Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa Học

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn: Hóa Học
 --- --- --- ---
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút;
Họ, tên thí sinh:................................................................Số báo danh: ...........................
Mã đề thi 132
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al=27; P = 31; S = 32;
Cl = 35,5; K = 39; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Be = 9; Ca = 40.
---------------o0o-----o0o-----o0o------------
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2?
A. CH3NH2.	B. CH3COOH.	C. C2H5OH.	D. C6H5NH2.
Câu 2: Cho dãy các ion kim loại : K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. Ion kim loại dễ bị khử nhất trong dãy là
A. K+	B. Ag+	C. Cu2+	D. Fe2+
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Các loại thuốc Seduxen, Moocphin có khả năng gây nghiện cho con người
B. Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên
C. Lượng khí O3 có trong không khí càng nhiều, càng có tác dụng làm cho không khí trong lành hơn.
D. Khí thải ra khí quyển freon (chủ yếu là CFCl3, CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
Câu 4: Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 42,75 gam kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 94,2375 gam. Giá trị của x là:
A. 0,15.	B. 0,25.	C. 0,3.	D. 0,45.
Câu 5: Oxit nào sau đây không bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?
A. CrO.	B. Fe2O3.	C. FeO.	D. Fe3O4
Câu 6: Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen và hiđro. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Mặt khác dẫn V lít X qua Ni nung nóng thu được 0,8V lít hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch brom dư thì có 32 gam brom đã phản ứng. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 6,72.	B. 8,96.	C. 11,20.	D. 5,60.
Câu 7: Hóa chất khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 cho đồng thời kết tủa và khí thoát ra là.
A. Soda.	B. Thạch cao.	C. Urê.	D. Supephotphat kép
Câu 8: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. BaCl2.	B. Ca(HCO3)2.	C. AlCl3.	D. CaCO3.
Câu 9: α-amino axit X trong phân tử chứa một nhóm NH2, một nhóm COOH. Cho 3,75 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2NCH(CH3)COOH.	B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH.	D. H2NCH2COOH.
Câu 10: Để loại bỏ khí C2H2 có lẫn trong khí C2H4. Ta dẫn hổn hợp khí trên qua lượng dư dung dịch nào sau đây ?
A. dung dịch KMnO4	B. dung dịch Br2	C. Dung dịch HCl	D. AgNO3/NH3
Câu 11: : Khi dùng phễu chiết có thể tách riêng hai chất lỏng X và Y. Xác định các chất X, Y tương ứng trong hình vẽ?
A. benzen và nước.	
B. Nước và đường gluccozơ.
C. benzen và anilin	
D. ancol etylic và nước
Câu 12: Đun nóng este C6H5OCOCH3 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là
A. CH3OH và C6H5COONa.	B. CH3COONa và C6H5OH.
C. CH3COOH và C6H5OH.	D. CH3COONa và C6H5ONa.
Câu 13: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch Fe2(SO4)3 thành kim loại Fe ta dùng lượng dư kim loại nào sau đây?
A. Cu.	B. Ba.	C. Mg.	D. Ag.
Câu 14:. Hòa tan 22 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 vào 0,5 lít dung dịch HNO3 2M thì thu được dung dịch Y (không có NH4NO3) và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO. Lượng HNO3 dư trong Y tác dụng vừa đủ với 13,44 gam NaHCO3. Cho hỗn hợp Z vào bình kín có dung tích không đổi 8,96 lít chứa O2 và N2 tỉ lệ thể tích 1 : 4 ở 00C và áp suất 0,375 atm. Sau đó giữ bình ở nhiệt độ 00C thì trong bình không còn O2 và áp suất cuối cùng là 0,6 atm. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
 A. 52,73%.	 B. 26,63%.	 C. 63,27%.	 D. 42,18%.
Câu 15: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại:
A. Ag	B. Zn	C. Pb	D. Cu
Câu 16: Tơ nilon - 6,6 hay là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng hexametylen điamin với axit nào sau đây?
A. axi ađipic	B. axit terephtalic	C. axit ω-aminocaproic	D. axit axetic
Câu 17: Chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất ?
A. C6H5OH.	B. CH3COOH	C. C2H5OH.	D. HCOOH.
Câu 18: Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,0 M thu được 11,82 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được kết tủa nữa. Hãy tính giá trị của V?
A. 1,344 lít	B. 3,584 lít	C. 3,136 lít	D. 3,36 lít
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Ca.	B. Be.	C. Ba.	D. Mg.
