Đề thi thử THPT Quốc gia lần (III) môn thi: Hóa học - Trường THPT Hồng Lĩnh

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần (III) môn thi: Hóa học - Trường THPT Hồng Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần (III) môn thi: Hóa học - Trường THPT Hồng Lĩnh
Trường THPT Hồng Lĩnh
 GV: Tôn Đức Vỵ
 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN (III)
 MÔN THI : HÓA HỌC 
 Thời gian làm bài: 90 phút
Điểm:
Họ, tên thí sinh:.........................................................................................................................
Số báo danh: 
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19 ; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108 ; I = 127 ; Ba = 137 
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách 
A. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
B. điện phân nóng chảy NaCl.
C. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Câu 2: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với
A. nước	B. giấm	C. cồn	D. nước muối
Câu 3: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 4 chất.	B. 3 chất.	C. 2 chất.	D. 5 chất.
Câu 4: Số mol electron cần dùng để khử 1,5 mol Cu2+ thành Cu là
A. 3 mol	B. 0,5 mol	C. 1,5 mol	D. 4,5 mol
Câu 5: Axit HCOOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?
A. dung dịch Ag NO3/NH3.	B. dung dịch KOH.
C. dung dịch NaHCO3.	D. dung dịch NaCl.
Câu 6: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH.	B. H2NCH2COOH.	C. CH3CHO.	D. CH3NH2.
Câu 7: Monome dïng ®Ó ®iÒu chÕ polibuta®ien lµ
A. CH2=CH-CH=CH2	B. CH3-CH=CH-CH3	C. CH2=CH2	D. CH2-C(CH3CH=CH2
Câu 8: Cho các phản ứng sau : H2S + O2 (dư) Khí X + H2O ; NH3 + O2 Khí Y + H2O
 NH4HCO3 + HCl loãng ® Khí Z + NH4Cl + H2O 
Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là
A. SO3, NO, NH3	B. SO2, N2, NH3	C. SO2, NO, CO2	D. SO3, N2, CO2
Câu 9: Hoà tan hết 7,6 gam hỗn hợp kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,6 lít khí đktc. Hai kim loại là
A. Be và Mg	B. Mg và Ca	C. Ca và Sr	D. Sr và Ba
Câu 10: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông, suối, biển là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+¸ Fe3+, Cu2+, Hg2+ người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4	B. Ca(OH)2	C. Đimetylete	D. Etanol
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm stiren và p-Xilen thu được bao nhiêu mol khí CO2?
A. 0,7 mol	B. 0,5 mol	C. 0,8 mol	D. 0,6 mol
Câu 12: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. dd NaOH, O2, dd KMnO4.	B. H2S, O2, nước Br2.
C. dd KOH, CaO, nước Br2.	D. O2, nước Br2, dd KMnO4
Câu 13: Cho 58,5 gam kim loaại M (hóa trị không đổi) tác dụng với 3,36 lít O2 đktc. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít H2 (các khí đều đo ở đktc). M là kim loại nào sau đây?
A. Fe	B. Mg	C. Al	D. Zn
Câu 14: Xét các trường hợp sau: (1) Đốt dây Fe trong khí Cl2 ; (2) Kim loại Zn trong dung dịch HCl ; (3) Thép cacbon để trong không khí ẩm ; (4) Kim loại Zn trong dung dịch HCl có thêm vài giọt dung dịch Cu2+ ; (5) Ngâm lá Cu trong dung dịch FeCl3 ; (6) Ngâm đinh Fe trong dung dịch CuSO4 ; (7) Ngâm đinh Fe trong dung dịch FeCl3 ; (8) Dây điện bằng Al nối với Cu để trong không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá là
A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 15: Trường hợp nào sau đây không xẩy ra phản ứng?
