Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Việt Lâm

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1163Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Việt Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Việt Lâm
TRƯỜNG THPT VIỆT LÂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(Không kể thời gian giao đề)
MĐ: 132
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1, Li= 7, Be =9, C = 12, N = 14, O = 16, F =19, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5 , K = 39, Ca = 40, Cr = 52 ; Mn =55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Br =80, Sr = 88, Ag = 108; I =127, Ba=137, Pb =208.
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol ?
A. Glucozơ. 	B. Triolein. 	C. Saccarozơ. 	D. Metyl axetat.
Hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 18,0. 	B. 9,0. 	C. 36,0. 	D. 16,2.
Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 X Y Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng,các chất X, Y lần lượt là
A. NaAlO2 và Al(OH)3.	 B. Al(OH)3 và Al2O3.
C. Al2O3 và Al(OH)3. 	D. Al(OH)3 và NaAlO2.
Chất X là một α-aminoaxit no, phân tử chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Cho 7,12 gam X tác dụng với NaOH dư thu được 8,88 gam muối. X là
A. NH2-CH2-COOH. 	B. NH2-CH2-CH2-COOH.
C. C6H5-NH2. 	D. NH2-CH(CH3)-COOH.
Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Xiđerit. 	B. Hematit. 	C. Pirit. 	D. Manhetit.
Chất hữu cơ X có khả năng làm mất màu dung dịch brom và khi tác dụng với NaHCO3 giải phóng CO2. Chất X có thể là
A. CH3CHO.	 B. CH2=CH-COOH. 	C. C6H5OH (phenol). D. CH3COOH.
Hai chất CH3NH2 và NH2-CH2-COOH cùng phản ứng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây ?
A. NaOH. 	B. CaCO3.	 C. HCl. 	D. C2H5OH.
Cho một đinh Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau ?
A. ZnSO4. 	B. Na2SO4. 	C. CuSO4.	 D. MgSO4.
 Cho các khí X, Y, Z được sinh ra từ các phản ứng sau:
H2S + O2 (dư) Khí X NH4NO2 Khí Y
CaCO3 + HCl khí Z 
Các khí X, Y, Z lần lượt là
A. SO2, NO, CO2. 	B. SO2, NO2, Cl2. 	C. SO2, N2, Cl2.	 D. SO2, N2, CO2.
Cho m gam Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tạo ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,7. 	B. 8,1. 	C. 0,54. 	D. 5,4.
Cho dãy các chất: etan, ancol etylic, axit axetic, etyl axetat. Chất trong dãy có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. etan. 	B. axit axetic.	 C. etyl axetat. 	D. ancol etylic.
Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân Al2O3 nóng chảy. 	B. dùng CO khử Al2O3.
C. điện phân AlCl3 nóng chảy. 	D. điện phân dung dịch AlCl3.
Loại phân bón hóa học nào sau đây có thể làm cho đất bị chua?
A. KNO3. 	B. Ca3(PO4)2. 	C. NH4Cl. 	D. (NH2)2CO.
Glucozơ không thuộc loại
A. cacbohiđrat. 	B. đisaccarit. 	C. hợp chất tạp chức. D. monosaccarit.
Một mẩu khí thải có chứa CO2, Cl2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch NaOH. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 1.
Cho hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và còn kim loại dư. Chất tan đó là
A. Fe(NO3)2. 	B. HNO3. 	C. Cu(NO3)2.	 D. Fe(NO3)3.
Chất có đồng phân hình học là
A. CH3-CC-CH3. 	B. CH2=CH-CH3. 	C. CH3-CH=CH-CH3. D. CH2=CH-CH=CH2.
Hỗn hợp khí nào sau đây không đồng thời tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. O2 và N2. 	B. H2 và F2. 	C. CO và O2. 	D. Cl2 và O2.
Ion R3+ có cấu hình electron là [Ar]3d5
A. Fe (Z = 26). 	B. Cr (Z =24). 	C. Al (Z = 13). 	D. Cu (Z =29).
Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:
CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k) H > 0 Xét các tác động sau đến cân bằng:
(a) Tăng nhiệt độ; 	(b) Thêm một lượng hơi nước;
(c) Giảm áp suất chung của hệ; 	(d) Dùng chất xúc tác;
(e) Thêm một lượng CO2.
Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. (a), (e).	 B. (b), (c). 	C. (a), (c), (d).	 D. (a), (b), (e).
Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?
A. Alanin. 	B. Anilin.	 C. Metylamin. 	D. Glyxin.
Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (3) và (4).	B. (3) và (4).	C. (1), (2) và (3).	D. (2) và (3).
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, MgCl2.	 B. Mg(HCO3)2, CaCl2.
