Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Quế Phong

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Trường THPT Quế Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học -  Trường THPT Quế Phong
SỞ GDĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUẾ PHONG
(Đề thi có 4 trang)
KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2016
Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề
-------------------------------
Mã đề thi: 312
Họ tên:..SBD..Lớp	
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137,Br=80, S=32, K=39
Câu 1 : Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
A. 1.	B. 3	C. 4	D. 2.
Câu 2 : Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?
A. axit fomic	B. axetilen	C. anđehit axetic. D. glucozo.
Câu 3 : Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
	A. 1 chất. 	B. 2 chất. 	C. 3 chất. 	D. 4 chất
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là 
 A. 1,12.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 2,24. 
Câu 5: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
	A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH	C. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO
	B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH 	D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
Câu 6: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 10,4.	B. 6,8.	C. 6,4.	D. 9,6.
Câu 7: : Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là	
A. 5,6 gam. 	B. 6,72 gam. 	C. 16,0 gam.	D. 8,0 gam
Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit?
	A. CaO.	B. CrO3.	C. Na2O.	D. MgO.
Câu 9: Axetilen là một chất khí, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi - axetilen để hàn, cắt kim loại. Công thức phân tử của axetilen là
	A. C2H4.	 B. C6H6.	 C. C2H2.	 D. C2H6
Câu 10: Cho các phát biểu sau về crom:
	(a) Cấu hình electron của crom ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d44s2.
	(b) Crom có độ hoạt động hóa học yếu hơn sắt và kẽm.
	(c) Lưu huỳnh bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
	(d) Khi thêm axit vào muối cromat, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
	(e) Cr(OH)3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành hợp chất cromat.
	Số phát biểu đúng là
	A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 11: Ở điều kiện thường, dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước?
	A. K, Na, Ca, Ba	 B. Na, Be, Ca, Ba	
 C. Ba, K, Na, Fe	 D. Cu, Na, K, Ca
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 13,0 gam FeCl3. Giá trị của m là
	A. 4,48	B. 5,60.	C. 2,24.	D. 1,12.
Câu 13: Cấu hình electron của ion nguyên tố X2- ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Số hiệu nguyên tử của X là
	A. 8.	 B. 16.	 C. 18.	 D. 20.
Câu 14:Phương trình hóa học nào sau đây là sai:
A. Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O;	B. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O;
C. 4FeCO3 + O2 2Fe2O3 + 4CO2;	D. Fe + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2
Câu 15: Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
	A. Ba.	B. Mg. 	C. Ca.	D. Sr.
Câu 16: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với: 
A. Cồn 	B. Giấm 	C. Nước đường 	D. Nước vôi .
Câu 17: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
	A. (3) và (4).	B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). 	D. (2) và (3).
Câu 18: Thành phần hoá học chính của quặng boxit là
A. FeCO3.	 B. Al2O3.2H2O.	 C. Fe3O4.nH2O.	 D. AlF3.3NaF
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai:
A.Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư .
B. Nhúng một dây Fe vào dung dịch FeCl3, kim loại Fe bị ăn mòn hóa học.
C. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt sắt để chống gỉ.
D. Vàng dẫn điện tốt hơn nhôm.
Câu 20: Số đồng phân amin bậc hai ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 21: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. 	B. H2NCH2COOH. 	C. H2NC2H4COOH. 	D. H2NC4H8COOH
Câu 22: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là 
A. 250 gam. 	B. 300 gam. 	C. 360 gam. 	D. 270 gam
Câu 23: Điều chế khí A dụng cụ và hóa chất như sau: 
A có thể là khí nào: 
