Đề thi thử học kì II – Hóa 10 cơ bản

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1292Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kì II – Hóa 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử học kì II – Hóa 10 cơ bản
ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II – HÓA 10 CƠ BẢN (2015-2016)
ĐỀ SỐ 1:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(3Đ)
Câu 1: X là muối thu được khi cho Fe tác dụng với khí clo; Y là muối thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch
HCl. X và Y theo thứ tự là: A. FeCl2, FeCl3	 B. đều là FeCl3	C. FeCl3, FeCl2	D. đều là FeCl2
Câu 2: Cho cân bằng 2CO(k) + O2(k) 2CO2(k)
Sự thay đổi nào sau đây làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận:
A. giảm áp suất chung	B. tăng áp suất chung	C. thêm khí CO2	D. giảm khí oxi
Câu 3: Công thức hóa học của clorua vôi là: A. CaClO2	B. CaClO	C. CaCl2	D. CaOCl2
Câu 4: Cho phản ứng SO2 + O2 → SO3. Vai trò của các chất trong phản ứng là:
A. SO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa	B. SO2 là chất khử, O2 là chất oxi hóa
C. SO2 là chất oxi hóa	D. SO2 là chất oxi hóa, O2 là chất khử
Câu 5: Chia một lượng sắt thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí (đktc). Đun nóng phần 2 với dung dịch H2SO4 đặc thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,12	B. 0,448	C. 0,84	D. 0,56
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với dung dịch:
A. NaOH loãng	B. HOH	C. Ca(OH)2 loãng	D. NaCl
Câu 7: Để nhận biết 2 dung dịch ZnCl2 và Zn(NO3)2 ta dùng thuốc thử là dung dịch:
A. quỳ tím	B. phenolphtalein	C. BaCl2	D. AgNO3
Câu 8: Dung dịch nào sau đây không thể được đựng trong lọ bằng thủy tinh:
A. HF	B. HCl	C. Br2	D. H2SO4
Câu 9. Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là :
 A. H2SO4.SO3 . 	 B. H2SO4.4SO3	 C. H2SO4.3SO3	 D.   H2SO4.2SO3 
Câu 10. Dãy gồm các chất phản ứng với dung dịch HCl là:
 A. Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3	 B. NaOH, Al, CuSO4, CuO.	 	
 C. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe.	 D. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4.
Câu 11. Cho các chất sau: CuO(1), Ag(2), FeO(3), Zn(4,) Fe2O3(5).Dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với chất nào tạo khí? A. 2,3,4,5. B. 1,2,3,4,5.	 C. 2,3.	 D. 2,3,4.	
Câu 12. Phản ứng tổng hợp amoniac là:N2(k) + 3H2(k) ↔ 2NH3(k) ΔH = –92kJ .Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là :
 A. Tăng nhiệt độ. 	 B. Tăng áp suất.
 C. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng	 D. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7Đ) 
Câu 1 : ( 1,5 điểm ) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau ( ghi điều kiện nếu có ) 
 NaClHClCl2SH2SNa2SSO2H2SO4BaSO4
 Câu 2:(1,0đ) Từ quặng pirit sắt, không khí ,nước.Viết phương trình phản ứng điều chế sắt(III) sunfat.
Câu 3 : ( 2,5 điểm ) Hỗn hợp A chứa Mg và Cu. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng khí không màu thu được là 2,24 lit ở đktc. Cũng lượng hỗn hợp đó đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc(dư) thì lượng SO2 thu được là 4,48 lit (đktc). 	
	a. Viết phương trình hóa học xảy ra 
 b.Tính m gam.
Câu 4 (2 điểm). Hoà tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 8,96 lít khí SO2 (đktc).
	a. viết phương trình phản ứng xảy ra ?
	b. xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ? 
	c. Dẫn toàn bộ lượng SO2 thu được ở trên lội qua dung dịch MOH ( M là kim loại kiềm) thì thu được 43,8 gam hỗn hợp hai muối khan. Xác định kim loại M ?
