Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa học - Đề số 1

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa học - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa học - Đề số 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN: Hóa Học
Thời gian làm bài: 90 phút. 
ĐỀ THI TIỆM CẬN ĐỀ THPT QUỐC GIA 2016 (CÂU 1 ĐẾN 30 (BIẾT, HIỂU); CÂU 31 ĐẾN 40 (VẬN DỤNG MỨC ĐỘ THẤP); CÂU 41 ĐẾN 50 (VẬN DỤNG MỨC ĐỘ CAO)
Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm được in trên 04 trang giấy.
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: Be = 9; C = 12; N = 14; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Khối lượng kết tủa thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO và 0,1 mol C2H2 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 trong điều kiện thích hợp là
A. 21,6 gam.	B. 24 gam.	C. 45,6 gam.	D. 34,8 gam.
Câu 2: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl fomat.	B. etyl fomat.	C. etyl axetat.	D. metyl axetat.
Câu 3: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. W.	B. Na.	C. Al.	D. Fe.
Câu 4: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. NaCl loãng.	B. HNO3 loãng.	C. H2SO4 loãng.	D. NaOH loãng.
Câu 5: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. KOH, Na, BaSO4.	B. Na, CuO, HCl.	C. Na, KHCO3, CuO.	D. NaOH, Cu, NaCl.
Câu 6: Axit fomic phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. NaHCO3.	B. KNO3.	C. HCl.	D. NaCl.
Câu 7: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?
A. AgNO3 dư.	B. CuSO4 dư.
C. MgSO4.	D. H2SO4 đặc, nóng, dư.
Câu 8: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là
A. glucozơ, saccarozơ và fructozơ.	B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
C. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.	D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Câu 9: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. etylen glicol và hexametylenđiamin.	B. axit ađipic và hexametylenđiamin.
C. axit ađipic và etylen glicol.	D. axit ađipic và glixerol.
Câu 10: Thuốc thử duy nhất có thể dùng phân biệt hai khí SO2 và CO2 là
A. dung dịch Ba(OH)2.	B. dung dịch Br2.	C. dung dịch NaOH.	D. H2O.
Câu 11: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. etylamin.	B. axit axetic.	C. alanin.	D. glyxin.
Câu 12: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,5.	B. 45,0.	C. 18,5.	D. 15,0.
Câu 13: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Ca2+, Mg2+.	B. SO42-, Cl-.	C. HCO3-, Cl-.	D. Na+, K+.
Câu 14: Khi tăng nhiệt độ thêm 10oC, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó đang tiến hành ở 30oC tăng lên 81 lần, thì thực hiện phản ứng đó ở nhiệt độ
A. 60oC.	B. 70oC.	C. 50oC.	D. 80oC.
Câu 15: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. K3PO4.	B. HCl.	C. KNO3.	D. KBr.
Câu 16: Cho 4,11 gam Ba vào 1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,03 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 10,20 gam.	B. 9,13 gam.	C. 8,75 gam.	D. 7,87 gam.
Câu 17: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm tham gia được phản ứng tráng bạc?
A. CH2=CH-COO-CH2-CH3.	B. CH3-COO-CH2-CH=CH2.
C. CH3-COO-C(CH3)=CH2.	D. CH3-COO-CH=CH2.
Câu 18: Ở trong nọc của ong, kiến,... có axit fomic (HCOOOH). Vì vậy ở chỗ đau do bị kiến (ong) đốt người ta thường bôi vào đó chất nào sau đây để đỡ đau?
A. Giấm.	B. Muối.	C. Vôi.	D. Rượu.
Câu 19: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. isopentan.	B. neopentan.	C. butan.	D. pentan.
Câu 20: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.	B. HNO3, Ba(OH)2 và K2SO4.
C. HNO3, NaCl và Na2SO4.	D. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
Câu 21: Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH2=CHCOOCH3.	B. CH3COOC2H5.	C. CH3COOCH=CH2.	D. C2H5COOCH3.
Câu 22: Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 53,4 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Mg.	B. Al.	C. Fe.	D. Zn.
Câu 23: Ion SO42- (16S, 8O) có chứa số hạt proton và electron lần lượt là
A. 48 và 50.	B. 24 và 24.	C. 48 và 48.	D. 24 và 26.
Câu 24: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3CH3.	B. H2O.	C. CH3CHO.	D. CH3CH2OH.
Câu 25: Cho anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, t0) thu được
A. CH3CH2CHO.	B. CH3CH2CH2OH.	C. CH3CH2COOH.	D. CH2=CH-COOH.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 21,60.	B. 18,90.	C. 19,44.	D. 17,28.
Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2;	 (b) Cho FeS vào dung dịch HCl; 
(c) Cho Si vào dung dịch NaOH loãng; 	 (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaI.
(e) Cho Si vào bình chứa khí F2;	 (f) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S;
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
	1/ Độ dinh dưỡng trong phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nguyên tố photpho.
	2/ Công thức chung của oleum là H2SO4.nSO3.
	3/ SiO2 có thể tan được trong các dung dịch axit thông thường như H2SO4, HCl, HNO3.
