Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THCS & THPT Đông Du

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THCS & THPT Đông Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 môn: Hóa học - Trường THCS & THPT Đông Du
SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THCS & THPT ĐÔNG DU
THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 - 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu và Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố)
Họ và tên : ..
Lớp : ..
 Điểm 
Cho nguyên tử khối: C=12; H=1; O=16; N=14; S=32; Cl=35,5; Na=23; K=39; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Mg=24; Al=27; Fe=56; Cu=64; Ag=108.
Câu 1: Trong dân gian, người ta sản xuất (nấu) rượu theo phương pháp truyền thống bằng phương pháp lên men tinh bột. Sơ đồ lên men như sau:
Tinh bột Š glucozơ Š rượu (ancol) etylic
Tính khối lượng rượu nguyên chất thu được khi đi từ 0,81 tấn tinh bột; biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%.
A. 0,23 tấn	B. 0,184 tấn	C. 0,46 tấn	D. 0,368 tấn
Câu 2: Đây là kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe?
A. đồng	B. sắt tây	C. bạc	D. sắt
Câu 3: X có công thức cấu tạo CH2 = CH - COOCH3. Tên gọi của X là:
A.  metyl acrylat.	B.  metyl axetat.	C.  vinyl axetat.	D.  metyl fomat.
Câu 4: Người ta tiến hành điện phân 200ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực Anot làm bằng kim loại Đồng trong thời gian 2 giờ 8 phút 40 giây, với cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5A. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Màu xanh của dung dịch sau điện phân không đổi.
B. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần và đến mất màu hoàn toàn.
C. Ở điện cực catot đã xảy ra điện phân nước.
D. Ion Đồng bị điện phân ở anot.
Câu 5: Khi  đun  nóng  chất  X  có  công  thức  phân  tử  C3H6O2   với  dung  dịch  NaOH  thu  được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là:
A.  CH3COOC2H5.	B.  CH3COOCH3.	C.  HCOOC2H5.	D.  C2H5COOH.
Câu 6: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là:
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.	B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2.	D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5
Câu 7: Cho các ion sau: Ca2+; Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+ ; Ag+. Tính oxi hóa xếp theo chiều giảm dần là :
A. Ag+; Fe3+ ; Cu2+; Fe2+; Ca2+ .	B. Ag+; Cu2+; Fe3+ ; Fe2+; Ca2+ .
C. Ag+; Fe3+ ; Fe2+; Cu2+; Ca2+ .	D. Ca2+; Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+ ; Ag+.
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao, khi có mặt không khí thu được chất rắn là:
A.  Fe.	B.  FeO.	C.  Fe2O3.	D.  Fe3O4.
Câu 9: Khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần để tác dụng hết với 4,5 gam etylamin là:
A. 3,65 gam	B. 36,5 gam	C. 7,3 gam	D. 50 gam
Câu 10: Làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 3,52 gam oxi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức thích hợp của X là:
A. C3H4O2	B. C4H8O2	C. C4H6O2	D. C3H6O2
Câu 11: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là:
A. FeO	B. FeCO3.	C. FeS2.	D. FeS.
Câu 12: Để sản xuất ra poli(vinyl clorua) hay còn gọi là PVC trong công nghiệp, người ta tiến hành trùng hợp vinyl clorua. Tính khối lượng xấp xỉ của monome ban đầu cần lấy để sản xuất được 10,0 tấn PVC (biết hiệu suất sản xuất đạt 75%)?
A. 7,5 tấn	B. 10,0 tấn	C. 13,3 tấn	D. 75 tấn
Câu 13: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế clo theo phương pháp nào sau đây?
A. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn xốp. B. Điên phân nóng chảy muối ăn.
C. Điện phân dung dịch muối ăn không có màng ngăn xốp D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Nồng độ phần trăm của axit axetic trong dung dịch thu được là:
A. 2,47%.	B. 7,99%.	C. 2,51%.	D. 3,76%.
Câu 15: Cho 3,0 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 2,8 lít H2 (ở đktc). Kim loại đó là:
A. Ca.	B. Mg.	C. Ba.	D. Sr.
Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là:
A.  etanol, fructozơ, metylamin.	B.  glixerol, glyxin, anilin.
C.  metyl axetat, glucozơ, axit axetic.	D.  metyl axetat, alanin, axit axetic.
Câu 17: Cho các chất sau : etanol ; glixerol ; glucozơ ; tinh bột ; xenlulozơ ; glyxin ; axit axetic. Nếu cho từng chất một tác dụng với Cu(OH)2, thì số phản ứng xảy ra là :
A. 5	B. 4	C. 3	D. 6
Câu 18: Công thức phân tử tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở có dạng:
A. CxH2x+1COOCyH2y+1 (với x≥0; y≥1)	B. CxH2xO2 (với x≥2)
C. RCOOR’	D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng:
    KMnO4  +  KCl  + H2SO4   Š       K2SO4  +   MnSO4    + Cl2  + H2O.
Hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng lần lượt là:
A.  2,10, 8	B.  3,7,5.	C.  2,10,6	D.  2,5,8
Câu 20: Để thu được polietilen (PE) trong sản xuất chất dẻo, người ta phải tiến hành trùng hợp etilen trong điều kiện thích hợp. Trong quá trình sản xuất, thu được một phân tử PE có phân tử khối là 28840 đvC. Hỏi hệ số polime hóa của phản ứng trên bằng bao nhiêu? (giả sử hiệu suất sản xuất là 100%).
A. 28840	B. 1303	C. 1030	D. 1300
Câu 21: Dung dịch X là dung dịch Na2CO3 1M có thể tích 200ml; dung dịch Y là dung dịch HCl 1M có thể tích 400ml. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y.
Thí nghiệm 2: cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm 1 có khí thoát ra ngay tức thì; thí nghiệm 2 có khí thoát ra sau một thời gian.
B. Thí nghiệm 1 có khí thoát ra sau một thời gian; thí nghiệm 2 có khí thoát ra ngay tức thì.
C. Cả 2 thí nghiệm đều không có hiện tượng gì.
D. Cả 2 thí nghiệm đều thấy bọt khí xuất hiện ngay lập tức.
Câu 22: X là một tripeptit. Khi đun nóng X trong môi trường thích hợp thu được hai amino axit gồm: glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo có thể của X?
A. 6	B. 3	C. 2	D. 5
Câu 23: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 1,35	B. 2,70	C. 5,40	D. 4,05
Câu 24: Các kim loại nhôm, kẽm, crom tan được trong dung dịch kiềm là do:
A. Oxit của chúng có tính lưỡng tính.	B. Các kim loại trên có tính lưỡng tính.
C. Hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường, làm quỳ tím hóa xanh.
C. Etyl fomat cho được phản ứng tráng gương.
D. Amino axit là chất rắn ở điều kiện thường và dễ tan trong nước.
Câu 26: Cho phản ứng : 2 Fe + 3 Cl2 Š 2 FeCl3
Phát biểu đúng?
A. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn sắt.	B. Sắt oxi hóa clo.
C. Sắt bị clo oxi hóa.	D. Sắt có tính khử mạnh hơn clo.
Câu 27: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam một amin đơn chức X, thu được 1,12 lít N2 (đo ở đktc). Số đồng phân của X là:
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 28: Để trung hòa hết lượng axit béo tự do có trong 42,0 gam một mẫu chất béo, cần dùng 12ml dung dịch KOH 0,5M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là:
A. 6	B. 7	C. 8	D. 9
Câu 29: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A.  H2N - CH2 - CH2 - COOH.	B.  H2N - CH2 - CH2 - CH2 - COOH.
C.  H2N - CH2 - COOH.	D.  H2N - CH(CH3) - COOH.
Câu 30: Cấu hình electron của kim loại nằm ở chu kì 3, nhóm IIIA?
A. 1s22s22p63s2	B. 1s22s22p3	C. 1s22s22p63s23p2	D. 1s22s22p63s23p1
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là:
A. 52,2.	B. 58,0.	C. 54,0.	D. 48,4.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este thu được 0,3 mol CO2. Tên gọi của este là:
A. etyl fomat	B. vinyl fomat	C. metyl axetat	D. Tất cả đều đúng
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
A. 24,0.	B. 18,0	C. 12,6.	D. 23,2.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm: FeO; Fe2O3; Al; Al2O3; CuO. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong HCl dư, sau phản ứng được dung dịch Y. Cho dung dịch NH3 đến dư vào Y, được kết tủa Z. Lọc, rửa, sấy khô Z rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn T. Thành phần rắn T gồm:
A. Al2O3; Fe2O3; CuO	B. Fe2O3; CuO	C. Fe2O3	D. Fe2O3; Al2O3
Câu 35: Cho dãy các kim loại sau: Mg, K, Al, Fe, Na, Cu, Ag. Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí H2 là:
A. Ag, Cu	B. Mg, Al, Fe	C. K, Na	D. Na, K, Mg, Al, Fe
Câu 36: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 300 ml dung dịch AlCl3 1M, đến khi thu được 7,8 gam kết tủa thì dừng lại. Tính giá trị V cực đại để được kết tủa trên?