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam kim loại M hóa trị n trong dung dịch H2SO4 đặc,nóng dư thu được dung dịch X và 2,688 lit khí SO2(sản phẩm khử duy nhất, đktc). Xác định tên kim loại M.
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(3Đ)
Câu 1: Tốc độ phản ứng phụ thuộc các yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác	B. Áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác
C. Nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt	D. Diện tích bề mặt, nồng độ, nhiệt độ, áp suất
Câu 2: Cho phương trình phản ứng:
Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. H2S vừa chất oxi hóa, vừa chất khử	B. H2S chất oxi hóa, Cl2 chất khử
C. H2S chất khử, Cl2 chất oxi hóa	D. Cl2 vừa chất oxi hóa, vừa chất khử
Câu 3: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng một loại muối clorua kim loại?
A. Mg	B. Ag	C. Cu	D. Fe
Câu 4: Sục từ từ 4,48 lit SO2 (đktc) vào 100 ml dd NaOH 3M. Muối tạo thành sau phản ứng là (S=32, O=16, Na=23, O=16, H=1)
A. NaHSO3	B. hỗn hợp Na2SO3 và NaHSO3
C. Na2SO3	D. Na2SO4
Câu 5: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl5(k) ↔ PCl3(k) + Cl2(k) ΔH>0. Yếu tố tạo nên sự tăng lượng PCl5 trong cân bằng là
A. thêm chất xúc tác	B. tăng nhiệt độ	C. thêm Cl2 vào	D. giảm áp suất
Câu 6: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là
A. ns2np3	B. ns2np4	C. ns2np5	D. ns2np1
Câu 7: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. H2SO4	B. H2S	C. K2SO4	D. SO2
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng:	H2SO4đặc,nóng + Fe ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
	Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tham gia tạo muối trong PTHH của phản ứng trên là:
	A.6 và 3	B. 3 và 6	C. 6 và 6	D. 3 và 3
Câu 9: Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn: H2SO4, NaNO3, HCl, Ba(OH)2, thuốc thử đó là: A. BaCl2 B. HCl C. Quỳ tím D. BaSO4
Câu 10: Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2 SO2(k) + O2(k) 2 SO3 (k) < 0
 	Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2 B. Giảm áp suất chất khí
C. Tăng nhiệt độ lên rất cao D. Tăng nồng độ của O2
Câu 11: Cho chuỗi pư: FeS + O2 X(r) + Y(k); Y + Br2 + H2O -----> HBr + Z . X, Y , Z lần lượt là:
 A. FeO, SO2 , H2SO4 B. Fe2O3, SO2, H2SO4
 C. Fe2O3, H2S, H2SO4 D. B, C đều đúng
Câu 12: Cho các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl , thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là:
	A. Quì tím	B. Quì tím và dung dịch BaCl2	C. Dung dịch BaCl2	D. Tất cả đều được.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7Đ) 
Câu 1: (1đ). Viết phương trình phản ứng khi cho khi clo đi qua dung dịch KBr và dung dịch hidrosunfua?
Câu 2: (1đ). Từ ZnS viết phương trình điều chế axit sufuric?
Câu 3: (1,0 điểm) Dùng một thuốc thử để nhận biết các dung dịch sau: Na2SO4, H2SO4, NaCl, Na2SO3, Ba(OH)2
Câu 4: (1đ). Sục 3,36 lít SO2 (đktc) vào 240ml dung dịch NaOH 1M thu được dd chứa m gam muối. Tìm m ?
Câu 5.(2đ) Hòa tan 1,5g hỗn hợp Cu, Al, Mg vào dd HCl dư thì thu được 5,6lít khí (đkc) và phần không tan. Cho phần không tan vào H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 2,24lít khí (đkc). 
Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 
Câu6 : (1đ). Đốt cháy 8,96 gam kim loại R trong không khí một thời gian thu được 9,60 gam chất rắn X. Cho X tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 2,24 lít SO2(đktc). Tìm R và m?
