Đề thi thử lấy 9-10 điểm THPT quốc gia môn: Hóa học

docx 13 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lấy 9-10 điểm THPT quốc gia môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử lấy 9-10 điểm THPT quốc gia môn: Hóa học
	ĐỀ THI THỬ LẤY 9-10 ĐIỂM THPT QUỐC GIA 2015-2016	
MÔN: HÓA HỌC 
Thời gian: 90 phút
Câu 1: Ý nghĩa của công thức kinh nghiệm ” Nhất đồng than, bán đồng sinh, lục đồng diêm”:
Pha chế rượu
Tạo pháo bông
Pha chế thuốc chuột
Pha chế thuốc nổ đen
 Câu 2: Tổng hệ số tối giản trong cân bằng phương trình:
KMnO4 + KNO2 + H2SO4 à MnSO4 + K2SO4 + KNO3 + H2O
17
19
21
23
Câu 3: Một phân tử XY2 có tổng các hạt proton, notron, electron bằng 178. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Kí hiệu hóa học của X, Y và công thức phân tử XY2 lần lượt là :
Cu , Cl và CuCl2
Fe, S và FeS2
Ca, C và CaC2
Zn, Cl và ZnCL2
Câu 4: Thay đổi nào xảy ra khi bảo quản dung dịch H2SO4 đậm đặc lâu ngày trong bình miệng hở :
Vẫn đục vàng do kết tủa lưu huỳnh
Có màu đen do sự than hóa chất bẩn hữu cơ có trong không khí
Sự ăn mòn bình miệng hở
Bình miệng hở hóa nâu đỏ 
Câu 5: Người ta lợi dụng yếu tố nào sau đây làm tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ rượu:
Nồng độ
Nhiệt độ
Xúc tác
Diện tính tiếp xúc
Câu 6: Chất hữu cơ khi cháy tỏa nhiệt lớn, được ứng dụng trong hàn cắt kim loại:
Metan
Axetilen
Benzen
Etilen
Câu 7: Dùng chất nào sau đây để phân biệt được các dung dịch rượu etylic, axit axetic và glucozo : 
Dung dịch AgNO3/NH3 và quỳ tím
Dung dịch nước vôi trong và quỳ tím
Dung dịch nước voi trong và dung dịch Br2
Dung dịch AgNO3/NH3 và nước vôi trong
Câu 8: Từ m (g) tinh bột sản xuất được rượu etylic với hiệu suất 40,5%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 (g) kết tủa và dung dịch A. Đun kỹ dung dịch A thì sau phản ứng thu được tổng cộng là 650 (g) kết tủa. Giá trị của m là :
3000 (g)
2500 (g)
2000 (g)
1500 (g)
Câu 9: Khi hòa tan cùng 1 lượng kim loại A vào dung dịch HNO3 đặc, nóng và dung dịch H2SO4 loãng thì thể tích NO2 sinh ra gấp 3 lần thể tính H2 sinh ra ( đo cũng điều kiện), đồng thời khối lượng muối sunfat thu được bằng 0,6281 khối lượng muối nitrat tạo thành. Kim loại A là :
Fe
Al
Zn
Cu
Câu 10: Hỗn hợp khí A chứa H2, một anken và 1 ankin. Đốt cháy hoàn toàn 90ml A thu được 120ml CO2. Đun nóng 90ml A có Ni làm xúc tác thì sau phản ứng chỉ còn lại 40ml một ankan duy nhất. Thể tích oxi vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 90ml A:
100 ml
200 ml
300 ml
400 ml
Câu 11: Khi cho dung dịch NaOh dư vào cốc chứa dung dịch Ca(HCO3)2 trong suốt thì trong cốc :
Có kết tủa trắng
Có sủi bọt khí
Có kết tủa trắng và sủi bọt khí
Lúc đầu có kết tủa trắng, sau khi có bọt khí xuất hiện thì kết tủa tan ngay.
Câu 12: Cho các chất sau: Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2 và FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là bao nhiêu?
7
6
5
4
Câu 13: khi cho hỗn hợp gồm K và Al vào nước, thấy hỗn hợp tan hết, điều này chứng tỏ:
Nước dư và số mol K ≥ Al
Nước dư và số mol Al > K
Al tan hoàn toàn trong nước
Ý kiến khác
Câu 14: Dãy oxit nào dưới đây đều tác dụng được với axit?