	4/ Au, Ag, Pt là các kim loại không tác dụng với oxi.
	5/ Dẫn H2S qua dung dịch Pb(NO3)2 có kết tủa xuất hiện.
	6/ Khí CO có thể khử được các oxit như CuO, Fe3O4 đốt nóng.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 29: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là
A. axit -aminopropionic và axit -aminopropionic.
B. amoni acrylat và axit -aminopropionic.
C. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
D. axit -aminopropionic và amoni acrylat.
Câu 30: Một học sinh nghiên cứu dung dịch X và thu được kết quả như sau: Dung dịch X tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2, sinh ra kết tủa trắng. Khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl, sinh ra khí không làm mất màu dung dịch KMnO4. Dung dịch X tác dụng với dung dịch natri panmitat, sinh ra kết tủa. Dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaHSO3.	B. Dung dịch NaHCO3.
C. Dung dịch Ca(HSO3)2.	D. Dung dịch Ca(HCO3)2.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm về số mol của ancol etylic trong X là
A. 50,00%.	B. 66,67%.	C. 16,67%.	D. 33,33%.
Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hóa : 
.
Công thức phân tử của T là
A. C3H6O2.	B. C3H8O2.	C. C4H6O2.	D. C4H8O2.
Câu 33: Cho a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết 0,5c < a < b + 0,5c. Kết luận nào sau đây đúng?
A. X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại.	B. X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại.
C. X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại.	D. X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại.
Câu 34: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
A. BaSO3 BaO + SO2.	B. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2.	D. NH4Cl NH3 + HCl.
Câu 35: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 24 gam glyxin và 21,36 gam alanin. Giá trị của m là
A. 83,20.	B. 64,23.	C. 64,32.	D. 73,40.
Câu 36: Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe, Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat; 	(b) Cho đồng vào dung dịch bạc nitrat;
	(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng (II) sunfat; 	(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hoàn toàn 10,26 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 8,88 gam Ca(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,0.	B. 12,0.	C. 16,0.	D. 4,0.
Câu 38: Cho các phản ứng: 
(1). O3 + KI (dung dịch) 	(5). F2 + H2O 
(2). MnO2 + HCl đặc 	(6). NH3(dư) + Cl2 
(3). KClO3 + HCl đặc 	(7). HF (dung dịch) + SiO2 
(4). NH3(khí) + CuO 
Số trường hợp tạo ra đơn chất là
A. 4.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,56 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 17,65.	B. 24,50.	C. 29,90.	D. 35,30.
Câu 40: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là
A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.	B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.
C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.	D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
Câu 41: Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 2,87 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 2,4 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
A. 11,88.	B. 10,8.	C. 6,48.	D. 8,64.
Câu 42: Hỗn hợp X gồm 4,48 gam Fe, 8,0 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành sắt), thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4x mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được x mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,40.	B. 3,24.	C. 7,02.	D. 3,78.
Câu 43: Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp là
A. 42,86%.	B. 85,71%.	C. 57,14%.	D. 28,57%.
Câu 44: Hỗn hợp M gồm một axit cacboxylic đơn chức X, một axit cacboxylic hai chức Y (hai axit đều mạch hở, cùng liên p) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được 4,32 gam H2O và 4,704 lít CO2 (đktc). Thực hiện phản ứng este hóa m gam M (hiệu suất 100%), sản phẩm thu được chỉ có H2O và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng ancol có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp M là
A. 21,05%.	B. 6,73%.	C. 39,47%.	D. 32,75%.
Câu 45: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH- của H2O) và 16,8 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 3 khí, trong đó có hai khí có cùng phân tử khối và một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 400.	B. 396.	C. 379.	D. 394.
Câu 46: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng X trong 0,4 mol hỗn hợp trên là
A. 18,0 gam.	B. 10,8 gam.	C. 11,4 gam.	D. 9,0 gam.
Câu 47: Hỗn hợp M gồm ba peptit mạch hở A, B, C có tỷ lệ mol tương ứng 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam M thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol X và 0,18 mol Y (X, Y đều là các amino axit no có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử). Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử A, B, C là 16. Nếu đốt cháy 4x mol A hoặc 3x mol B đều thu được số mol CO2 như nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được V lít N2 (đktc), 16,576 lít CO2 (đktc) và x mol H2O. Tỷ lệ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,7.	B. 3,5.	C. 3,9.	D. 6,6.
Câu 48: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 7,84 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 64,95.	B. 59,10.	C. 50,4.	D. 51,1.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH). Trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 4,40 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 672 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 1,86 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 4,40 gam X thì thu được CO2 và 2,88 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
A. 33,64%.	B. 34,01%.	C. 39,09%.	D. 27,27%.
Câu 50: Cho m gam gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng). Hòa tan hoàn toàn dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và a gam hỗn hợp khí A (trong A có 0,03 gam H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH thì thu được 5,712 lít H2 (đktc). Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 1,55.	B. 1,45.	C. 3,0.	D. 2,45.
--------- HẾT ---------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_TIEM_CAN_THPTQG_2016.doc