Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 môn: Hóa học - Trường THPT Nguyễn Thái Học

docx 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1147Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 môn: Hóa học - Trường THPT Nguyễn Thái Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 môn: Hóa học - Trường THPT Nguyễn Thái Học
Sở GD và ĐT Khánh Hòa ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA – lần 4
Trường THPT Nguyễn Thái Học Thời gian làm bài 90 phút
	( Tuần 4 - Tháng 5/2016) 
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; .
Câu 1: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 1M sau một thời gian phản ứng thu được 42g hỗn hợp rắn X và dung dịch Y gồm hai muối. Lọc tách X rồi them 16,25g bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,65g chất rắn Z gồm 3 kim loại. Giá trị của m là:
	A.19,2	B. 12,8 	C.16,0	D.9,6
Câu 2: khi cho 0,1 mol este đơn chức, mạch hở X tác dụng với dung dịch NaOH dư sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH đã phản ứng là 8g và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 21,0g. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là:
A.5	B.3	C.4	D.2
Câu 3: cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là:
	A.2	B.4	C.3	D.5
Câu 4: Hỗn hợp X gồm etilen, metan, propin, vinyl axetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là:
25,5 	B.20,1	C.18,3	D.21,9
Câu 5: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2 , Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3,FeCO3, NaBr, KCl, NaI làn lượt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa –khử là:
	A.7	B.6 	C.9 	D.8
Câu 6. Cho phản ứng C6H5CH3 + KMnO4 "C6H5COOK+ MnO2+KOH + H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản)của tất cả các chất trong phản ứng trên:
 A.8	 B.10	C.12	D.11
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai:
Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot
 Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl
Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo
Tính khử của ion Br – lớn hơn tính khử của Cl –
Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon:
Tẩy trắng tinh bột dầu ăn 	B. Chữa sâu răng
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm	D. Sát trùng nước sinh hoạt
Câu 9. Cho các phản ứng hóa học sau:(a) S + O2"SO2; (b)S+3F2"SF6; (c) S + Hg"HgS; (d) S+ 6HNO3 đặc " H2SO4 + 6SO2 + 2H2O. Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là:
	A.1	B.2	C.3	D.4
Câu 10: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, và AgNO3. Thành phần phần trăm khối lượng của N trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp 3 kim loại từ 70,8g X:
39,6g 	B.36,8g	C.30,4g	D.33,6g
Câu 11: Cho m gam bột kẽm vào 500ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 7,85g so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là :
	A.16,25	B.15,60	C.11,05	D.11,70
Câu 12: Cho phương trình hóa học: N2 (k) + O2(k) D 2NO (k); rH>0. Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên:
Nhiệt độ và nồng độ	B. Áp suất và nồng độ
C.Nồng độ và chất xúc tác	D. Chất xúc tác và nhiệt độ
Câu 13:Các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lưỡng tính:
Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2	B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2 , Mg(OH)2	D, Mg(OH)2. Cr(OH)3, Pb(OH)2
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng: 
Phân hỗn hợp chứa nito, photpho, kali được gọi chung là NPK
Phân ure có công thức (NH4)2CO3
Phân lân cung cấp nito cho cây dưới dạng ion NO3 - và NH4 +
Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3
Câu 15: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: 
	(a) 2C +Ca"CaC2; 	(b)C + 2H2"CH4; 	(c) C + CO2 " 2CO; 	(d) 3C +4Al"Al4C3. 