K2O, CaO, CuO, Al2O3
CaO, P2O5, CuO, Fe2O3, CO2
CaO, CO2, Fe2O3,ZnO
CaO, N2O, CuO, ZnO, P2O5
Câu 15: Hợp chất có trong tự nhiên thuộc loại cứng nhất là :
CaCO3
Al2O3
FeO
Fe(OH)2
Câu 16: Ý nghĩa hóa học của câu : “ Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ
	 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”:
Sấm chớp trong các cơn mưa giông làm Lúa mạ giật mình
Sấm chớp do hiện tượng phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu phá hại mùa màng
Sấm chớp đem lại nguồn cung cấp nitơ cho đất khiến cho cây cối xanh tốt và sấm chớp làm tăng quá trình diệp lục hóa.
Sấm chớp tạo ra lực hút tĩnh điện làm bật tung gốc rễ của cây cối
Câu 17: Có 2 thùng xăng E92 , một thùng đựng đầy tới nắp, còn thùng kia thì đựng xăng chưa đầy lắm. Nếu bị cháy thì hai trường hợp trên, trường hợp nào nguy hiểm hơn:
Thùng đựng đầy xăng nguy hiểm hơn
Thùng đựng xăng chưa đầy lắm nguy hiểm hơn
Cả hai thùng đều nguy hiểm như nhau
Cả hai thùng đều không nguy hiểm
Câu 18: Điện phân 200ml dung dịch NaCl 2M (D=1,1g/ml) với điện cực bằng than có màng ngăn xốp và khuấy đều. Thẻ tích H2 thoát ra là 20,832 lít (đkc) thì ngừng điện phân. C% của chất chứa trong dung dich sau khi kết thúc điện phân là :
5,62%
6,78%
7,82%
8,32%
Câu 19: Trộn lẫn 700ml dung dịch H2SO4 60% (d=1,503g/ml) với 500ml dung dịch H2SO4 20% (d=1,143g/ml) rồi them một lượng nước cất vào thu được dung dịch A. Cho Zn dư tác dụng với 200ml dung dịch A thu được 2 lít H2 (đkc). CM của dung dịch H2SO4 khi chưa thêm nước cất và thể tích của dung dịch A:
CM=6,35 và VA=17,1 lít
CM=8,52 và VA=17,1 lít
CM=6,35 và VA=21,3 lít
CM=8,52 và VA=21,3 lít
Câu 20: Thứ tự tính dẫn điện của kim loại trong câu nào là đúng:
Au > Cu > Ag > Al >Fe
Cu > Ag > Au > Fe > Al
Ag > Cu > Au > Al > Fe
Au > Al > Ag > Cu > Fe
Câu 21: Trong sắn chứa nhiều hợp chất độc nào mà người ta trước khi chế biến phải gọt vỏ, cắt từng khúc nhỏ ngâm vào nước 1 thời gian ?
Cl- ( hợp chất clorua)
SO42- ( hợp chất sunfua)
CN- ( hợp chất xyanua)
ClO- ( hợp chất peclorua)
Câu 22: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 3,2g Fe3O4 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được lượng muối khan là :
4g
8g
16g
32g
Câu 23: Trong các khí sau đây, khí nào có thể gây cười ( tuy vậy nhưng không được lợi dụng nó, vì rất độc):
N2
N2O
NO2
N2O5
Câu 24: Cho 5,04(g) Fe tác dụng với khí O2 1 thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Chia rắn X thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 8(g) muối. Phần 2 cho tác dụng với dung dich HNO3 loãng thu được m (g) muối. m(g) là:
7,45(g)
9(g)
8,72(g)
 12,1(g)
Câu 25: Hít khí nào sau đây có thể làm biến đổi giọng nói :
Heli
Hiđrô
Hiđrô Sunfua
Metan
Câu 26: Số oxi hóa của Lưu huỳnh tăng dần trong các đơn chất và hợp chất gồm H2SO4, S, H2S, SO2 là:
S, H2S, SO2, H2SO4
H2S, S, SO2, H2SO4
H2SO4, S, H2S, SO2
S, H2SO4, H2S, SO2
Câu 27: Tại sao tuyệt đối không ăn kết hợp giữa mì ăn liền và nước uống có ga?
Vì như vậy sẽ gây ra tiểu đường
Gây rối loạn thần kinh, ảo giác mạnh dễ gây ra tử vong .