A. 1100	B. 300	C. 900	D. 100
Câu 37: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức dạng H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 5,91.	B. 17,73.	C. 23,64.	D. 11,82.
Câu 38: Trộn 100 ml dung dịch X (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch Y. Giá trị pH của dung dịch Y là:
A. 7.	B. 6.	C. 1.	D. 2.
Câu 39: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch Na là:
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 40: Cho sơ đồ
 Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là:
A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6.	B. C6H4(OH)2, C6H4Cl2.
C. C6H5OH, C6H5Cl.	D. C6H5ONa, C6H5OH.
Câu 41: Một học sinh THCS làm thí nghiệm sau:
Lấy một ít vôi bột (CaO) đem hòa tan vào nước, đợi khoảng 30 phút sau, em gạn riêng phần nước trong suốt trên mặt ra một cốc thủy tinh. Em đưa cốc thủy tinh lên miệng rồi hà hơi vào cốc.
Hiện tượng xảy ra và nguyên nhân gây ra hiện tượng?
A. Nước trong cốc bị bắn ra ngoài do thổi mạnh.
B. Nước trong cốc có màu đục là do trong hơi thở của con người có chứa nhiều CO2.
C. Nước trong cốc có màu đục là do trong hơi thở của con người có chứa nhiều O2.
D. Nước trong cốc có màu đục là nước bọt bắn vào cốc.
Câu 42: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 9,2.	B. 7,8.	C. 7,4.	D. 8,8.
Câu 43: Hiện nay, những người chăn nuôi heo (lợn) có trào lưu dùng chất tạo nạc, chất siêu tăng trọng để làm cho heo nhanh lớn, bắp thịt chắc, giảm độ mỡ cho heo. Để đạt mục đích này, ngươi chăn nuôi thường trộn vào thức ăn “một loại bột” (hóa chất cấm) có chứa một trong hai chất là Clenbuterol và Salbutamol. Clenbuterol là chất độc, giúp tăng trọng heo nhanh; Salbutamol giúp cơ đùi, bắp của heo chắc, khi con người ăn sẽ gây ra nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp khiến cơ thể phát triển không bình thường. Salbutamol có công thức cấu tạo thu gọn sau:
Salbutamol có công thức phân tử là:
A. C13H20O3	B. C3H22O3	C. C13H21O3	D. C13H19O3
Câu 44: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:
A. (1), (4) và (6).	B. (1), (2), (3) và (6).	C. (3), (4), (5) và (6).	D. (1), (3), (4) và (6).
Câu 45: Chất X có công thức phân tử: C2H7O2N. Chất X có đặc điểm sau:
- Chất X có tính lưỡng tính.
- Khi X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất khí Y có khả năng làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Số cấu tạo của X có thể là:
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 46: Phát biểu đúng là:
A. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và rượu (ancol).
B. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
C. Phản ứng giữa axit và rượu (ancol) khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 47: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là:
A. CH3COOH và CH3COOC2H5.	B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
C. HCOOH và HCOOC2H5.	D. HCOOH và HCOOC3H7.
Câu 48: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3  trong NH3  , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,16 gam Ag. Giá trị của m là:
A.  10,8.	B.  16,2.	C.  18,0.	D.  9,0.
Câu 49: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?
A.  Propylamin.	B.  Etylamin.	C.  Metylamin.	D.  Phenylamin
Câu 50: Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO. 
Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO. 
Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.
So sánh nào sau đây đúng?
A. V2 = V1.	B. V2 = 3V1.	C. V2 = 2V1.	D. 2V2 = V1.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN 
MÃ ĐỀ 132
1D
2C
3A
4A
5B
6A
7A
8C
9D
10D
11A
12C
13A
14C
15B
16D
17B
18A
19A
20C
21A
22A
23B
24C
25B
26C
27B
28C
29C
30D
31B
32D
33B
34D
35D
36A
37B
38D
39C
40D
41B
42B
43C
44B
45C
46D
47A
48D
49B
50B

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_2016_LAN_3.doc