Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (Có đáp án)
Họ và tên học sinh: ................................................................................................. Lớp: .....................
● Thành phần cấu tạo
01: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Al (Z = 13) là
A. 3s13p2.	B. 3s23p2.	C. 3s23p1.	D. 3s23p3.
02: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K.	B. Na, Ba.	C. Be, Al.	D. Ca, Ba.
03: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IA là
A. RO2.	B. RO.	C. R2O3.	D. R2O.
04: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Mg. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
05: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với nguyên tử kim loại kiềm? Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, 
A. bán kính nguyên tử tăng dần.	B. năng lượng ion hóa giảm dần.
C. khối lượng riêng tăng dần.	D. thế điện cực chuẩn tăng dần.
06: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với các nguyên tố nhóm IIA?
A. Cấu hình electron hóa trị là ns2.	B. Tinh thể có cấu trúc lục phương.
C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba.	D. Số oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2.
● Tính chất
07: Trong số các chất: (X) NaHCO3, (Y) CaCO3, (Z) Na2CO3 và (T) NH4HCO3, thì chất có thể sử dụng làm "bột nở" là
A. (X) và (Y).	B. (Z) và (T).	C. (Y) và (Z).	D. (X) và (T).
08: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Na.	B. K.	C. Rb.	D. Cs.
09: Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Li.	B. Ca.	C. K.	D. Be.
10: Để bảo quản các kim loại kiềm cần ngâm chúng trong
A. nước.	B. lọ có đậy nắp kín.	C. rượu nguyên chất.	D. dầu hỏa.
11: Cho các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
12: Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại kiềm là
A. Na-K-Cs-Rb-Li.	B. Cs-Rb-K-Na-Li.	C. Li-Na-K-Rb-Cs.	D. K-Li-Na-Rb-Cs.
13: So sánh với kim loại kiềm cùng chu kỳ, kim loại kiềm thổ có
A. độ cứng lớn hơn.	B. thế điện cực chuẩn âm hơn.
C. khối lượng riêng nhỏ hơn (nhẹ hơn).	D. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn.
14: Cho dãy các chất: Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO. Số chất trong dãy tác dụng với H2O ở điều kiện thường là
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
15: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, NaCl, Na2SO4.	B. HNO3, Ca(OH)2, KNO3.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.	D. HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4.
16: Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm thực của nước mưa với đá vôi?
A. CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2.	B. Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2.
C. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2.	D. CaCO3 CaO + CO2.
17: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Gây ngộ độc nước uống.
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.
D. Gây hao tổn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.
18: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+ và Mg2+.	B. Ba2+ và Ca2+.	C. Ca2+ và Mg2+.	D. K+ và Ba2+. 
19: Chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng?
A. NaCl.	B. NaOH.	C. Na2CO3.	D. HCl.
20: Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là
A. NaCl.	B. NaHSO4.	C. Ca(OH)2.	D. HCl.
21: Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
A. H2SO4 (đặc, nguội).	B. KOH.	C. NaOH.	D. H2SO4 (loãng).
22: Kim loại phản ứng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A. Ni.	B. Fe.	C. Al.	D. Cu.
23: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 ++ dN2O + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 46.	B. 38.	C. 24.	D. 36.
24: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện
A. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.	B. kết tủa màu nâu đỏ.
C. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.	D. kết tủa màu xanh.
25: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. KCl, NaNO3.	B. NaCl, H2SO4.	C. Na2SO4, KOH.	D. NaOH, HCl.
26: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
27: Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. Al(OH)3.	B. NaHCO3.	C. Al2O3.	D. AlCl3.
28: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng . Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
A. Al, Fe, Fe3O4, Al2O3.	B. Al2O3, Fe, Fe3O4.
C. Al2O3, Fe.	D. Al, Fe, Al2O3.
29: Dung dịch chứa chất nào dưới đây làm quỳ tím đổi màu xanh?
A. K2SO4.	B. KAl(SO4)2. 	C. NaAlO2.	D. AlCl3.
30: Dãy các hiđroxit được xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.	B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.	D. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
31: Có thể phân biệt ba chất: Mg, Al, Al2O3 chỉ bằng một thuốc thử là
A. dung dịch HCl.	B. dung dịch NaOH.	C. dung dịch HNO3.	D. dung dịch CuSO4.
● Điều chế
32: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử?