Tạo ra khí nito dioxide gây hư võng mạc
 Tạo ra khí cacbon dioxide, gây ra hiện tượng giãn dạ dày cấp tính. Thậm chí có thể gây tử vong.
Câu 28: Sự thay đổi về khối lượng riêng, thể tích nếu để lưu huỳnh đơn tà vài ngày ở nhiệt độ thường:
Thể tích và khối lượng riêng đều giảm
Thể tích và Khối lượng riêng đều tăng
Khồi lượng riêng tăng, thể tích giảm
Thể tích tăng, khối lượng riêng giảm
Câu 30: Những khí nào sinh ra khi cho H2SO4 đặc tác dụng với đường :
CO2 và SO2
CO và SO2
CO2 và H2S
CO và H2S
Câu 31: Hàn the ở dạng tinh thể có CTPT là :
Na2B4O7.3H2O
NaB3O6.3H2O
NaB3O6.10H2O
Na2B4O7.10H2O
Câu 32: Những hợp chất có thể được sử dụng trong giai đoạn khử nước cuối cùng trong quy trình xử lý nước thải đô thị là :
Clo, Ozon, Lưu huỳnh đioxit, canxi cacbua
Tia cực xanh, Axit hipoclorơ, Ozon, Clo, Quỳ tím
Clo, axit hipoclorơ, cloramin, đioxit clo, ozon, tia cực tím
Tia cực tím, clo, ozon, đioxit clo, quỳ tím
Câu 33: Nhà thơ quá cố Xuân Diệu có từng viết:
“Bà mẹ ở miền Nam Việt Nam
Thương con thai nghén giữa hờn căm;
Đợi ngày thấy mặt trên tay bế,
Con bỗng trong thai chết giữa mầm!...”
Ý của câu “ Con bỗng trong thai chết giữa mầm” của cố thi sĩ Xuân Diệu đã nói đến hiện tượng gì khiến “ Con trong thai chết”, biết bài thơ lấy cảm hứng từ trước lúc Mỹ thử bom hạt nhân trên Thái Bình Dương.
Mưa axit
Mưa phóng xạ
Mây ngũ sắc
Mây sóng thần
Câu 34: Trộn 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M với V lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 0,12 mol Ba vào dung dịch X, sau phản ứng hoàn toàn lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 15 gam chất rắn. Tìm Vmax
Vmax=200ml
Vmax=180ml
Vmax=160ml
Vmax=140ml
Câu 35: Cần bao nhiêu gam oleum A có công thức H2SO4.3SO3 để pha vào 100ml dung dịch H2SO4 (D=1.31g/ml) để tạo ra oleum có %mSO3=10%
612(g)
494(g)
312(g)
594(g)
Câu 36: Độ hoạt động hóa học phi kim tăng đân của Br, Cl, S và F là:
S<Br<Cl<F
Br<S<Cl<F
Cl<F<Br<S
FBr<S
Câu 37: Hóa chất tối thiểu để nhận biết các lọ mất nhãn đựng : CH4, CO, CO2, SO2,NO2 là:
1
2
3
4
Câu 38: Aren( aromaticsé: có mùi) là một trong những thành phần chính của xăng dầu nên mùi của xăng dầu là mùi của aren, nhưng có rất nhiều người nói đi xa hôi xăng quá! Vậy ta nên hiểu:
Aren là hydrocacbon thơm
Aren là hydrocacbon thối
Aren là những hydrocacbon có mùi đặc trưng
Aren là những hydrocacbon có hương thơm
Câu 39: Hợp chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ,áp suất, xúc tác thích hợp thì có thể tham gia phản ứng trùng lặp là:
CH3-CH3
HCCH=CH2
CH3-CH2-CCl3
CH2=CH-Cl
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn a(g) chất hữu cơ chứa C,H,O cần vừa đủ 1,344 lít O2 (đkc).Cho toàn bộ sản phẩm cháy sinh ra qua dung dịch nước vôi trong dư thấy xuất hiện 5 gam kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng 2,92 gam. CTPT của A là : 
C2H6O
CH2O
C5H8O2
C3H5O
Câu 41: Trong bình kín có thể tích V lít chứa 1,6 gam khí oxi và 14,4 gam hỗn hợp bột M gồm : CaCO3, MgCO3, CuCO3và C. Nung bình hoàn toàn và rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất tăng 5 lần so với ban đầu ( V rắn coi như ko đáng kể). Tỉ khối của hh khí sau nung so với nitơ 1<dhh/N2<1,57. Chất rắn còn lại sau nung có khối lượng bằng 6,6 gam đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy còn 3,2 gam rắn không tan và không có khí thoát ra. Tính phần trăm theo khối lượng của MgCO3 trong hh đầu ?