Câu 20: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,2.	B. 15,0.	C. 12,3.	D. 8,2.
Câu 21: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là :
A. 10,6.	B. 12,5.	C. 14,7	D. 11,8.
Câu 22: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X:
A. C2H3COOC2H5.	B. C2H5COOCH3.	C. C2H5COOC2H5.	D. CH3COOC2H5.
Câu 23: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là:
A. 61,67	B. 55,2	C. 41,69	D. 61,78
Câu 24: Cho biết hạt nhân ion Al3+ có chứa 13 proton. Vậy cấu hình electron của ion Al3+ là
A. 1s22s22p6.	B. 1s22s22p63s23p4.	C. 1s22s22p63s23p1.	D. 1s22s22p63d3
Câu 25: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 26: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 4,32 gam	B. 2,88 gam	C. 2,16 gam	D. 5,04 gam
Câu 27: Xà phòng hóa 4,45 g chất béo trung tín A bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH thu được 0,46 g glixerol và m gam xà phòng. Tính m?
A. 4,27 gam	B. 4,488 gam	C. 4,83 gam	D. 5,44 gam
Câu 28: Hợp chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom?
A. fructozơ.	B. anilin.	C. Phenol.	D. Glucozơ.
Câu 29: Cho dung dịch NH3 đặc vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan dần cho dung dịch màu xanh lam. Công thức của X là
A. CrCl3.	B. ZnCl2.	C. AlCl3.	D. CuCl2.
Câu 30: Trong bình kín có cân bằng sau: I2(k) + H2(k) 2HI ∆H = 51,88 kJ/mol.
Yếu tố nào sau đây làm cho cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận
A. Tăng thể tích bình phản ứng	B. Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
C. Dùng thêm chất xúc tác	D. Giảm áp suất chung của hệ
Câu 31: Cho một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra; dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng ( không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là
A. xiđerit.	B. hematit.	C. manhetit.	D. pirit sắt.
Câu 32: Hợp chất thơm C6H5NH2 không có tên gọi nào dưới đây ?
A. Benzylamin.	B. Benzenamin.	C. Phenylamin.	D. Anilin.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở điều kiện thường metyl amin là chất khí, mùi khai, làm xanh quỳ ẩm.
B. Anđêhit axetic không làm mất màu Br2 trong dung môi CCl4.
C. Fomalin được dùng để ngâm xác động vật.
D. Dung dịch chứa hổn hợp Glucozơ và Fructozơ không có khả năng làm mất màu dung dịch Br2
Câu 34: Hoàn tan hoàn toàn 39,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí có khối lượng 0,9 gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 175,82 gam muối khan. Nếu cho 0,245 mol kim loại M tác dụng với Cl2 dư thì thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 27,195 gam.	B. 38,8325 gam.	C. 18,2525 gam.	D. 23,275 gam.
Câu 35: Cho 100 ml dung dịch FeCl3 1M tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3, thì khối lượng kết tủa thu được là?
A. 10,8 gam	B. 43,05 gam	C. 25,15 gam	D. 53,85 gam
Câu 36: Cho hỗn hợp X chứa 2,4 gam Mg và 10,64 gam Fe vào dung dịch Y chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và m gam kim loại. Giá trị của m là:
A. 45,20.	B. 32,40.	C. 43,04.	D. 41,36.
Câu 37: Hỗn hợp A gồm một axit no đơn chức và hai axit không no đơn chức chứa một liên kết đôi, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần tham vào 100 ml dung dịch HCl 1 M, được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn nhất trong A là
A. 40,82%.	B. 30,28%.	C. 36,39%.	D. 22,7%.
Câu 38: Cho các phát biểu sau?
(a) H2O2 vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa, vừa có khả năng thể hiện tính chất khử.
(b) Khí OF2 được điều chế bằng cách cho O2 phản ứng trực tiếp với F2.
(c) Dung dịch hổn hợp (CaF2 + H2SO4 loãng) có khả năng ăn mòn thủy tinh.
(d) Cho I2 vào dung dịch hồ tinh bột đun nóng thu được dung dịch màu xanh.
