ có một số phận may mắn, hạnh phúc. Còn Thuý Kiêu đẹp sắc sảo, mặn mà sẽ có số phận đầy giông tố, bất hạnh.
 *********************************
CẢNH NGÀY XUÂN
Bài tập 1 :
a. Nêu vị trí đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
b. Hình ảnh “con én đưa thoi” có thể hiểu như thế nào?
c. Hình ảnh con én đưa thoi gợi em nhớ đến một câu thơ nào trong một bài thơ đã được học ở lớp 9 mà tác giả cũng dùng hình ảnh (thoi) tả loài vật. Hãy chép chính xác câu thơ đó và nêu tên tác giả, tên bài thơ? Theo em nghĩa chung của hình ảnh (thoi) trong hai câu thơ đó là gì?
Gợi ý:
a. Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm “Gặp gỡ và đính ước” sau đoạn tả tài sắc chị em Kiều, để tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh, cảnh du xuân của chị em Kiều.
b. Hình ảnh con én đưa thoi có thể hiểu vừa tả cảnh ngày xuân chim én bay đi bay lại như thoi đưa vừa ngụ ý ngầm chỉ thời gian mùa xuân trôi quá nhanh tựa như những cánh én bay vụt trên bầu trời.
c. Gợi nhớ đến câu thơ:“Cá thu biển đông như đoàn thoi” – Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.
- Theo nghĩa chung của hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ đó là: rất nhiều, tấp nập.
Bài tập 2 : Gạch 1 gạch dưới từ ghép, 2 gạch dưới từ láy trong đoạn thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Gợi ý:
Từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh,nao nao, nho nhỏ 
Từ ghép: dan tay, tiểu khê, phong cảnh, dòng nước, uốn quanh, dịp cầu, bắc ngang
Bài tập 3 : Cho bốn câu thơ sau:
“Ngày xuân con én đưa thoi
.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
a.	Hình ảnh con én đưa thoi trong đoạn trích được hiểu như thế nào?
b.	Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy chép lại câu thơ có hình ảnh đó.
c.	Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_9.doc