	Trong các phản ứng trên tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng :
	A.(a) 	B.(c) 	C.(d) 	D.(b)
Câu 16:Hấp thụ hết 3,36 l CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lit, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với BaCl2 dư thu được 13,79g kết tủa. Giá trị x là :
	A.1,6	B.2,2	C.2,0	D.1,8
Câu 17: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2 là:
2,2,4,4- tetrametylbutan	 B.2,4,4- trimetylpentan
C.2,2,4-trimetylpentan	D.2,4,4,4-tetrametylbutan
Câu 18: Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ:
A.xiclopropan 	B.propan-1-ol	C.propan-2-ol	D.cumen
Câu 19: Phần trăm khối lượng của N trong hợp chất CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin thỏa mãn các dữ kiện trên là:
A.3 	B.4	C.2	D.1
Câu 20: Phát biểu không đúng là: 
Trong dung dịch H2NCH2COOH tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO-
Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
Hợp chất H2NCH2COOH3NCH3 là este của glyxin
Amino axit là những chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt
Câu 21: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một nonapeptit có công thức là: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit nào có chứa phenylalanine (Phe):
5	B.6	C.4	D.3
Câu 22: Miêu tả không đúng về cấu trúc mạch của các polime là :
Poli(vinyl axetat) có dạng mạch không phân nhánh
Amilopectin có dạng mạch mạng lưới không gian
Cao su lưu hóa có dạng mạch mạng lưới không gian
Poli(vinyl clorua) có dạng mạch không phân nhánh
Câu 23: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng CTPT C5H10O2 phản ứng được với dung dịch NaOH cho sản phẩm là muối và ancol nhưng không có phản ứng tráng bạc là:
 A.4	B.5	C.8	D.9
Câu 24: Khối lượng nguyên tử của Bo là 10,81. Bo có 2 đồng vị bền là 10B và 11B. % khối lượng của đồng vị 11B trong H3BO3 (biết nguyên tử khối của H và O tương ứng là 1 và 16) là:
15,00%	B. 14,42%	C.14,51%	D.14,16%
Câu 25:Cho hỗn hợp Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sauk hi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa 1 muối và phần không tan Y gồm 2 kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là:
Zn, Ag và Zn(NO3)2	B. Al, Ag và Al(NO3)3
C.Al, Ag và Zn(NO3)2	D.Zn, Ag và Al(NO3)3
Câu 26: Dung dịch X gồm 0,12 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 100mldung dịch Y gồm KOH 1,9 M và Ba(OH)2 0,15M vào X. Sauk hi các phản ứng kết thúc thu được 5,055g kết tủa. Giá trị của z và t lần lượt là:
0,02 và 0,012	B.0,03 và 0,17	C.0,02 và 0,14	D.0,04 và 0,2
Câu 27: Chất X có CTPT là C4H8O3. X tác dụng với NaHCO3 và muối thu được tác dụng với Na giải phóng H2. Hơi của X không tác dụng với CuO nung nóng. Vậy công thức cấu tạo của X là:
 A.CH3C(CH3)(OH)COOH	B. HOCH2CH2CH2COOH
 C.HOCH2-CO-CH2CH2OH	D.HOCH2CH2COOCH3
Câu 28: Để luyện 900 tấn gang có hàm lượng sắt 90% cần dung x tấn quặng manhetit chứa 75% Fe3O4( còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết hàm lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 2%. Giá trị của X là:
 A.1246,63	 B.1118,57	C.1521,87	D.1491,43
Câu 29: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gamAl và 30,4g Cr2O3 trong điều kiện không có không khí sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32lit khí (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaOH đặc nóng dư, sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là:
A.0,9mol	B.0,5 mol	C. 0,1 mol 	D. 0,4 mol
Câu 30. Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lit và Al2(SO4)3 y mol/lit tác dụng với 612ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,424g kết tủa. Mặt khác, khi cho 400ml E tác dụng với BaCl2 dư thu được 33,552g kết tủa. Tỉ lệ x:y là:
	A.3:4	B. 3:2 	 C.4:3	 D. 7:4
Câu 31: Nhiệt phân hoàn toàn một lượng Cu(NO3)2 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư nước thu được dung dịch Z. Cho khí CO dư qua X nung nóng đến phản ứng hoàn toàn rồi lấy chất rắn sinh ra cho vào Z, thấy chất rắn chỉ tan một phần và thoát ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là:
	A.70%	B.25%	C.60%	D.75%
Câu 32. Cho 11,64g hỗn hợp X gồm Cu và Ag có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 vào 50 ml dung dịch gồm H2SO4 2M và HNO3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với nước thu được 500ml dung dịch có pH=z. Giá trị của z là :
 A.2	B.4	C.3 	D.1
Câu 33. Hidro hóa hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X gồm 2 andehit có khối lượng 1,625g cần 1,12 lit H2 (đktc).Mặt khác khi cho cũng lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8g Ag.CTCT của 2 andehit trong X là:
 A.CH2=C(CH3)CHO và OHCCHO 	B. OHCCH2CHO, OHCCHO
 C.HCHO, OHCCH2CHO	 D. CH2=CHCHO, OHCCH2CHO
Câu 34. Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR’ (R,R’ là các gốc hidroacbon), phần trăm khối lương của O trong X là 35,96%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượn ancol sinh ra cho tác dụng với CuO đun nóng được andhit Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 34,56g Ag kết tủa. Giá trị của m là:
8,01	B.10,68	C.7,12	D.14,24
Câu 35: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22,4. Hỗn hợp khí Y gồm propyl amin và etyl amin có tỉ khối so với H2 là 24,6.Để đốt cháy hoàn toàn V1 lit Y cần vừ đủ V2 lit X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ lệ V1:V2 là:
 A. 5:1	 	B.1:5	 C.3:1	D.1:3
Câu 36: Hỗn hợp M gầm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 21 lít O2 sinh ra 11,2 lít CO2 ( các thể tích khí đều đo ở dktc). Công thức của Y là:
	A.CH3NH2.	B.CH3CH2CH2NH2.	C.C2H5NH2.	 D.CH3CH2NHCH3.
Câu 37: Số đồng phân este mạch hở của C4H6O2 là:
	A.3.	B.4.	C.5.	 D.6.
Câu 38: Dung dịch nước muối có tính sát trùng vì: 
	A. Do quá trình khuếch tán và thẩm thấu làm mất nước của vi khuẩn.
	B. Do vi khuẩn không chịu được mặn.
	C. Do vi khuẩn không có thức ăn.
	D. Do tính chất hóa học của nước muối.
Câu 39: Cho dãy các chất: glucozo, xenlulozo, saccarozo, tinh bột, mantozo. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là:
	A.3	B.4	C.2	D.5
Câu 40: Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của:
A.sự phá hủy ozon trên tầng khí quyển 	
B.sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonnic trên khí quyển 
C.sự chuyển động “xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng 
D.sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 3,42gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịc Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
 A.Tăng 2,70 gam.	 B.Giảm 7,74 gam.	 C.Tăng 7,92 gam.	 D.Giảm 7,38 gam.
Câu 42. Cho các chất sau đây:
	H2N–CH2–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH	(X)
	H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3) –COOH	(Y)
	H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH	(Z)
	H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–COOH	(T)
	H2N–CH2–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(CH3) –COOH	(U)
	Có bao nhiêu chất thuộc loại đipeptit:
	A.3	B.2	C.1	D.4
Câu 43: tri peptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một α-amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm –NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (tỉ lệ mol 1:1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:
8,389	B. 58,725	C. 5,580	D. 9,315
Câu 44: Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp hai muối gồm natrioleat và natristearat theo tỷ lệ mol lần lượt là 2:1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O.
Liên hệ giữa a,b,c là:
	A.b - c = 4a	B. b - c = 2a	C. b - c = 3a	D. b = c - a
Câu 45. Đun nóng hỗn hợp gồm : 22,5 gam glyxin ; 17,8 gam alanin ; 11,7 gam valin, với xúc tác thích hợp, sau khi phản ứng cảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp X hồm 6 tripeptit. Giá trị của m là :
A.44,8 gam.	B.52 gam.	C.43 gam.	D. 41,2 gam. 