(e) Trong hợp chất các halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7 
Các phát biểu đúng là
A. (a), (b), (c),	B. (a), (c), (d).	C. (b), (d), (e)	D. (a), (c).
Câu 39: Hỗn hợp M gồm axit X, rượu Y và este Z được tạo ra từ X và Y, tất cả đều đơn chức; trong đó số mol X gấp hai lần số mol Y. Biết 17,35 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, đồng thời thu được 16,4 gam muối khan và 8,05 gam rượu . Phần trăm khối lượng của Y là
A. 26,51%.	B. 6,63%.	C. 46,39%.	D. 39,76%.
Câu 40: Ba dung dịch muối A, B, C thoả mãn:
A tác dụng với B thì có khí thoát ra nhưng không xuất hiện kết tủa.
B tác dụng với C thì xuất hiện kết tủa trắng nhưng không có khí thoát ra .
A tác dụng với C thì có khí thoát và xuất hiện kết tủa trắng.
A, B, C lần lượt là:
A. (NH4)2CO3, H2SO4, Ba(OH)2.	B. (NH4)2CO3, Ba(HCO3)2, NaHSO4.
C. NH4HCO3, NaHSO4, Ba(OH)2.	D. NH4HCO3, Na2SO4, Ba(OH)2.
Câu 41: Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 21,60 gam	B. 24,20 gam	C. 25,32 gam	D. 29,04 gam.
Câu 42: Hổn hợp X gồm Al và FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hổn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hổn hợp Y. Chia Y làm 2 phần.
Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2(đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn.
Phần 2 : Tác dụng với HNO3 loãng dư thu được dung dịch A và 8,064 lít NO (đktc là sản phẩm khử duy nhất). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 54,63 gam. Giá trị m là
A. 38,70 gam.	B. 39,72 gam.	C. 38,91 gam.	D. 36,48 gam.
Câu 43: Glucozơ phản ứng với chất nào dưới đây cho sản phẩm là axit gluconic?
A. AgNO3/NH3, đun nóng.	B. dung dịch nước Br2 ở nhiệt độ thường.
C. Cu(OH)2/OH-, đun nóng.	D. H2, xt Ni, đun nóng.
Câu 44: Cho 46,8 gam hổn hợp CuO và Fe3O4 ( tỉ lệ mol 1:1 ), tan hết trong dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ ), thu được dung dịch A. Thêm m gam Mg vào dung dịch A, đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B, Thêm dung dịch KOH dư vào B, thu được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 45 gam chất rắn E. Gọi a là tổng các giá trị m thỏa mãn. Giá trị của a là 
A. 36 gam.	 B. 17,4 gam.	C. 14,4 gam.	 D. 9,0 gam.
Câu 45: Thủy phân hoàn toàn m gam hexapetit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hổn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hóa hoàn toàn hổn hợp Y cần dùng vừa đủ a mol khí O2, thu được hổn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hổn hợp Z qua bình H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với hổn hợp Z, tỉ lệ a : b = 51: 46. Để oxi hóa hoàn toàn 27,612 gam X cần tối thiếu V lít O2(đktc). Giá trị của V là
A. 33,4152 lít.	B. 30,1392 lít.	C. 29,7024 lít.	D. 33,0239 lít.
Câu 46: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH 0,1M vào 300 ml dung dịch hổn hợp gồm H2SO4 a mol/lít và Al2(SO4)3 b mol/lít. Đồ thị dưới đây mô tả sự phụ thuộc của số mol kết tủa Al(OH)3 vào số mol NaOH đã dùng.
Tỉ số a/b gần với giá trị nào sau đây
A. 1,7	B. 2,3	C. 2,7	D. 3,3
Câu 47: Hòa tan hoàn toàn 1,609 gam hổn hợp ở dạng bột gồm Fe và Al vào 40 ml dung dịch HCl 7,3%(D=1,1 g/ml) thu được dung dịch Y. Thêm 700 ml dung dịch AgNO3 0,2M vào dung dịch Y, khuấy kĩ thì sản phẩm thu được chỉ có kết tủa và dung dịch Z. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch Z lấy chất rắn thu được đem nung trong bình kín đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m là.
A. 5,779 gam.	B. 3,294 gam.	C. 8,101 gam.	D. 6,023 gam.
Câu 48: Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2.	B. 10,8.	C. 21,6.	D. 32,4.
Câu 49: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường;
(1) Rắc bột lưu huỳnh lên thủy ngân	
(2) Cho bột liti vào bình chứa khí nitơ
	(3) Cho bột nhôm vào bình chứa khí clo	 
	(4) Cho bột NaHCO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH
	Số thí nghiệm có phản ứng xãy ra là
A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 50: Hỗn hợp X gồm 3 chất : CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là:
A. 35,20	B. 17,92	C. 17,60	D. 70,40
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPT_mon_hoa_co_DA.doc