Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 môn: Hóa Học

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 môn: Hóa Học
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Al ( Z = 13) có số electron lớp ngoài cùng là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 → có 3electron lớp ngoài cùng → C
Câu 2. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị không cực	B. ion 
C. cộng hóa trị có cực	D. hiđro
Đây là liên kết giữa 2 nguyên tử phi kim → liên kết CHT phân cực → C
Câu 3. Cho các phương trình phản ứng: 
(a) Fe + Cl2 → FeCl3.	(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O. 
(c) CuO + CO → Cu + CO2.	(d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Các phản ứng oxi hóa – khử là (a) và (c) → A
Câu 4. Cho phương trình phản ứng aAl +bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3	B. 2 : 3	C. 2 : 5	D. 1 : 4
Cân bằng: Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O → D
Câu 5. Cho các cân bằng hóa học sau:
(a) H2 (k) + I2 (k) 2HI (k).	(b) 2NO2 (k) N2O4 (k).	
(c) 3H2 (k) + N2 (k) 2NH3 (k).	(d) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k).
Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị chuyển dịch?
A. (a).	B. (c).	C. (b).	D. (d).
Cân bằng (a) có số mol khí ở 2 bên bằng nhau → không phụ thuộc vào P → A
Câu 6. Thực hiện thí nghiệm hòa tan đá vôi (CaCO3) bằng dung dịch HCl, biện pháp nào sau đây có thể làm tăng tốc độ phản ứng?
A. Hạ nhiệt độ xuống	B. Giảm nồng độ của dung dịch HCl
C. Tăng thể tích của dung dịch HCl	D. Nghiền nhỏ đá vôi
Khi nghiền nhỏ đá vôi sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc → sẽ làm tăng tốc độ phản ứng → D
Câu 7. Giá trị pH của dung dịch H2SO4 0,05M là:
A. 1	B. 13	C. 7	D. 5
[H+] = 2.0,05 = 0,1M → pH = 1 → A
Câu 8. Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3− và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là 
A. NO3− và 0,03. 	B. Cl− và 0,01. 	C. CO32− và 0,03. 	D. OH− và 0,03.
Vì trong dung dịch có ion Ca2+ → loại C (vì có ion CO32- có thể kết tủa với Ca2+)
Vì trong dung dịch có ion HCO3- → loại D (vì có ion OH- có thể tác dụng với HCO3-)
Vậy X có thể là NO3- hoặc Cl-. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,01.1 + 0,02.2 = 0,02.1 + a.1 → a = 0,03 → A
Câu 9. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là:
A. 0,1	B. 0,2	C. 0,3	D. 0,4
Phương trinh hóa học: HCl + NaOH → NaCl + H2O 
→ số mol NaOH = số mol HCl = 0,002 (mol) → x = 0,2M → B
Câu 10. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Na	B. Al	C. Mg	D. Cu
Đáp án D vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học
Câu 11. Khí X có thể làm đục nước vôi trong, dùng để chữa cháy và để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày, X là khí nào sau đây?
A. CO2	B. N2	C. CO	D. CH4
Đáp án A
Câu 12. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với khí Cl2 dư thì thu được m gam muối, giá trị của m là:
A. 16,25 	B. 12,7	C. 9,15 gam	D. 32,5
Phương trình phản ứng: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 
→ số mol FeCl3 = số mol Fe = 0,1 → m = 16,25 gam → A
Câu 13. Cho este no, đơn chức, mạch hở có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là
