Kì thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn

docx 1 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ
KÌ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 1/2016
MÔN NGỮ VĂN
Phần 1(4đ)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
1. Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ảnh hưởng như thế nào đến chủ đề của bài thơ?
2. Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giải viết: “vầng trăng tròn”; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Theo em việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
3.Từ ý nghĩ của bài thơ cùng những kiến thức xã hội mà em có, hãy trình bày suy nghĩ của em về đạo lí sống “uống nước nhớ nguồn” (trong khoảng nửa trang giấy thi).
 Phần 2(6đ)
Cho đoạn văn sau:
	“Hoạ sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lặp lại, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn:
Ta thoả thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?
Anh thanh niên bật cười khanh khách:
Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, được ở cao thế mới là lí tưởng chứ.
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay đến ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chế mất”
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I)
1. Trong đoạn trích trên, ông hoạ sĩ nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
1. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa dùng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
3. Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên?
4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lặp để liên kết(gạch chân thành phần tình thái và những từ nghĩ dùng làm phép lặp). Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_vao_lop_10_THPT_Nguyen_Hue_lan_1.docx