Câu 46: Cho các polime sau : (1) PE; (2) poli(vinyl clorua) ; (3) poli(metyl metacrylat) ; (4) PPF ; (5) polistiren ; (6) poli(vinyl axetat) ; (7) nilon-7 ; (8)poli(etylen-terephtalat) ; (9) tơ nilon ; (10) tơ capron ; (11) caosu buna-S ; (12) cao su clopren ; (13) keo dán ure- fomanđehit. Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là :
	A.4	B.5	C.6	D.7
 Câu 47: Cho phản ứng oxi hóa- khử: As2S3 + HNO3 + H2O →H3AsO4+ H2SO4+ NO. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là:
	A.105	B.43	C.27	D.78
Câu 48: Oxi hóa 4,0 gam ancol đơn chức Z bằng O2 ( có mặt xúc tác) thu được 5,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Tên của Z và hiệu suất là:
A.metanol; 80%.	B.etanol; 80%.	C.metanol; 75%.	D.etanol;75%.
Câu 49: Cho 0,1 mol chất X (CH6O3N2) tác dụng với dd chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dd Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
A.8,5	B.12,5	C.15	D.21,8
Câu 50: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+,Na+, HCO3- và Cl-,trong đó mol của ion Cl- là 0,1. Cho ½ dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đén cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A.9,21.	B.9,26.	C.8,97.	D.7,47.
ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ 37
1A
6A
11A
16C
21A
26B
31D
36A
41D
46A
2B
7B
12A
17C
22B
27A
32D
37D
42C
47D
3A
8C
13B
18D
23B
28C
33B
38C
43A
48A
4D
9C
14A
19B
24B
29B
34C
39C
44A
49C
5C
10D
15B
20C
25D
30D
35D
40B
45A
50C
Câu 1: A
 hh rắn (42 gam)
 Cu + AgNO3	 23,65 gam rắn Z ( Cu, Au, Zn dư)
 m (g) 0.4 mol	 dd dd Y + 16,25 gam Zn 
	Cu2+ :	 Dd G : Zn2+ : 0.2 mol
	 Ag+ dư :	 nNO3- : 0.4 mol
 	NO3- : 0.4mol
 Bảo toàn khối lượng lần 1: 	
	m Cu2+(Y) + mAg+(Y) + 16,25 = 23,65 + 0,2.65 => m Cu2+ + mAg+ = 20,4 gam.
 Bảo toàn khối lượng lần 2.
	mCu + mAg+đầu = 	42 + m Cu2+(Y) + mAg+(Y)
	mCu = 42 + 20,4 - 108.0,4 = 19,2 gam.
Câu 2: Đáp án B
n NaOH =0,2 mol "X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 " X là este của phenol.
 RCOOR’ + 2NaOH " RCOONa +R’ONa +H2O
Bảo toàn khối lượng: mx =21,0 -8 +0,1.18 = 14,8gam" Mx=148 =12x+y +32 (X là CxHyO2) " 12x +y =116 " chỉ có cặp x =9; y =8 phù hợp " x là C9H8O2 .
Các cấu tạo của X là: HCOOC6H4CH=CH2 ( 3 đồng phân)
Câu 3: Đáp án A
 Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực gồm: N2 và H2
Câu 4: Đáp án D
Công thức các chất : etilen C2H4; metan CH4; propin C3H4 và vinyl axetilen C4H4. Gọi công thức chung của các chất trong X là CxH4.
Vì Mx =34 " x= 2,5 "nx = 0,15 mol
Sơ đồ đốt cháy:
C2,5H4 "2,5 CO2 + 2H2O
0,15 0,375 0,3
"m bình tăng = m CO2 + m H2O = 0,375.44+ 0,3.18= 21,9 gam
Câu 5: Đáp án C 
Các hợp chất của sắt có phản ứng oxi hóa-khử với H2SO4 đặc phải chứa Fe chưa đạt đến mức oxi hóa cao nhất +3 gồm: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3 , và NaBr, KI.