A. Cu + dung dịch HNO3 B. Fe + dung dịch AgNO3	
C. Cu + dung dịch HCl	 D. Fe + dung dịch CuSO4
Câu 16: Thuốc thử nhận biết các chất rắn K, K2O, Al, Al2O3 chứa trong các lọ riêng biệt là	
 A. dung dịch NaOH B. dung dịch HCl C. H2O	 D. dung dịch HNO3
Câu 17: Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại: Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg?
A. 6.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 18: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Ngâm chúng vào nước	B. Ngâm chúng trong dầu hoả
C. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín	D. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất
Câu 19: Benzen có công thức phân tử là
A. C6H12	B. C6H6	C. C4H6	D. C2H2
Câu 20: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4	B. 6	C. 7	D. 5
Câu 21: Thành phần của dung dịch amoniac chứa
A. NH4+ ; OH- B. NH3 ; NH4+ ; OH- ; H2O	
C. NH3 ; NH4+ ; OH-	 D. NH4+ ; OH- ; H2O
Câu 22: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH (có H2SO4 đặc xúc tác, ở 1400C). Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 23: Cho các chất sau: Ag, Cu, CuO, Al, Fe lần lượt vào dung dịch axit HCl dư thì các chất đều bị tan hết là
A. CuO, Al, Fe	B. Cu, Ag, Fe	C. Al, Fe, Ag	D. Cu, Al, Fe
Câu 24: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5.	B. CH3COOCH3.	C. C2H5COOCH3.	D. CH3COOC2H5.
Câu 25: Cho 1,152 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng thu được 8,208 gam kim loại. Vây % khối lượng của Mg trong hỗn hợp đầu là
A. 72,92%.	B. 63,542%.	C. 62,50%.	D. 41,667%.
Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 37,3 gam.	B. 36,7 gam.	C. 53,7 gam.	D. 5,8 gam.
Câu 27: Axit sunfuric đặc nguội không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Fe	B. CuO	C. CaCO3	D. Zn
Câu 28: Trong các loại tơ sau đây, chất nào là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco	B. Tơ capron	C. Tơ tằm	D. Nilon-6,6
Câu 29: Hiđroxit cao nhất của một nguyên tố R có dạng HRO4. R cho hợp chất khí với hiđro chứa 2,74% hiđro theo khối lượng. nguyên tố R là
A. Cl	B. Br	C. P	D. I
Câu 30: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 6.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit đơn chức X thu được 3a mol CO2. Trong một thí nghiệm khác cho 0,5 mol anđehit X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa Giá trị lớn nhất của m có thể gần nhất với
A. 108 gam	B. 216,4 gam	C. 205 gam	D. 255 gam
Câu 32: Cho 0,1 mol glyxerol tác dụng với 0,15 mol CH3COOH, có H2SO4 xúc tác với hiệu suất 60% thì thu được bao nhiêu gam este?
A. 8,16	B. 7,92	C. 9,72	D. 6,56
Câu 33: Phương án nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch HCl đặc rơi vào quần áo vải sợi bông chổ vải đó bị mũn dần rồi mới bục ra
B. Để chứng tỏ phân tử glucozơ chứa 5 nhóm -OH, người ta cho dung dịch Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
C. Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt hồ tinh bột và dung dịch glucozơ
D. H2SO4 đặc rơi vào quần áo vải sợi bông chổ vải đó bị đen lại và thủng ngay
Câu 34: Hỗn hợp X gồm andehit fomic, andehit oxalic, axit axetic, etilenglycol, glyxerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy hết rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa Giá trị của m là
A. 23,64 gam.	B. 15,76 gam.	C. 17,73 gam.	D. 19,70 gam
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat. Cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt vào bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, khối lượng bình (1) tăng thêm m gam, bình (2) thu được 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,7.	B. 3,65.	C. 3,24.	D. 2,34.