A. m = 2n + 1.	 B. m = 2n.	C. m = 2n - 2.	D. m = 2n + 2.
Este no, đơn chức, mạch hở có k = 1 → m = 2n → B
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hợp chất hữu cơ X thì thu được 0,2 mol CO2 và 3,6 gam hơi nước, CTPT của X có thể là:
A. CH2	B. C2H4	C. C2H4O	D. CH2O
Số mol CO2 = 0,2 → nC = 0,2 (mol) → mC = 2,4 (gam)
Số mol H2O = 0,2 → nH = 0,4 (mol) → mH = 0,4 (gam)
→ mC + mH = 2,8 gam = mX → X không có O → loại C và D
Mặt khác loại A vì không thỏa mãn hóa trị → Đáp án B
Câu 15. Hiđrocacbon X mạch hở có CTPT là C5H12, cho X tác dụng với khí Cl2 (a/s) thì chỉ thu được 1 sản phẩm monoclo duy nhất. Tên gọi của X là:
A. pentan	B. 2-metylbutan	C. 2,2-đimetylpropan	D. butan
Vì X tác dụng với khí Cl2 (a/s) thì chỉ thu được 1 sản phẩm monoclo duy nhất → X có CTCT đối xứng → C
Câu 16. Hấp thụ hoàn toàn 1 lượng anken X vào bình đựng nước brom thì thấy khối lượng bình tăng 5,6 gam và có 16 gam brom đã tham gia phản ứng. Số CTCT của X là:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
khối lượng bình tăng = manken = 5,6 gam
nBr2 = 0,1 mol = nanken → Manken = 56 → CTPT là C4H8
Các CTCT: CH3-CH=CH-CH3; CH2=CH-CH2-CH3; CH2=C(CH3)-CH3 → C
Câu 17. Cho 6 gam ancol X (no, đơn chức, mach hở, bậc I) tác dụng với kim loại Na dư thì thu được 1,12 lit khí H2 (đktc). Tên gọi của X là:
A. ancol etylic	B. ancol metylic	C. ancol propylic	D. ancol isopropylic 
Gọi CT của X là R-OH, phương trình hóa học là: R—OH + Na → RONa + ½ H2
→ nancol = 2nH2 = 0,1 mol → Mancol = 60 → R = 43 (C3H7) → ancol là CH3-CH2-CH2-OH → C
Câu 18. Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na	B. NaOH	C. Br2 (dung dịch)	D. NaHCO3
Phenol phản ứng được với Na vì có nhóm OH
Phenol phản ứng được với NaOH vì có tính axit
Phenol phản ứng được với Br2 tạo kết tủa vì có phản ứng thế vào vòng
→ Đáp án D.
Câu 19. Cho 6 gam HCHO tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 43,2	B. 86,4	C. 21,6	D. 32,4
Sơ đồ phản ứng: 1HCHO → 4Ag 
→ nAg = 0,8 mol → m = 86,4 gam → B
Câu 20. Cho anđehit fomic phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nun nóng) thì thu được
A. CH3COOH.	 B. HCOOH.	C. CH3CH2OH.	D. CH3OH.
Phương trình phản ứng: HCHO + H2 → CH3-OH → D
Câu 21. Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây? 
A. Na2CO3. 	B. Mg(NO3)2. 	C. Br2. 	D. NaOH.
Axit acrylic phản ứng được với Na2CO3, NaOH vì có nhóm COOH; phản ứng được với Br2 vì có liên kết đôi → B
Câu 22: Trung hòa 2,76 gam axit cacboxylic X đơn chức bằng dung dịch NaOH, thu được 3,772 gam muối. Công thức của X là
A. C3H7COOH.	B. CH3-COOH 	C. H-COOH.	D. C2H5COOH	
Gọi CT của X là R-COOH, phương trình hóa học là: R-COOH + NaOH → R-COONa + H2O
→ naxit = nmuối → 2,76/(R + 45) = 3,772/(R + 67) → R = 15 (CH3) → B
Câu 23. Este X có CTPT là C4H8O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit thì thu được 2 chất hữu cơ có số cacbon bằng nhau. Tên gọi của X là:
A. metyl propionat	B. propyl fomat	C. isopropyl fomat	D. etyl axetat
R-COO-R’ + H2O → R-COOH + R’-OH → axit và ancol đều có 2 cacbon 
axit là CH3-COOH và ancol là C2H5OH → este là CH3-COO-C2H5 → D
Câu 24. Thủy phân hoàn toàn 8,84 gam triolein bằng dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 9,12	B. 3,04	C. 9,18	D. 3,06