A. Điện phân NaCl nóng chảy.	B. Điện phân dung dịch NaCl.
C. Điện phân NaOH nóng chảy.	D. Điện phân Na2O nóng chảy.
33: Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng phương pháp
A. cho Na tác dụng với nước.
B. điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn xốp ngăn 2 điện cực.
C. điện phân NaCl nóng chảy.
D. cho Na2O tác dụng với nước.
34: Phương pháp công nghiệp nào dùng điều chế các kim loại Na, Mg, Ca?
A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn.
B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.
C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.
D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.
35: Ứng dụng nào của Mg dưới đây không đúng?
A. Dùng để chế tạo dây dẫn điện.
B. Dùng để tạo chất chiếu sáng.
C. Dùng tổng hợp chất hữu cơ.
D. Dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, cần cho công nghiệp sản xuất máy bay, tên lửa, ôtô, ...
36: Dung dịch X chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Có thể dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu?
A. K2CO3.	B. NaOH.	C. Na2SO4.	D. AgNO3.
● Bài toán
37: Hòa tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa dung dịch Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là
A. 2,3.	B. 4,6.	C. 6,9.	D. 9,2.
38: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư), thu được 0,336 lít khí hiđro (đktc). Kim loại kiềm là
A. Li.	B. Rb.	C. K.	D. Na.
39: Hòa tan 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
A. K và Rb.	B. Na và K.	C. Li và Na.	D. Rb và Cs.
40: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 tỉ lệ mol tương ứng . Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 13,70 gam.	B. 12,78 gam.	C. 18,46 gam.	D. 14,62 gam.
41: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ trong nước tạo ra dung dịch Y và 2,688 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa dung dịch Y là
A. 120 ml.	B. 60 ml.	C. 1200 ml.	D. 240 ml.
42: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 12 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
A. 18,9 gam.	B. 23,0 gam.	C. 20,8 gam.	D. 25,2 gam.
43: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 2,00.	B. 1,00.	C. 1,25.	D. 0,75.
44: Nung nóng 47,2 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 cho đến khi khối lượng không thay đổi thì thoát ra 13,44 lít khí CO2 (đktc). Hàm lượng Ca(HCO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 61,06%.	B. 68,64%.	C. 64,68%.	D. 31,36%.
45: Hòa tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO2 (đktc). Số gam mỗi muối trong hỗn hợp lần lượt là
A. 2,0 và 6,2.	B. 6,1 và 2,1.	C. 4,0 và 4,2.	D. 1,48 và 6,72.
46: Khối lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2 có giá trị gần nhất với
A. 0,74 gam.	B. 1,48 gam.	C. 1,97 gam.	D. 3,00 gam.
47: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl-; 0,006 mol HCO3- và 0,001 mol NO3-. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là
A. 0,180.	B. 0,120.	C. 0,444.	D. 0,222.
48: Thể tích khí (đktc) thu được khi điện phân hết 5,85 gam NaCl tan trong dung dịch với điện cực trơ, màng ngăn xốp là
A. 0,224 lít.	B. 1,120 lít.	C. 2,240 lít.	D. 4,480 lít.
49: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối đem điện phân là
A. LiCl.	B. KCl.	C. NaCl.	D. RbCl.
50: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.	B. 3,36.	C. 2,24.	D. 1,12.
51: Đốt hoàn toàn m gam bột nhôm trong lượng S dư, rồi hòa tan hết sản phẩm thu được vào nước thì thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 2,70.	B. 4,05.	C. 5,40.	D. 8,10.
52: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3. Cho sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 0,540.	B. 0,810.	C. 1,080.	D. 1,755.
53: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 9,6 gam.	B. 25,8 gam.	C. 15,0 gam.	D. 20,4 gam.
54: Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al-Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho cùng lượng hợp kim trên tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Hàm lượng Al trong hợp kim là
A. 40,00%.	B. 69,23%.	C. 62,93%.	D. 60,23%.
55: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 21,60.	B. 18,90.	C. 17,28.	D. 19,44.
56: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 113.	B. 95.	C. 110.	D. 103.
57: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 39,40.	B. 15,76.	C. 21,92.	D. 23,64.
58: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y; thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 6,48.	B. 5,04.	C. 6,96.	D. 6,29.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_chu_d.doc