Câu 6: Đáp án A
Cân bằng: C6H5CH3 + 2 KMnO4 " C6H5COOK + 2 MnO2 + KOH + H2O
Câu 7. Đáp án B
Câu hỏi lí thuyết về nhóm halogen
B sai vì HF có tính axit yếu hơn HCl
Câu 8: Đáp án C
Câu 9: Đáp án C
Khi phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh hơn thì S thể hiện vai trò của chất khử: a, b, d
Câu 10: Đáp án D
mN = 11,864%.70,8 "nN = 0,6 mol = nNO3 "m NO3- = 37,2g" m kim loại = 70,8 -37,2 =33,6
Câu 11: Đáp án A
nFe2(SO4)3= 0,1 mol
Nếu phản ứng giữa Zn và Fe3+ xảy ra hoàn tàn theo phản ứng:
 	Zn + Fe2(SO4)3 " ZnSO4 + 2FeSO4	" m dung dịch tăng (1) = mZn tan = 0,1.65 =6,5 gam < 7,85 gam
 	0,1 0,1	
" phải có thêm phản ứng: Zn + FeSO4 " ZnSO4 + Fe	dd tăng thêm 7,85-6,5 = 1,35
 	 x x 	mdd tăng(2) = mZn- mFe = (65x-56x) = 1.35 à x = 0.14
 Vậy: m = (0,1 + 0,15) .65 =16,25 gam
Câu 12. Đáp án A
Các yếu tố có thể làm chuyển dịch cân bằng hóa học là nhiệt độ, nồng độ, áp suất. Vì phản ứng có tổng hệ số khí ở 2 vế bằng nhau nên áp suất không làm chuyển dịch cân bằng
Câu 13. Đáp án B 
Lưu ý: Fe(OH)2 và Mg(OH)2 chỉ có tính bazo nên loại A, C, D
Câu 14: Đáp án A
B sai vì công thức của ure là (NH2)2CO
C sai vì phân đạm mới cung cấp N cho cây ở dạng NO3- và NH4+
	D sai vì amophot là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4
 Câu 15: Đáp án B. Trong các phản ứng a, b và d, C thể hiện vai trò của chất oxi hóa
 Câu 16: Đáp án C
-nCO2 =0,15 mol; n K2CO3= 0,02 mol; nKOH = 0,1x mol. 
	 - Phản ứng của Y với BaCl2 dư:
	 K2CO3 + BaCl2 "BaCO3 + 2KCl
 nK2CO3 (Y) = n BaCO3 = 0,07 mol " có 0,05mol K2CO3 mới được tạo thành
 nK2CO3 mới tạo thành = nOH- - nCO2= 0.1x – 0.15 = 0,05 	=> x = 2. 	
Câu 19. Đáp án B %N=23,3% " M amin = 59 " amin là C3H9N có 4 đồng phân
Câu 20: Đáp án C
Hợp chất H2NCH2COOH3NCH3 là muối của amin chứ không phải este
Câu 21:Đáp án A
Các tripeptit chứa Phe thu được gồm:
Pro-gly- phe ; Gly-Phe-Ser ; Phe-ser-Pro;Ser-Pro-Phe ;Pro- Phe –Arg 
Câu 22: Đáp án B
Câu 23: Đáp án B
Vì C5H10O2 thuộc loại hợp chất hữu cơ đơn chức, khi phản ứng với NaOH tạo muối và ancol " hợp chất thuộc loại este
Este không có phản ứng tráng bạc " không có dạng HCOOR’. Các cấu tạo thỏa mãn là:
 CH3-COO-CH2-CH2-CH3 ; CH3-COO-CH(CH3)2 ; CH3-CH2-COO-CH2-CH3 ; CH3-CH2-CH2-COO-CH3 ; (CH3)2CH-COO-CH3
Câu 24: Đáp án B
 Tính được % mỗi loại đồng vị lần lượt là : 19% và 81%.
	%m 11B = (81%.11) / ( 3 + 10,81 + 16.3)= 14,42%
Câu 25: Đáp án D
Dung dịch thu được chứa một muối " muối đó là Al(NO3)3 vì Al phản ứng trước.