29,17%
10,42%
17,36%
43,05%
Câu 42: Thêm 2,16 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng lạnh vừa đủ thì thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch đến kết tủa vừa tan hết thì số mol NaOH đã dùng là:
0,16 mol
0,32 mol
0,19 mol
0,35 mol
Câu 43: Oxi hóa 9,2 gam rượu etylic bằng CuO đun nóng được 13,2 gam adehit, axit, rượu chưa phản ứng và nước. Hỡn hợp này tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H2(đkc). Phần trăm khối lượng rượu bị oxi hóa là bao nhiêu?
25%
75%
35%
65%
Câu 44: Hỗn hợp A gồm C2H2, C2H4 và H2 có tỉ khối so với H2 là 115:14. Đun nóng A trong một bình kín ( chỉ chứa xúc tác Ni) sau 1 thời gian thu được hỗn hợp khí B có thể tích 20,16 lít, B làm mất màu vừa đủ 300ml dung dịch Br2 2M. Khi đốt B thấy tốn V lít O2. Hãy xác định V, biết tỉ lệ thể tích của C2H2 và C2H4 là 3:5. Khí đo ở đkc.
57,12 lít
63,21 lít
45,32 lít
58,1 lít
Câu 45: X là hỗn hợp hai hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp, tỉ khối X so với H2 bằng 15,8. Lấy 9,48 gam X lội vào 150 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Y và có 4,704 lít (đkc) hỗn hợp khí Z thoát ra, tỉ khối của Z so với H2 bằng 16. C% của anđehit trong dung dịch Y là :
1,5%
2,675%
1,728%
3,372%
Câu 46: Trùng hợp 7,25 gam stiren sau phản ứng thêm 400ml dung dịch brom 0,125M khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Sau đó lại thêm lượng dư dung dịch KI, toàn bộ I2 sinh ra cho phản ứng vừa hết với 90ml dung dịch Na2S2O3 1M. Tính số gam polime tạo ra?
6,73(g)
12,58(g)
8,62(g)
6,6(g)
Câu 47: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và 1 ancol đa chức Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,6 mol CO2 và 0,85 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 0,225 mol H2. Thành phần % khối lượng của Y trong X là :
34,56%
63,21%
54,12%
57,14%
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 5,49 gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được khí thứ nhất. Cho 1,896 g KMnO4 tác dụng hết với axit HCl đặc, dư được khí thứ 2. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3 có xúc tác được khí thứ 3. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí ở trên trong 1 bình kín, sau đó làm lạnh bình để hơi nước ngưng tụ hết và giả thiết các chất tan hết vào nước thu được dung dịch E. C% của dung dịch E :
34,3%
25,2%
28,85%
35,1%
Câu 49: Cho 166 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, C2H5OH và CH3COOCH3. Chia X ra làm 3 phần.
+Phần 1: Cho tác dụng với Na vừa đủ thu được 4,48 lít H2 ở đkc.
+Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 2M đun nóng.
+Phần 3( có khối lương bằng phần 2) tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 8,96 lít khí ở đkc.
Khối lượng của C2H5OH trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
74 gam
46 gam
54 gam
32 gam
Câu 50: Trộn đều 83 gam hỗn hợp bột Al, Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng khử oxit thành kim loại. Chia hỗn hợp sau phản ứng thành 2 phần có khối lượng chênh lệch nhau 66,4 gam. Lấy phần có khối lượng lớn hơn hòa tan trong dung dịch H2SO4 dư thu được 23,3856 lít H2 (đkc), dung dịch X và chất rắn. Lấy 1/10 dung dịch X cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 0,018M ( Mn7+ bị khử thành Mn2+). Hòa tan phần có khối lượng nhỏ bằng dung dịch NaOH dư thì thấy còn lại 4,736 gam rắn không tan. Cho biết trong hỗn hợp ban đầu, nCuO : nFe2O3 =3:2, % mỗi oxit kim loại bị khủ là :
Fe2O3 =30%, CuO= 90%
Fe2O3 =50%, CuO= 60%
Fe2O3 =70%, CuO= 40%
Fe2O3 =50%, CuO= 80%

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_THPT_Hoa_diem_9510.docx