Câu 36: Peptit A có phân tử khối 444 (đvc) được tạo ra từ một aminoaxit duy nhất (B) no, phân tử có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. % về khối lượng của N trong B xắp xỉ 15.73%. Để thủy phân m gam peptit A thì cần vừa đủ dung dịch chứa 0.24 mol NaOH thu được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 27.36	B. 35.52	C. 26.64	D. 28.36
Câu 37: X là một -amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dd Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là
A. axit 2-aminobutanoic	B. axit 3- aminopropanoic
C. axit 2-amino- 2-metylpropanoi	D. axit 2- aminopropanoic
Câu 38: Khi hấp thụ hết V lit hổn hợp khí X gồm CO2 và SO2 ở đktc có tỉ khối đối với H2 bằng 27 vào 400ml dung dịch hổn hợp NaOH 0,2M, Ba(OH)2 0,2M. Khi 1,12 lít V 4,48 lit thì thu được m gam kết tủa Gía trị của m thuộc khoảng nào sau đây?
A. 8,26 gam ≤ m ≤ 10,35 gam	B. 8,28 gam ≤ m ≤ 16,56 gam 
C. 10,35 gam ≤ m ≤ 16,56 gam	D. 10,35 gam ≤ m ≤ 24,84 gam
 nAl(OH)3
Câu 39: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).
a
0,5a
	0	x	y
Tỷ lệ x : y là:
A. 6 : 7	B. 7: 8	C. 5 : 4	D. 4 : 5
Câu 40: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối luợng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 33,6 lít.	B. 22,4 lít.	C. 16,8 lít.	D. 44,8 lít.
Câu 41: Thủy phân hoàn toàn 0.09 mol hỗn hợp X gồm Tripeptit, tetapeptit, pentapetit với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16.49 gam muối của Glyxyl ; 17,76 gam muối của Alanin và 6,95 gam muối của Valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 46.5 gam. Giá trị gần đúng của m là
A. 24	B. 21	C. 26	D. 32
Câu 42: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,15 mol Cu trong dung dịch HNO3 thì thu được 0,07 mol hỗn hợp X gồm 2 khí không màu và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 49,9 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,73	B. 0,725	C. 0,75	D. 0,74
Câu 43: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Mặt khác cho 0,05 mol X vào 500ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng của Fe trong X là
A.   11,61%	B. 46,45%	C.   36,13%	D.   36,31%
Câu 44: Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch A và 1,97 gam kết tủa Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch B và 1,4775 gam kết tủa Biết hai dung dịch A và B phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,12 và 0,0756.	B. 0,0749 và 0,11.	C. 0,056 và 0,12.	D. 0,12 và 0,057.
Câu 45: Lấy 200ml dung dịch hổn hợp gồm NaOH 1,6M và KOH 1M tác dụng hết với dung dịch H3PO4 thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cô cạn thu được 17,12 gam hỗn hợp muối khan. Phần 2 : Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được m gam kết tủa Giá trị của m là (Biết muối photphat và hidrophotphat của Canxi đều không tan)
A. 9,30 gam	B. 14,74 gam	C. 20,24 gam	D. 14,70 gam
Câu 46: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X là
A. 15.	B. 40.	C. 25.	D. 32.
Câu 47: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là
A.  19,75 gam.	B.  23,70 gam.	C.  10,80 gam.	D.  18,96 gam.
Câu 48: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,0.	B. 24,75	C. 16,74	D. 25,10
Câu 49: Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (bền có trong sách giáo khoa cơ bản), trong phân tử cùng chứa C, H và O thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là
A. 6,48 gam	B. 6,00 gam	C. 5,52 gam	D. 5,58 gam
Câu 50: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol anlylic và etylen glicol trong đó oxi chiếm 37,5% về khối lượng được chia thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít H2 (đktc). Oxi hóa phần hai bằng CuO rồi cho toàn bộ sản phẩm hơi tạo thành tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 30,24 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của ancol metylic trong hỗn hợp X là
A. 12,50%.	B. 37,50%.	C. 18,75%.	D. 31,25%.
---------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_THU_THPTQG_LAN_III_CO_DA.doc