Chất rắn thu được gồm 2 kim loại " 2 kim loại là Zn chưa pứ và Ag
Câu 26: Đáp án B
Bảo toàn điện tích: 3z + 0,12 = t + 0,02.2 " -3z +t = 0,08 (1)
Dung dịch Y gồm : 0,015 mol Ba2+ và 0,22 mol OH-. Cho Y vào X có các phản ứng:
Ba2+ + SO4 2- " BaSO4 (1)	 H+ + OH- " H2O (2)	Al3+ + 3OH- " Al(OH)3
0,015 0,02 0,015 0,12 0,12
"m BaSO4 = 3,495 gam " m Al(OH)3 = 1,56 gam" nAl(OH)3 = 0,02 mol 
Sau(2). nOH- còn lại = 0.1 mol > 3mol Al(OH)3. Chứng tỏ tạo kết tủa và tủa tan bớt.
ADCT: nOH- = 4Al3+ - n¯ + nH+ à nAl3+ = z = 0,03 à t = 0,17 
Câu 27. Đáp án A
X tác dụng với NaHCO3" X có nhóm COOH " loại D và C
Muối sinh ra có phản ứng với Na " muối có nhóm OH" X có nhóm OH
Hơi của X không tác dụng với CuO đun nóng " Chứng tỏ nhóm chức ancol không là ancol bậc 1 hoặc 2 mà là ancol bậc 3. 
Câu 28: Đáp án C
 Khối lượng Fe cần luyện là: 810 tấn.
 	 Quặng à Fe3O4 à 3Fe	
	810/56.3 810/56 (T.mol)	
 mFe3O4 = 232.(810/56.3) = 7830/7 ( tấn).
 m quặng = (7830/7) x (100/98)x(100/75) = 1521,87 tấn. 	
Câu 29: Đáp án B
Số mol các chất: nCr2O3 = 0,2 mol; nH2 = 0,55 mol > 2n Cr2O3 " trong X có Al dư 
( vì nếu Al không dư, nCr tạo ra là 0.4 mol è nH2 = 0.4 mol).
Các phản ứng : 
2Al +Cr2O3 " 2Cr + Al2O3
 0,2 0,4 0,2
Cr + 2HCl "CrCl2 + H2
0,4 0,4
Al dư + 3HCl " AlCl3 + 3/2 H2
0,1 ! 0,15
 Vậy trong X gồm: Al dư = 0.1 mol ; Cr = 0.4 mol , Al2O3 = 0.2 mol.
* Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với NaOH đặc, nóng dư. ( Cr sẽ không phản ứng mà chỉ có Al và Al2O3 phản ứng).
Al dư + NaOH + H2O " NaAlO2 + 3/2H2
Al2O3 + 2 NaOH "2 NaAlO2 + H2O
" n NaOH = nAl dư +2 nAl2O3 = 0,5
Câu 30: Đáp án D
	 nAlCl3 = 0,4x	dd ban đầu gồm: Al3+ = 0,4x + 0,8y	; Cl- = 1,2x ; SO42- = 1,2y
	 nAl2(SO4)3 = 0,4y 
	 * Khi cho 400 ml dung dịch E + BaCl2 dư à nBaSO4 = nSO42- = 1,2y = 0,144 (mol)
	 à y = 0,12 mol.
	 * Khi cho 400 ml dung dịch E + NaOH à thu được 8,424 gam Al(OH)3 à nAl(OH)3= 0,108
	Ta thấy nOH- = 0,612 > 3 nAl(OH)3 = 3. 0.108	
	Chứng tỏ đã tạo tủa và tủa tan.
	 ADCT: nOH- = 4nAl3+ - nAl(OH)3 
 0.612 = 4 (0,4x + 0,8y) – 0,108 à 0,4x + 0,8y = 0,18 à x = 0,21
	 Vậy tỉ lệ x: y = 0,21 : 0,12 = 7:4
Câu 31: Đáp án D
	Tự chọn mol Cu(NO3)2 = 1 mol.
