Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia (lần 1) môn: Hóa Học

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia (lần 1) môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia (lần 1) môn: Hóa Học
TRƯỜNG THPT 
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 (Lần 1)
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 50 câu trắc nghiệm, gồm 5 trang)
Mã đề thi 135
 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Zn=65; Ba = 137; Sn = 119; Mn = 55; P=31; Si = 28; He =4.
(Học sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào, kể cả bảng hệ thống tuần hoàn)
Câu 1: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với chất nào sau đây?
A. Giấm.	B. Nước vôi trong.	C. Nước muối.	D. Nước cất.
Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. C6H12O6.	B. NaCl.	C. HF.	D. H2O.
Câu 3: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 90,25 gam muối sunfat và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 60.	B. 50.	C. 55.	D. 45.
to
Câu 4: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
to
	A + B → C + D 	A + O2 → Fe2O3 + F 
	F + D → X + H2O 	D + O2 → F + H2O 
	F + G + H2O → B + H2SO4.
Biết rằng G là đơn chất phi kim, điều kiện thường ở trạng thái lỏng . X là đơn chất, điều kiện thường ở trạng thái rắn, màu vàng. Trong các chất A, B, C, D, F và X, số chất có phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm Al, Ba, Al4C3 và BaC2. Cho 29,7 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch H2SO4 1M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 46,60.	B. 15,60.	C. 55,85.	D. 51,85.
Câu 6: Chia 1,6 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl thành hai phần bằng nhau. Điện phân phần 1 (điện cực trơ) với cường độ dòng điện là 2,5A, sau t giây thu được 0,14 mol khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ với 550 ml dung dịch NaOH 0,8M và thu được 1,96 gam kết tủa. Cho m gam bột Fe vào phần 2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,7m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 28,00 và 6,72.	B. 28,00 và 2,24.	C. 27,73 và 6,72.	D. 23,73 và 2,24.
Câu 7: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Muối ăn.	B. Nước vôi trong.	C. Giấm ăn.	D. Cồn.
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 160 ml dung dịch NaHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 26,96 gam muối trung hòa và 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch KOH dư vào Y thì có 0,22 mol KOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe trong X gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,5%.	B. 3,5%.	C. 3,0%.	D. 2,0%.
Câu 9: Cho dãy các chất sau: C2H2, C6H5OH (phenol), C2H5OH, HCOOH, CH3CHO, CH3COCH3, C2H4. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên?
A. Có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Có 4 chất có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH.
C. Có 4 chất có khả năng làm mất màu nước brom.
D. Có 6 chất có khả năng phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
Câu 10: Cho các chất: CH3CH2OH, C2H6, CH3OH, CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), C4H10. Số chất có thể điều chế trực tiếp axit axetic bằng một phản ứng là
A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 11: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z được tạo bởi X, Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 4,032 lít O2 (đktc), thu được 3,136 lít CO2 (đktc). Đun nóng m gam E với 100 ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 6,86 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A. C2H5COOH.	B. CH3COOH.	C. HCOOH.	D. C3H7COOH.
Câu 12: Trong số các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4 , NaCl, HCl. Số chất có thể sử dụng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 13: Trong các chất sau: Na2O, CO2, NO2, Cl2, CuO, Al2O3, CO, NaCl, SiO2. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư ở điều kiện thường là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 14: Este đơn chức X không có nhánh, chỉ chứa C,H,O và không chứa các nhóm chức khác. Biết tỉ khối hơi của X so với O2 là 3,125. Khi cho 15 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,4 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOO-CH2-CH2 –CH=CH2.	B. CH3COO-CH2-CH=CH2.
C. CH3-CH-CH2
	D. CH2-CH2-C=O
CH2-CH2-O
Câu 15: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của
A. P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của phân lân.
B. P tương ứng với lượng P có trong thành phần của phân lân.
C. CaHPO4 tương ứng với lượng P có trong thành phần của phân lân.
D. P2O3 tương ứng với lượng P có trong thành phần của phân lân.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có thể điều chế hiđro florua từ CaF2 và H2SO4 đặc ở 2500C.