Olein là (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
	 0,01 0,03
→ m = 9,12 gam → A
Câu 25. Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là
A. saccarozơ.	B. xenlulozơ.	C. tinh bột.	D. glucozơ.
Đáp án D. C6H12O6 + H2 → C6H14O6 (sobitol)
Câu 26. Cho các phát biểu sau:
Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit;
	Phát biểu đúng là
A. (3) và (4).	B. (1) và (3).	C. (1) và (2).	D. (2) và (4).
(2) sai vì cả saccarozo và tinh bột đều có phản ứng thủy phân
(4) sai vì saccarozo là đissaccarit nhưng xenlulozo là polisaccarit
→ B
Câu 27. Số đồng phân cấu tạo bậc I của amin có CTPT C3H9N là :
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Các CTCT : CH3-CH2-CH2-NH2 và CH3-CH(NH2)-CH3 → B
Câu 28. Có bao nhiêu đipeptit (mạch hở) khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin ?
A. 1	B. 2	C. 6	D. 4
Vì sản phẩm có alanin và glyxin nên đipeptit có 1 mắt xích ala và 1 mắt xích gly
→ Có 2 CT: Ala-gly và gly-ala → B
Câu 29. Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Poli(vinyl clorua). B. Polibutađien.	C. Nilon-6,6.	D. Polietilen.
A. là (C2H3Cl)n ; B là (C4H6)n ; C là (-OC-(CH2)4-CO-HN-(CH2)6-NH-)n ; D là (C2H4)n → C
Câu 30. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là 
A. tơ visco và tơ nilon-6,6. 	B. tơ tằm và tơ vinilon. 
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron. 	D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. 
Đáp án D (câu này cần nhớ)
Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
	Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Điều kiện để có ăn mòn điện hóa là phải có 2 kim loại (hoặc 1 kim loại và 1 phi kim) tiếp xúc cới nhau và tiếp xúc với 1 dung dịch điện li.
(a) có vì Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4, Cu sinh ra bám vào lá sắt.
(b) không vì chỉ có 1 kim loại và không có dung dịch điện li
(c) không vì chỉ có 1 kim loại
(d) không vì chỉ có 1 kim loại
→ C
Câu 32. Cho các phát biểu sau: 
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa. 
(b) Axit flohiđric là axit yếu. 
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. 
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7. 
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
Phát biểu đúng là a, b, c, e → D
(d) sai vì F không có số oxi hóa dương
Câu 33. Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,07 mol KOH và 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 15,32.	B. 12,18.	C. 19,71.	D. 22,34.
Áp dung định luật bảo toàn electron → nSO2 = 0,1 mol.
Lại có tổng số mol OH- = 0,13 mol → phản ứng tạo ra cả muối HSO3- và muối SO32-.
Phương trình hóa học:
	SO2 + OH- → HSO3-
	 a a a
	SO2 + 2OH- → SO32- + H2O
	 b 2b b
Ta có hệ phương trình: a + b = 0,1 và a + 2b = 0,13 → a = 0,07 và b = 0,03 (mol)
Khối lượng muối = tổng khối lượng của các ion: K+, Na+, HSO3- và SO32-
→ m = 0,07.39 + 0,06.23 + 0,07.81 + 0,03.80 = 12,18 gam → B
Câu 34. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là 
A. Zn.	 B. Ca.	C. Mg.	D. Cu.
Các phương trình hóa học:
	MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
	M(OH)2 + H2SO4 → MSO4 + 2H2O
	MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2
Vì dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan duy nhất → đó là MSO4 → H2SO4 phản ứng vừa đủ
→ nMSO4 = nH2SO4 = 0,4 (mol) → mMSO4 = 0,4(M + 96) gam
Lại có mddY = 24 + 100 – mCO2 = 121,8 gam → C% = 0,4(M + 96)/121,8.100% = 39,41%
→ M = 24 (Mg) → C
Câu 35. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.	 B. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
C. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.	 D. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều: axit > ancol > amin > các chất khác (este, anđehit, xeton, ete, hidrocacbon,  và nhiệt độ sôi của các chất này tỉ lệ thuận với M) → C
Câu 36. Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen, etanol và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là 
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Gồm có các chất có liên kết đôi C=C, liên kết ba C≡C hoặc liên kết đôi C=O (trong anđehit và xeton) → có stiren (C6H5-CH=CH2), axit acrylic (CH2=CH-COOH), vinylaxetilen (CH≡C-CH=CH2) → D
Câu 37. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:
Hình vẽ trên minh họa phản ứng điều chế chất Y nào sau đây?