Cu(NO3)2"CuO +2NO2+1/2 O2	4NO2 +O2 + 2H2O " 4HNO3 CuO +CO " Cu + CO2 
 1 1 2 ½	 2 1/2 	 2 1 1
3Cu + 8HNO3 " 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O 
 0,75 2
 "n Cu phản ứng = 0,75 mol " %Cu phản ứng = 75%
Câu 32: Đáp án D
-Trong 11,64 gam hỗn hợp X có 0,03 mol Cu và 0,09 mol Ag.
-n H2SO4 =0,1; n HNO3 = 0,05 = nNO3-"n H+= 0,25
 3Cu + 8 H+ +2 NO3- " 3Cu2+ +2NO + 4H2O	4Ag + 4H+ + NO3- " 3Ag+ + NO +2 H2O
 0,03 0,08 0,02 0,02 0,09 0,12 0,03 0,03
"n NO = 0,05 mol
4NO +3O2 + 2H2O " 4HNO3
0,05 0,1	( O2 dư sau phản ứng)
"n HNO3 = 0,05 mol "C HNO3 = 0,1 = [H+] "pH =1
Câu 33: Đáp án B
-phản ứng cộng H2: nH2= 0,05 = 2nx " loại C. Mx = 1,625/0,025 =65
- phản ứng tráng bạc: n Ag = 0,1 = 4 nx" loại D
- giả sự đáp án B :Gọi số mol của OHCCH2CHO là x; OHCCHO là y
" x+ y = 0, 025 và 72x + 58y = 1,625 " x = 0,0125; y= 0,0125 "thỏa mãn
Câu 34: Đáp án C
 %m O = 35,96% " Mx = 89 à công thức của X là: H2N-CH2COOCH3.
H2NCH2COOCH3 + NaOH "H2NCH2COONa + CH3OH
CH3OH " HCHO " 4 Ag
"n CH3OH = 1/4 .34,56/108 = 0,08 mol = n x "m = 0,08.89 =7,12 gam
Câu 35: đáp án D
Mx = 44,8 ; My =49,2
O2 (a mol) 32 3.2 1 
 44,8 à nO2 / nO3 = ¼ à a/b = ¼ à 4a – b = 0
O3 (b mol) 48 12,8 4
Gọi công thức chung của 2 amin là CnH2n+3N. Vì My =49,2 " n = 2,3. 
Tự chọn mol chất: Ta tự chọn mol của hỗn hợp amin Y = 1 mol 
C2,3H7,6N + 8,4O " 2,3CO2 + 3,8 H2O
1 mol 8,4 mol
 Ta lại có : nO = 2a + 3b = 8.4	
Giải hệ phương trình: a = 0,6 và b = 2,4 à tổng mol X = a + b = 3
Vậy tỉ lệ V1: V2 = nX + nY = 1:3
Câu 36: Đáp án A
 Bài toán về phản ứng đốt cháy các chất hữu cơ.
-Bảo toàn O ta có: → nH2O = 2(21-11,222,4) = 0,875 mol
→namin(Y+Z) =(nH2O-nCO2)/1,5 = 0,875- 11,222,41,5 = 0,25 mol
→ C(Y+Z) < 0,50,25 =2 → Có CH3 – NH2 (Y)
Câu 37: Đáp án D
Các đồng phân của este C4H6O2
	H – COO – CH = CH – CH3 ; H – COO – CH2 – CH = CH2
	H – COO – C(CH3) = CH2 : CH3 – COO – CH = CH2
	CH2 = CH – COO – CH3
Câu 41: Đáp án D
Công thức chung của hỗn hợp là: CnH2n-2O2. 
	CnH2n-2O2 + 	O2	à nCO2 + (n-1)H2O
	14n + 30 n (n-1)
	 3,42 g	 0,18 à 0.15
	à n = 6 
 Dmdd = (mCO2 + mH2O) – m¯ = (44.0,18 + 18.0,15) – 18 = -7,38 gam
Câu 42: Đáp án C Chỉ có (Y) thỏa mãn.