B. Có thể điều chế hiđro clorua từ NaCl tinh thể và dung dịch H2SO4 có nồng độ loãng.
C. F2 là chất bị khử khi tham gia phản ứng hóa học.
D. Axit flohiđric có khả năng ăn mòn đồ vật bằng thủy tinh .
Câu 17: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 16,08 gam X vào dung dịch HCl thu được 4,872 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y chỉ có chất tan gồm 18,525 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là
A. 23,31.	B. 19,98.	C. 33,3.	D. 13,32.
Câu 18: Cho các cặp chất sau: Cl2 và O2, SO2 và H2S, F2 và H2O, Li và N2, Hg và S, Si và F2, SiO2 và HF. Số cặp chất phản ứng được với nhau ở điều kiện thường là
A. 3.	B. 4.	C. 6.	D. 5.
Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
	(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
	(c) Cho hỗn hợp NaHSO4 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước.
	(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
	(e) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH.
 (g) Dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl2 (tỉ lệ mol 3:1)
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm mà dung dịch thu được có hai muối là
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 20: Cho 9,3 gam anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch nước brom (tỉ lệ mol là 1:3) thì thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 39.	B. 36.	C. 30.	D. 33.
Câu 21: Cho các chất sau đây : 	
H2N–CH2–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH (X) 
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)– COOH 	(Y) 
H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH (Z) 
H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–COOH 	(T) 
H2N–CH2–CO–HN–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH (U).
Có bao nhiêu chất thuộc loại đipepit ?
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 22: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là
A. Fe3O4, SnO, BaO.	B. PbO, K2O, SnO.	C. FeO, MgO, CuO.	D. FeO, CuO, Cr2O3.
Câu 23: Cho các thí nghiệm sau:
	(a) Đimetylaxetilen + dung dịch AgNO3/NH3 →
	(b) Fructozơ + dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) → 	
	(c) Toluen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) →
	(d) Phenol + dung dịch Br2 → 
(e) Vinylaxetilen + dung dịch AgNO3/NH3 →	
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 24: Cho Al tác dụng với lần lượt các dung dịch axit sau: HCl, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng, HNO3 đặc nguội, H2SO4 loãng. Từ các phản ứng giữa Al với các dung dịch axit trên có thể viết được ít nhất mấy phương trình ion rút gọn?
A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 25: Cho các chất: Zn, Cl2, NaOH, NaCl, NaHSO4, HCl, NH3, AgNO3, H2SO4. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 5.	B. 8.	C. 6.	D. 7.
Câu 26: Cho các phương trình phản ứng sau:
t0
 (1). 3Fe3O4 +28HNO3(đặc nóng)→9Fe(NO3)3 + NO2 +14H2O
	 (2). Fe + I2 → FeI2
 (3). AgNO3+Fe(NO3)2→ Fe(NO3)3 +Ag
 (4). 3Mg+2FeCl3(dư)→ 3MgCl2 + 2Fe
 (5). 3Fe(dư) + 8HNO3(loãng)→3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O 
 (6). NaHCO3 + Ca(OH)2 dư→ CaCO3 + NaOH + H2O
 (7). Fe2O3 +3H2SO4( đặc nóng)→ Fe2(SO4)3 + 3H2O
 (8). Fe2O3 + 6HI → 2FeI3 + 3H2O
 (9). 2NaBr(tinh thể) + H2SO4 (đặc nóng) → Na2SO4 + 2HBr
Số phản ứng viết đúng là
A. 5	B. 6.	C. 8.	D. 7.
Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau:
Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
Đốt dây Fe trong bình đựng khí Cl2.
Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
Cho lá Zn vào dung dịch HCl.
Cho Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 28: Cho 12,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 vào 400 ml dung dịch KOH 1M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Thêm 300 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y, thu được kết tủa có khối lượng là
A. 7,8 gam.	B. 23,4 gam.	C. 19,5 gam.	D. 15,6 gam.
Câu 29: Cần dùng ít nhất bao nhiêu chất để tách anilin khỏi hỗn hợp 3 chất anilin, phenol và benzen?
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 30: Nguyên tử nhôm có 13 hạt proton và 14 hạt nơtron. Số khối của nhôm là
A. 27.	B. 1.	C. 14.	D. 13.
Câu 31: Cho 13,0 gam bột Zn vào dung dịch có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 17,20 gam.	B. 14,00 gam.	C. 19,07 gam.	D. 16,40 gam.
Câu 32: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,1 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 72,6 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,02 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 47,28.	B. 35,46.	C. 59,10.	D. 23,64.