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. 	D. CaSO4, MgCl2.
Có các thí nghiệm sau
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4;
(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;
(c) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
(d) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl3;
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 1 	B. 4. 	C. 3. 	D. 2.
Chất không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 là
A. axit axetic.	 B. Ala-Ala-Gly. 	C. glucozơ. 	D. Phenol.
Tripeptit là hợp chất mà phân tử có
A. hai liên kết peptit, ba gốc β-aminoaxit. 	B. hai liên kết peptit, ba gốc α-aminoaxit.
C. ba liên kết peptit, hai gốc α-aminoaxit.	 D. ba liên kết peptit, ba gốc α-aminoaxit.
Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
A. proton và electron.	 B. electron.	C. proton. 	D. proton và notron.
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Zn. Số kim loại trong dãy tan được trong dung dịch HCl là
A. 3.	 B. 1. 	C. 4.	 D. 2.
Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm -OH, nên có thể viết là
A. [C6H7O3(OH)2]n. 	B. [C6H5O2(OH)3]n. 	C. [C6H7O2(OH)3]n. 	D. [C6H8O2(OH)3]n.
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. nilon-6,6. 	B. polietilen.	C. poli(metyl metacrylat). 	D. poli(vinyl clorua).
Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,36. 	B. 2,52. 	C. 4,20.	 D. 2,72.
Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp M gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp X; Y (MX < MY) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình I đựng P2O5 dư và bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình I tăng m gam và khối lượng bình II tăng (m + 39) gam. Phần trăm thể tích anken Y trong M là
A. 80,00. 	B. 75,00. 	C. 33,33.	 D. 40,00.
Cho 1,37 gam Ba vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M. sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m (gam) kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,71. 	B. 3,31. 	C. 0,98.	 D. 2,33.
Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin lần lượt là
A. CH5N và C2H7N. 	B. C2H7N và C3H9N. 	C. C2H5N và C3H7N. 	D. CH3N và C2H5N.
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 17,73. 	B. 9,85. 	C. 19,70.	 D. 11,82.
Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa m gam Al2O3 và Fe2O3, đốt nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,14 gam chất rắn, khí ra khỏi ống sứ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 16,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,26. 	B. 18,82. 	C. 17,60.	 D. 16,70.
Tổng các hạt electron, proton, nơtron trong ion R2+ là 34. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Để điều chế R có thể dùng phương pháp nhiệt luyện.
B. R có trong khoáng vật canalit.
C. R có tính khử mạnh hơn Cu.
D. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. 1. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 2.
Khi đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X (C, H, O) thì thấy nX = nCO2 – nH2O. X có thể thuộc loại chất nào sau đây?
A. Este đơn chức no, mạch hở. 	B. Axit đơn chức no, mạch hở.
C. Anđehit đơn chức no, mạch hở. 	D. Axit 2 chức no, mạch hở.
 Cho 6,72 gam Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,12.	 B. 12,00.	 C. 18,24	. D. 24,00.
Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Để trung hòa m gam X cần dùngV ml dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 6,048 lít O2 (đktc), thu được 14,52 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Giá trị của V là
A. 90 ml.	 B. 120 ml.	 C. 60 ml. 	D. 180 ml.
Hòa tan hoàn toàn 3,92 gam hỗn hợp X gồm Al, Na và Al2O3 vào nước (dư) thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 0,06 mol HCl vào X thì thu được m gam kết tủa. Nếu cho 0,13 mol HCl vào X thì thu được (m – 0,78) gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Na có trong X là
A. 44,01 	B. 41,07 	C. 46,94 	D. 35,20
Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào các dung dịch sau:
(1) Dung dịch NaHCO3. 	(2) Dung dịch Ca(HCO3)2. 	(3) Dung dịch MgCl2.
(4) Dung dịch Na2SO4. 	(5) Dung dịch Al2(SO4)3. 	(6) Dung dịch FeCl3.
(7) Dung dịch ZnCl2. 	(8) Dung dịch NH4HCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 6. 	B. 5. 	C. 8. 	D. 7.
Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 40,8. 	B. 53,6. 	C. 20,4. 	D. 40,0.
Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,477.	 B. 43,931.	 C. 42,158. 	D. 45,704.
Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 116,89. 	B. 118,64. 	C. 116,31. 	D. 117,39.
Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 41,3%. 	B. 43,5%. 	C. 48,0%.	 D. 46,3%.
Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là
A. 8. 	B. 12. 	C. 4.	 D. 6.
Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc).Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thìthu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 10,88. 	B. 14,72. 	C. 12,48. 	D. 13,12.
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 60,272.	 B. 51,242. 	C. 46,888. 	D. 62,124.
------------------------------- HẾT -------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_THPT_quoc_gia_2016.doc