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5điểm)
Câu 1: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẻ không có phản ứng?
A. NaF
B. NaCl
C. NaBr
D. NaI
Câu 2: Cho phản ứng: H2S+ 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4. Vai trò của clo trong phản ứng là:
A. Chất oxi hóa
B. Chất khí
C. Chất oxi hóa và chất khử
D. Tất cả đều sai
Câu 3: Khí hiđroclorua có thể điều chế đươc bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với:
A. Xút
B. Axit H2SO4 đặc
C. H2O
D. Axit H2SO4 loãng
Câu 4: Nước Giaven có chứa:
A. NaCl, NaClO2
B. NaCl, NaClO
C. NaCl, NaClO3
D. NaCl, HclO
Câu 5: Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách
A. Điện phân nước
B. Điện phân dung dịch NaOH
C. Nhiệt phân KClO3 có MnO2 làm xúc tác
D. Chưng cất phân đoạn không khí hóa lỏng
Câu 6: Nhóm tất cả các chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
A. H2SO4 đặc, nóng, SO2, Br2
B. SO2, SO3, H2S
C. S, SO2, Cl2 
D. H2SO4 loãng, S, SO2
Câu 7: Dung dịch axit nào sau đây được dùng trong việc chạm khắc thủy tinh?
 A. HCl	 B. HBr	 C. HF	 D. HI
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
A. Tạo ra hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất
B. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7e D. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e
Câu 9: Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Brom	B. Clo	C. Iot	D. Flo
Câu 10: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh chỉ có tính khử	B. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa không có tính khử
C. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa	D. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng :
AgNO3 + HCl -> 
Fe + Cl2 -> 
SO2 + Br2 + H2O -> 
H2S + NaOH -> 
Câu 2 : ( 2 điểm) 
 Cho 11,2 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loảng thu được dung dịch X chứa m gam muối và V lít khí H2 (đktc)
Viết phương trình phản ứng xẩy ra
Tính V, m.
Câu 3 : (1 điểm)
Khi đun nóng 22,12 gam kali pemanganat thu được 21,16 gam hỗn hợp rắn. Hãy tính thể tích khí clo (đktc) thu được khi cho hỗn hợp rắn đó tác dụng hoàn toàn với axit clohiđric đậm đặc, dư ?
ĐỀ SỐ 4
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5điểm)
Câu 1: Khi tham gia các phản ứng hóa học, nguyên tử oxi có khả năng dễ dàng:
A. nhận thêm 2e	B. nhận thêm 1e	C. nhường đi 4e	D. nhường đi 2e
Câu 2 : Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
A. Có tính oxihhóa mạnh B. Vừa có tính oxihhóa vừa có tính khử
C. Ở điều kiện thường là chất khí D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 3: Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Flo	B. Iot	C. Clo	D. Brom
Câu 4: Nhóm đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
A. O3, S, Br2
C. Na, O2, S
B. Cl2, S, Br2
D. S, F2, Cl2 
Câu 5: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
 A.	HCl B. HBr	 C. HF	 D. HI
Câu 6: Công thứ phân tử của clorua vôi là :
A. CaCl2 B. Ca(OCl)2 C. CaOCl2  D. CaClO2
 Câu 7: Trong công nghiệp, khí clo thường được điều chế bằng cách	
 A. Điện phân nước B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng	
 C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn D. Nhiệt phân muối KClO3
Câu 8: Cho phương trình hóa học sau: 2Mg + SO2 2MgO + S. Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất phản ứng?	 