A. NH3	B. HCl. 	C. C2H4	D. C2H5OH
Từ hình vẽ trên suy ra khí Y phải không tan trong nước → chỉ có C thỏa mãn.
Câu 38. Chất X có công thức phân tử C6H8O4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chấ t T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất T không có đồng phân hình học. 
B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3. 
C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2. 
D. Chất Z làm mất màu nước brom. 
Đun Z với H2SO4 đặc thu được đimetyl ete → Z là CH3OH, mà 1 mol X + NaOH thu được 2 mol Z → X là este 2 chức có dạng R(COOCH3)2 → CTCT của X là C2H2(COOCH3)2 → CTCT của Y là C2H2(COONa)2 và của T là C2H2(COOH)2. Mà T + HBr thu được 2 sản phẩm → T có cấu tạo không đối xứng → CTCT của T là CH2=C(COOH)2 → CTCT của X là CH2=C(COOCH3)2
→ A
Câu 39. Chỉ dùng Cu(OH)2 (môi trường và nhiệt độ tự chọn) có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt nào sau đây ?
A. glucozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol.
C. saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic.
D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic.
Đáp án D.
Cho Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường vào 4 dung dịch thì có glucozo và glixerol (nhóm I) tạo ra dung dịch màu xanh còn lòng trắng trứng và ancol etylic (nhóm II) không có hiện tượng gì.
Cho nhóm (I) tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng thì có glucozo tạo kết tủa đỏ gạch còn glixerol không có hiện tượng gì
Cho nhóm (II) tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng thì có lòng trắng trứng tạo thành màu tím còn glixerol không có hiện tượng gì
Câu 40. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hoá học.	B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
C. Ozon là chất có tính oxi hoá mạnh.	D. Ozon không tác dụng được với nước.
Ozon có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng sát trùng và ozon lại không tạo ra chất độc hại do đó ozon dùng để khử trùng cho các loại thực phẩm như hoa quả, thịt, cá, .... → C
Câu 41. Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là 
A. 39,66%.	B. 60,34%.	C. 21,84%.	D. 78,16%.
Vì đốt cháy X và Y đều thu được số mol CO2 = số mol H2O → có k = 1.
Cho 0,1 mol hỗn hợp X và Y tráng bạc thu được 0,26 mol Ag → có 1 chất là HCHO
vì 2 chất có cùng số C → chất còn lại cũng có 1 cacbon, mà nó phải chứa oxi và có k = 1 → chỉ có thể là axit HCOOH.
Vậy X là HCHO (a mol) và Y là HCOOH (b mol) → a + b = 0,1 (1)
Lại có: HCHO → 4Ag và HCOOH → 2Ag 
→ tổng số mol Ag = 4a + 2b = 0,26 → a = 0,03 và b = 0,07 (mol)
→ %X = 21,84% → C
Câu 42. Cho các hợp chất hữu cơ :
 (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; 
 (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở;
 (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; 
 (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; 
 (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.
	Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là :
	A. (3), (5), (6), (8), (9)	 B. (3), (4), (6), (7), (10)
	C. (2), (3), (5), (7), (9)	 D. (1), (3), (5), (6), (8)
Các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O → Các chất có k = 1 
→ gồm: xicloankan (CnH2n); anken (CnH2n); ancol không no, mạch hở, có 1 liên kết đôi (CnH2nO); anđehit no, đơn chức, hở (C2H2nO); axit no, đơn chức, hở (C2H2nO2) → A
Câu 43. Cho các nhận xét sau:
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin
(2). Khác với axít axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng
(3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước
(4). Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly 
(6). Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím
Số nhận xét đúng là 
A. 5	B. 3 	C. 6	D. 4
(1) sai vì có thể tạo ra 4 đipeptit : Ala-Ala ; Gly-gly ; Ala-Gly ; Gly-Ala
(2) đúng
(3) đúng
(4) đúng (axit a-amino glutaric có CTCT là HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH)
(5) sai vì khi cắt 3 mắt xích cạnh nhau sẽ thu được 6 tripeptit đều chứa Gly nhưng có 2 tripeptit trùng nhau do đó chỉ thu được có 5 loại.