Câu 43: Đáp án A
MX = 1418,667% = 75 → X: NH2 – CH2 – COOH (gly)
+H2O
xt, to
m (gam) M=189 Gly-Gly-Gly: x molQ=246 Gly-Gly-Gly-Gly: x mol Gly-Gly-Gly: 0,945 189Gly-Gly: 4,62132Gly: 3,7575
Bảo toàn mol (Gly) : 3x + 4x = 0,945 189.3+4,62132.2+3,7575 = 0.135 à x = 
m gam = (189 + 246)x= (189 + 246) = 8,389 gam.	
Câu 44: Đáp án A. Trong cấu tạo có 2 gốc oleat: C17H33COO và 1 gốc stearat : C17H35COO 
	Tổng k = 3 ( trong 3 chức este) + 2 ( trong hai gốc oleat) = 5. 
	kX = 3 +2 = 5 → nX = 	 →a = b-c5-1 → b – c = 4a
Val: mol
Ala: mol
Câu 45: Đáp án A
xt, to
Gly : mol
 Tripeptit + H2O Tripeptit + H2O. 
Tổng quát: 3 H2N- R – COOH H2N – R – CO – NH – R – CO – NH – R – COOH + 2H2O 
	 a mol 2a/3 mol
	Tổng mol aminoaxit = 22,575+ 17,889+ 11,7117 = a à mol H2O = nH₂O = 23 . 22,575+ 17,889+ 11,7117 = 0,4 mol
	Bảo toàn khối lượng: mpeptit = ma.a - mH2O = (22,5 + 17,8 + 11,7) – 18.0,4 = 44,8 gam
Câu 46: Đáp án A
Có 4 chất polime trùng ngưng là: (4) PPF; (7) nilon-7; (8) poli(etylen-terephtalat); (13) keo dán ure-fomanđehit.
Câu 47: Đáp án D
Theo thăng bằng electron: 3As2S3 + 28HNO3 + 4H2O → 6H3AsO4 + 9H2SO4 + 28NO
Câu 48: Đáp án A
Nhận thấy khối lượng sản phẩm X tăng so với ancol Z ban đầu là khối lượng của O2 đã tham gia phản ứng.
H% = . 100% = 80%
no pứ = 5,6 - 416 mol = nancol pứ < nancol đầu (Z)
 → MZ < 40,1 = 40 → Z: CH3OH (metanol)
NaNO3 : 0,1 mol
NaOH (0,2 mol)
NaOH (0,2 mol)
Câu 49: Đáp án C
NaOHdư:0,1 mol
-CH3NH2↑
CH3NH3NO3 (0,1 mol) dd Y → mrắn = 12,5 gam
Câu 50: Đáp án C
NaOH dư
Ca(OH)2 dư
Ca2+: x mol
Na+: y mol
HCO3- : z mol 
Cl-: 0,1 mol
 CaCO3 ↓ : 0,04 mol = min (x, z) 
X 	 
 	 CaCO3 ↓ : 0,06 mol = z
	* Cho NaOH dư: HCO3- + OH- à CO32- + H2O.
x = 0,04
y = 0,08
z = 0,06
 z z 
	 Ca2+ + CO32- à CaCO3
 x x = 0,04 è
	* Cho Ca(OH)2 dư: 	HCO3- + OH- à CO32- + H2O.
	 z z 
	Ca2+ + CO32- à CaCO3
	 z z = 0,06 
	Khi đun sôi có phản ứng: 2HCO3- à CO32- + CO2 + H2O	
 0.06 0.03
Ca2+ : 0,04 mol
Na+: 0,08 mol
 ; 0,03 mol
Cl-: 0,1 mol
Đun sôi X đến cạn → Rắn khan 	 = 8,79 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_lan_4_Truong_Nguyen_Thai_Hoc_Khanh_Hoa.docx
  • docDap_an_de_thi_thu_lan_4_truong_Nguyen_Thai_Hoc_Khanh_Hoa.doc