 A. Mg là chất bị oxi hóa, SO2 là chất bị khử	 C. Mg là chất oxi hóa, SO2 là chất khử
 B. Mg là chất khử, SO2 là chất oxi hóa	D. Mg bị oxi hóa thành MgO, SO2 bị khử thành S
Câu 9: Khí hiđroclorua có thể điều chế đươc bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với:
A. Xút
B. Axit H2SO4 loãng
C. H2O
D. Axit H2SO4 đặc
Câu 10: Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch muối halogenua là:
A. dung dịch B. dung dịch Na2SO4 C. dung dịch Ba(NO3)2	 D. dung dịch AgNO3 
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng :
AgNO3 + NaBr -> 
Al + Cl2 -> 
SO2 + H2S -> 
SO2 + NaOH -> 
Câu 2 : ( 2 điểm) 
 Cho 8,4 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loảng thu được dung dịch X chứa m gam muối và V lít khí H2 (đktc).
 a) Viết phương trình phản ứng xẩy ra
Tính V, m.
Câu 3 : (1 điểm)
Khi đun nóng 25,28 gam kali pemanganat thu được 23,52 gam hỗn hợp rắn. Hãy tính thể tích khí clo (đktc) thu được khi cho hỗn hợp rắn đó tác dụng hoàn toàn với axit clohiđric đậm đặc, dư ?
ĐỀ SỐ 5
I – Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?
Điện phân nước 	C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Nhiệt phân KClO3(xt MnO2) 	D. Nhiệt phân CuSO4
Câu 2: Sục 11,2 lít khí SO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Dung dịch X gồm
NaHSO3, Na2SO3 	C. NaOH, Na2SO3 
NaHSO3, Na2SO3, NaOH 	D. NaOH, NaHSO3
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: KClO3 + HCl đặc KCl + Cl2 + H2O.
Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là 
7 	B. 10 	C. 12 	D. 14
Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? 
Fe, BaCl2, CuO, Ag, Al 	C. CaCl2, K2O, Cu, Mg(OH)2, Mg
Zn, Fe(OH)2, FeO, HCl, Au 	D. Al(OH)3, ZnO, BaCl2, Mg, Na2CO3
Câu 5: Khí nào sau đây có màu vàng lục?
F2 	B. O2 	C. Cl2 	D. SO2
Câu 6: Chất A là muối canxi halogenua (CaX2). Cho dung dịch chứa 0,2 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 0,376 gam kết tủa. Công thức của phân tử A là
CaCl2	B. CaBr2 	C. CaI2 	D. CaF2 
II – Tự luận (7 điểm)
Bài 1 (2,5 điểm) 
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
Al +H2SO4 loãng c. Fe + Cl2 
H2S + O2(thiếu) d. SO2 + Br2 + H2O 
FeS + H2SO4 đặc, nóng 
Bài 2 (1,5 điểm)
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt sau (viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có): NaNO3; K2S; Na2SO4; MgCl2
Bài 3 (3 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 22,8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg trong 160 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 15,68 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc) và dung dịch B.
Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A. (1,5điểm)
Tính C% mỗi chất trong dung dịch B.(1điểm)
Nung nóng 1/2 hỗn hợp A với 1,68 lít oxi (đktc) thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ rắn X phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc). (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Tìm V? (0,5điểm) 
ĐỀ SỐ 6
I – Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Cho các chất: Ag, BaCl2, Zn, C, Cu(OH)2. Số chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
2 	B. 3 	C. 4 	D. 5 
Câu 2: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm?
Đốt pirit sắt 	C. Đun nóng dd H2SO4 với Na2SO3 rắn
Nhiệt phân Na2SO3 	D. Đốt H2S trong oxi
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: Cl2 + KOH KClO3 + KCl + H2O.
Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là 
9 	B. 12 	C. 16 	D. 18
Câu 4: Sục 4,48 lít khí SO2 ở đktc vào 500 ml dung dịch KOH 1M. Muối thu được sau phản ứng là 
 Na2SO3 	B. NaHSO3 	C. NaHSO3 và Na2SO3 	D. Na2SO4 
Câu 5: Khí nào sau đây có màu lục nhạt?