(6) sai vì tạo ra kết tủa màu vàng.
→ B
Câu 44. Cho tất cả các đồng phân mạch hở (trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức: axit, este, ancol, anđehit, xeton) có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Có 3 đồng phân thỏa mãn là CH3COOH, HCOOCH3 và HO-CH2-CHO. Các phản ứng:
	(1) CH3-COOH + Na → CH3-COONa + H2
	(2) CH3-COOH + NaOH → CH3-COONa + H2O
	(3) CH3-COOH + NaHCO3 → CH3-COONa + H2O + CO2
	(4) HCOOCH3 + NaOH → H-COONa + CH3OH
	(5) HO-CH2-CHO + Na → NaO-CH2-CHO + H2
→ B
Câu 45. Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,87	B. 5,74	C. 6,82	D. 10,80
Gọi số mol của FeCl2 là a → số mol NaCl = 2a (mol)
→ 127a + 58,5.2a = 2,44 → a = 0,01 mol
Các phương trình hóa học:
	Ag+ + Cl- → AgCl
	 0,04 0,04
	Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+
 	 0,01 0,01
→ m = mAgCl + mAg = 6,82 gam → C
Câu 46. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2gam. Số liên kết peptit trong A là
A. 20	B. 10	C. 9	D. 19
Nhận xét: Giả sử A có x mắt xích → Khi A tác dụng với NaOH thì luôn xảy ra theo phản ứng sau (không phụ thuộc vào số mắt xích của A):
	 1A + xNaOH → muối + 1H2O
	 0,1 0,1.x 0,1
→ mNaOH phản ứng = 0,1x mol → mNaOH ban đầu = 0,2x mol
Bảo toàn khối lượng ta có: mA + mNaOH bđ = mrắn + mH2O 
→ mNaOH – mH2O = mrắn – mA = 78,2 → 40.0,2x – 0,1.18 = 78,2 → x = 10 → số liên kết = 9 → C
Câu 47. Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. khối lượng muối có trong 300 ml X là 
A. 71,4 gam.	B. 23,8 gam.	C. 47,6 gam. 	D.119 gam
giả sử trong 100ml dung dịch X có Na+ (a mol); NH4+ (b mol); CO32- (c mol); SO42- (d mol)
TN1: CO32- + 2H+ → CO2 + H2O 
 c c → c = 0,1 mol
TN2: CO32- + Ba2+ → BaCO3
 c c
 SO42- + Ba2+ → BaSO4
 d d → 197c + 233d = 43 → d = 0,1 mol
TN3: NH4+ + OH- → NH3 + H2O
 2b 2b → 2b = 0,4 → b = 0,2 mol
Bảo toàn điện tích ta có: a + b = 2c + 2d → a = 0,2 mol
→ trong 300 ml dung dịch có Na+ (0,6 mol); NH4+ (0,6 mol); CO32- (0,3 mol); SO42- (0,3 mol)
→ mmuối = tổng khối lượng các ion = 23.0,6 + 18.0,6 + 60.0,3 + 96.0,3 = 71,4 gam → A
Câu 48: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
0,5
 0 0,5 1,4 
Tỉ lệ b : a là:
A. 5 : 1	B. 5 : 4	C. 5 : 2	D. 5 : 3
Các phương trình hóa học xảy ra theo thứ tự như sau:
	(1) CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
	(2) CO32- + CO2 + H2O → 2HCO3-
Lúc đầu, khi nCO2 tăng dần thì số mol ion CO32- cũng tăng dần → số mol kết tủa tăng do phản ứng:
	CO32- + Ca2+ → CaCO3
→ số mol kết tủa = số mol CO32- và số mol kết tủa cực đại = số mol ion Ca2+
→ số nol Ca2+ = 0,5 mol → b = 0,5
Ta thấy ở đồ thị có 1 đoạn nằm ngang, ở đoạn này, số mol kết tủa không đổi → lúc này vẫn xảy ra phản ứng (1) nhưng ion Ca2+ đã kết tủa hết rồi
Sau khi OH- hết thì bắt đầu xảy ra phản ứng (2), lúc đó kết tủa tan dần cho đến hết
Khi hết kết tủa thì số mol CO2 đã dùng là 1,4 mol
Theo (1) và (2) thì tổng số mol CO2 = 2 số mol OH- + số mol CO32- = (a + 2b)/2 + (a + 2b)/2 = 1,4
Với b = 0,5 → a = 0,4 → a : b = 5 : 4 → B
Câu 49. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lit CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng rắn khan thu được là 
A. 10,54 gam 	 	B. 14,04 gam 	C. 12,78 gam 	 D. 13,66 gam
Vì E có phản ứng tráng bạc → X là HCOOH (vì MX < MY), gọi CT của Y là R-COOH và CT của Z là R’(OH)2
→ CT của T là HCOO-R’-OOC-R.
