Đề kiểm tra chương 7: Sắt, crom và hợp chất - Môn học: Hóa học 12 (kèm các mã đề + đáp án)

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 16796Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chương 7: Sắt, crom và hợp chất - Môn học: Hóa học 12 (kèm các mã đề + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chương 7: Sắt, crom và hợp chất - Môn học: Hóa học 12 (kèm các mã đề + đáp án)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT 
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - VINH.
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 7: 
SẮT, CROM VÀ HỢP CHẤT
Môn học: Hóa học 12
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(25 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137.
Câu 1: Cho dãy các kim loại : Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 3	B. 6	C. 5	D. 4
Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe?
A. [Ar]3d64s2.	B. [Ar]3d8.	C. [Ar] 4s23d6.	D. [Ar]3d74s1.
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 3,81 gam.	B. 4,81 gam.	C. 6,81 gam.	D. 5,81 gam.
Câu 4: Sắt(III)hidroxit là tên gọi chất nào sau đây?
A. Fe2O3	B. FeO	C. Fe(OH)3	D. Fe(OH)2
Câu 5: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. HNO3.	B. H2SO4.	C. FeCl3.	D. HCl.
Câu 6: Cho phương trình phản ứng:
Tỷ lệ a:b là
A. 6:1	B. 2:3	C. 1:6	D. 3:2
Câu 7: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,44.	B. 47,4.	C. 30,18.	D. 12,96.
Câu 8: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag.	B. Fe.	C. Cu.	D. Zn.
Câu 9: Cho Cr(Z=24), cấu hình electron của ion Cr3+ là:
A. [Ar]3d2.	B. [Ar]3d4.	C. [Ar]3d5.	D. [Ar]3d3.
Câu 10: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 2,8.	B. 11,2.	C. 5,6.	D. 1,4.
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). 
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 12: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 13: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là
A. 22 gam.	B. 28 gam.	C. 26 gam.	D. 24 gam.
Câu 14: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu vàng sang màu da cam.	B. không màu sang màu da cam.
C. màu da cam sang màu vàng.	D. không màu sang màu vàng.
Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. HCl, NaOH.	B. Cl2, NaOH.	C. NaCl, Cu(OH)2.	D. HCl, Al(OH)3.
Câu 16: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 27.	B. 25.	C. 26.	D. 24.
Câu 17: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 1,12.	B. 0,56.	C. 5,60.	D. 11,2.
Câu 18: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít.	B. 3,36 lít.	C. 2,24 lít.	D. 4,48 lít.
Câu 19: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO.	B. Fe3O4.	C. Fe(OH)2.	D. Fe2O3.
Câu 20: Các số oxi hoá phổ biến của crom trong hợp chất là:
A. +2; +4, +6.	B. +2, +3, +6.	C. +1, +2, +4, +6.	D. +3, +4, +6.
Câu 21: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 5.	B. 3.	C. 4	D. 6.
Câu 22: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
A. FeCO3.	B. Fe2O3.	C. FeS2.	D. Fe3O4.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II).
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
Câu 24: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 25: Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là
A. Mg.	B. Cu.	C. Fe.	D. Zn.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docH12C7_H12C7_132.doc
  • docxĐÁP ÁN HÓA 12 CHƯƠNG 7.docx
  • docH12C7_H12C7_209.doc
  • docH12C7_H12C7_357.doc
  • docH12C7_H12C7_485.doc