 A. NH3 B. HCl C. H2S D. O2 
Câu 24: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
	A. HClO.	B. Cl2.	C. KCl.	D. HCl.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
	(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
	(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
	(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
	(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
	Số phát biểu đúng là
	A. 3.	 B. 4 .	C. 1.	 D. 2.
Câu 26: Kim loại Mg không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. Fe2(SO4)3	 B. CuSO4	 C. HCl	 D. CaCl2 
Câu 27: .Chất béo là trieste của axit béo với
	A. ancol etylic.	 B. ancol metylic.	 C. etylen glicol.	 D. glixerol
Câu 28: Để phân biệt hai dung dịch KCl và K2SO4 có thể dùng dung dịch
	A. H2SO4.	B. HNO3.	C. NaOH.	D. BaCl2.
Câu 29: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của oto thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ
A. Poli etilen	B. Poli (metyl metacrylat)
 C. Poli butadien	 D. Poli (vinylclorua
Câu 30: Đun 6 gam axit axetic với 6.9 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 5.5 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là 
	A. 50%	B. 62,5%	C. 55%	D. 75%
Câu 31 : Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 B. 45. 	 C. 11,25 D. 22,5
Câu 32 : Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch chứa AlCl3 0,75M và HCl 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,80.	B. 3,90.	C. 11,70.	D. 5,85
Câu 33: .Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 10,27g	 B.8.98	 C.7,25g	 D. 9,52g 
Câu 34: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
	A. O3.	B. NO2.	C. CO2.	D. SO2.
Câu 35: Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình sau. 
Giá trị của x là:
A. 0,12. B. 0,11. C. 0,13. D. 0,10.
Câu 36: .Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Để trung hòa m gam X cần dùng V ml dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 6,048 lít O2 (đktc), thu được 14,52 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Giá trị của V là
	A. 180 ml.	B. 120 ml.	C. 60 ml.	D. 90 ml.
Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau:
	(a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. 	
	(b) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
	(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. 	
	(d) Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch KHSO4.
	(e) Cho dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl dư. 	
	(f) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp xuất hiện kết tủa là
 	A. 4. 	B. 2. 	C. 5. 	D. 3.
Câu 38:Hòa tan hết m gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 bằng dung dịch HNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp sản phẩm khử chỉ gồm hai khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 17,4 và dung dịch Y chỉ chứa hai chất tan. Giá trị m là
A. 11,52 B. 2,08 C.4,64 D.4,16 
Câu 39: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ , hiệu suất 100%, dòng điện có cường độ không đổi) với dung dịch X gồm 0,2mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125g so với khối lượng dung dịch X. Cho 15g bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khí sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là:
A. 8,6 	B. 15,3 	C. 10,8 	D. 8,0
Câu 40: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,896 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 2.56	B. 1.28	C. 1.96	D. 3.92
Câu 41: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
	A. 0,070 mol	B. 0,015 mol	C. 0,075 mol	D. 0,050 mol 
Câu 42: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
A. Cu.	B. Zn.	C. Mg.	D. Ca.
Câu 43: Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z chỉ gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28g hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là :
A. 420 	B. 480 	C. 960 	D. 840
Câu 44: Trieste E mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X, Y, Z. Đốt cháy hoàntoàn x mol E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết y = z + 5x và x mol E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Cho x mol E phản ứng với dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 49,50.	B. 8,25.	C. 24,75.	D. 9,90.
Câu 45: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
	A. 80	B.160	C. 60	D. 40
Câu 46: Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 5,40	B. 3,51	C. 7,02	D. 4,05
Câu 47: Hỗn hợp M gồm Lys-Gly-Ala, Lys-Ala-Lys-Lys-Gly, Ala-Gly trong đó nguyên tử oxi chiếm 21,3018% về khối lượng. Cho 0,16 mol M tác dụng với HCl (vừa đủ) thu được m gam muối. Giá trị của m là:
	 A. 90,48gam. B.83,28gam. C.93,26gam.	 D. 86,16gam
Câu 48: . Hoà tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 34,1.	B. 28,7.	C. 10,8.	D. 57,4.
Câu 49: . Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với
A. 67,5.	B. 85,0.	C. 80,0.	D. 97,5
Câu 50: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2	dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 1,5	B. 3,0	C. 1,0	D.2,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_hoa_nam_2016.doc