Gọi số mol của X, Y, T trong hỗn hợp E là a, b, c (mol)
Số mol Ag = 0,12 mol → 2a + 2d = 0,12 → a + c = 0,06 (1)
Khối lượng hỗn hợp E = 46a + (R+45)b + (R + R’ + 89)c = 6,88 
	 → 46(a+c) + 45(b+c) + (b+c)R + (R’-2)c = 6,88 (2)
Khi đốt cháy E, bảo toàn khối lượng ta có: mE + mO2 = mCO2 + mH2O
→ mO2 = 7,36 gam → nO2 = 0,23 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: nO(E) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(E) = 0,22 mol
→ 2a + 2b + 4c = 0,22 → a + b + 2c = 0,11 (3)
Từ (1) và (3) → b + c = 0,05 mol (4)
Thay (1) và (4) vào (2) → 005R = 1,87 - (R’-2)c → 0,05R < 1,87 → R < 37,4
Lại có khi cho E tác dụng với KOH có các phương trình hóa học sau:
	HCOOH + KOH → HCOOK + H2O
	 a a a
	RCOOH + KOH → RCOOK + H2O
	 b b b
	HCOO-R’-OOCR + 2KOH → HCOOK + RCOOK + R’(OH)2
	 c 2c c c
→ tổng số mol KOH phản ứng là a + b + 2c = 0,11 mol
→ số mol KOH dư là 0,15 – 0,11 = 0,04 mol
→ chất rắn gồm: HCOOK (a+c mol); RCOOK (b+c mol); KOH (0,04 mol)
→ m = 84(a+c) + (R + 83)(b+c) + 56.0,04 = 11,43 + 0,05R 
với R 0 → 11,43 < m < 13,35 → C
Câu 50. Hỗn hợp A gồm 3 chât X, Y, Z là ba hidrocacbon mạch hở có cùng CTĐGN (theo thứ tự tăng dần về số nguyên tử cacbon) trong đó C chiếm 92,31% về khối lượng. Khi đốt cháy 0,01 mol Z thu được không quá 2,75 gam CO2. Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m gam là : 
A. 13,82 B. 11,68 C. 15,96 D. 7,98
Gọi CTĐGN của 3 hidrocacbon là CxHy → %C = 12x/(12x + y).100% = 92,93% → x:y = 1:1
→ CTĐGN của 3 hidrocacbon là CH 
Lại có khi đốt cháy 0,01 nol Z thu được số mol CO2 < 0,0625 → số cacbon của Z < 6,25
→ các CTPT có thể có của X, Y, Z là C2H2, C3H3, C4H4, C5H5, C6H6 vì số hidro là chẵn 
→ X là C2H2, Y là C4H4, Z là C6H6.
Tính được số mol của 3 chất đều là 0,02 mol
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì cả X, Y, Z đều phải tác dụng được với AgNO3/NH3 và tác dụng với tỉ lệ lớn nhất → CTCT của các chất phải là: CH≡CH; CH≡C-CH=CH2; CH≡C-C2H4-CH≡CH
Khi đó các kết tủa thu được là: AgC≡CAg (0,02 mol); AgC≡C-CH=CH2 (0,02 mol) và AgC≡C-C2H4-CH≡CAg (0,02 mol)
→ m = 240.0,02 + 159.0,02 + 292.0,02 = 13,82 gam → A

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_giai_chi_tiet.doc