Câu 33: Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic đa chức X và Y (có số mol bằng nhau) và axit cacboxylic đơn chức Z (phân tử các chất có số nguyên tử cacbon không lớn hơn 4, đều mạch hở, không phân nhánh và X, Y, Z có số nguyên tử cabon khác nhau). Trung hòa m gam T cần 510 ml dung dịch NaOH 1M, còn nếu cho m gam T vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 52,38 gam muối tạo ra từ Z (Z có 3 liên kết pi). Đốt cháy hoàn toàn lượng T trên, thu được CO2 và 0,39 mol H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng không thu được kết tủa. Phần trăm khối lượng của Z trong T là
A. 54,28%.	B. 62,76%.	C. 60,69%.	D. 57,84%.
Câu 34: Chọn câu đúng trong số các câu sau:
A. Nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon là do mưa axit, khí CH4 và khí CO2.
B. Moocphin,seduxen, cafein là các chất có thể gây nghiện cho con người.
C. Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính là do khí CO2 và NO2.
electron
hạt nhân
D. Hiện tượng mưa axit gây ra là do các khí SO2, NOx, C2H4 và O3.
Câu 35: Hình vẽ bên minh họa sự phân bố electron của ion X3+. 
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Ô số 10, chu kì 3, nhóm VIIIA.	
B. Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
C. Ô số 13, chu kì 2, nhóm IIIA.	
D. Ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA.
Câu 36: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T lần lượt là
A. Na; Fe; Al; Cu.	B. Al; Na; Cu; Fe.	C. Al; Na; Fe; Cu.	D. Na; Al; Fe; Cu.
Câu 37: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4, không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol Y, thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,1 và 16,6.	B. 0,12 và 24,4.	C. 0,1 và 13,4.	D. 0,2 và 12,8.
Câu 38: Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 64,4.	B. 75,9.	C. 67,8.	D. 65,6.
Câu 39: Phản ứng hóa học giữa cặp chất nào sau đây tạo ra dung dịch không có màu?
A. Glixerol với Cu(OH)2.	B. Dung dịch lòng trắng trứng với Cu(OH)2.
C. Dung dịch axit axetic với Cu(OH)2.	D. Anđehit axetic với dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 40: Hoàn tan hết m gam gồm Fe và một oxit sắt (FexOy) trong 400ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch X và 0,896 lít khí H2 (ở đktc). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 66,04 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,62.	B. 11,55.	C. 11,52.	D. 17,52.
Câu 41: Trong các chất sau : CH3COOH, CH3CHO, CH3CH3, CH3CH2OH, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3COOH.	B. CH3CH2OH.	C. CH3CH3.	D. CH3CHO.
Câu 42: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
B. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
C. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
D. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
Câu 43: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X chứa 3 chất tan. Thêm tiếp KNO3 dư vào dung dịch X thấy thoát ra 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3-, đktc). Giá trị của m là
A. 13,12.	B. 18,56.	C. 17,76.	D. 13,92.
Câu 44: Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của C2H5OH trong X là
A. 20,72%.	B. 50,00%.	C. 34,33%.	D. 51,11%.
Câu 45: Chất hữu cơ A chỉ chứa C, H,O có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Cho 2,76 gam A tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch KOH, chưng khô thì phần bay hơi chỉ có H2O, phần chất rắn khan chứa 2 muối có khối lượng 5,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn hai muối trong O2 dư được 4,14 gam K2CO3; 2,464 lít CO2(đktc) và 0,9 gam H2O. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam A trong O2 dư thì khối lượng H2O thu được là
A. 1,2 gam.	B. 0,36 gam.	C. 0,9 gam.	D. 1,08 gam.
Câu 46: Chất nào sau đây không bị oxi hóa bởi dung dịch nước Javen ?
A. CO2.	B. H2S.	C. HCHO.	D. KI.
Câu 47: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Vinyl clorua.	B. Glyxin.	C. Etilen glicol.	D. Butan.
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là
A. 43,2 gam.	B. 27,0 gam.	C. 32,4 gam.	D. 16,2 gam.
Câu 49: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường axit?
A. Saccarozơ.	B. Tinh bột.	C. Xenlulozơ.	D. Glucozơ.
Câu 50: Cho hỗn hợp gồm X (C3H6O2) và Y (C2H4O2) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 1 muối và 1 ancol. Kết luận nào sau đây đúng?
A. X là axit, Y là este.	B. X là este, Y là axit.	C. X,Y đều là axit.	D. X,Y đều là este.
-----------------------------------------------
...................Hết..................
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh.............................................................Số báo danh........................................................
Chữ kí giám thị 1............................................................Chữ kí giám thị 2.................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_THU_THPT_HAY_CO_DA.doc