SO2 	B. F2 C. CO2 	D. Cl2
Câu 6: Để trung hòa 200 gam dung dịch HX (X là halogen) nồng độ 14,6 % cần 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Axit HX là
HF 	B. HBr 	C. HCl 	D. HI
II – Tự luận (7 điểm)
Bài 1 (2,5 điểm) 
Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
Al + Br2 c. Mg + HCl 
H2S + O2(dư) d. H2S + Cl2 + H2O 
Fe3O4 + H2SO4 đặc, nóng 
Bài 2 (1,5 điểm) 
 Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt sau (viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có): MgSO4; KNO3; Na2S; KI
Bài 3 (3 điểm) 
Hòa tan hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 180 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 16,8 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc) và dung dịch B.
Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A. (1,5điểm)
Tính C% mỗi chất trong dung dịch B. (1điểm)
Nung nóng 1/2 hỗn hợp A với V lít oxi (đktc) thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ rắn X phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 3,92 lít khí SO2 (đktc). (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Tìm V? (0,5điểm)
(Cho: Al=27; Cu=64; O=16; H =1; Cl =35,5; Na=23; O=16; S=32; K=39; F=9; Cl=35,5; Br=80; I=127)
(Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn)
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC	 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013
	MÃ ĐỀ H100	 Môn: Hoá học 10	 
I – Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
A
D
C
B
II – Tự luận (7 điểm)
Bài 1: (2,5 điểm). Mỗi phương trình đúng được 0,5 điểm.Thiếu cân bằng và điều kiện phản ứng trừ 0,25 điểm.
2Al + 3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3H2
2H2S + O2 thiếu 2S + 2H2O
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
SO2 + Br2 + 2H2O à 2HBr + H2SO4
2FeS + 10H2SO4 đặc nóng à Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
Bài 2: (1,5 điểm). Lấy mỗi chất một ít ra các ống nghiệm riêng biệt rồi đánh số từ 1-4
NaNO3
K2S
Na2SO4
MgCl2
Dd BaCl2
-
-
Kết tủa trắng
-
Dd AgNO3
- (Còn lại)
Kết tủa đen
X
Kết tủa trắng
PTHH
BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 + 2NaCl
2AgNO3 + K2S à Ag2S + 2KNO3
2AgNO3 + MgCl2 à Mg(NO3)2 + 2AgCl
Các phương pháp nhận biết khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa. 
Bài 3: (3 điểm)
a.(1,5 đ) 
 2Fe +6H2SO4 đặc nóng à Fe2(SO4)3 +3SO2 + 2H2O 
 x 3x x/2 1,5x (mol)
 Mg +2H2SO4 đặc nóng à MgSO4 +SO2 + 2H2O
 y 2y y y (mol)
0,5đ
Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là x và y (mol)à mA=56x+24y=22,8 (g) (1)
 nSO2=0,7(mol) => 1,5x + y = 0,7 mol (2) 
Giải hpt (1) và (2) à x=0,3; y=0,25 (mol) 
%mFe=73,68%; %mMg=26,32%
1đ
b.(1đ) mddB = 22,8 + 1600 – 0,7.64 =138 g
 C% Fe2(SO4)3 =43,48 %; C% MgSO4 =21,74 % 
1đ
c.(0,5đ) Bản chất của 2 quá trình xảy ra như sau:
 Fe0 à Fe+3 +3e O2 + 4e à 2O-2
 0,15 0,45 0,075 0,3
 Mg0 à Mg+2 +2e S+6 + 2e à S+4 
 0,125 0,25	2a a
Theo định luật bảo toàn e ta có PT: 0,45 + 0,25 =0,3 + 2a ó a=0,2
Số mol của SO2 = số mol của S+4 = 0,2 mol
Thể tích của SO2= 0,2. 22,4= 4,48 lít
0,5đ
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC	 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013
	MÃ ĐỀ H102	 Môn: Hoá học 10	 
I – Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
A
A
B
C
II – Tự luận (7 điểm)
Bài 1: (2,5 điểm). Mỗi phương trình đúng được 0,5 điểm.Thiếu cân bằng và điều kiện phản ứng trừ 0,25 điểm.
2Al + 3Br2 2AlBr3 
2H2S + 3O2 dư 2SO2 + 2H2O
Mg+ 2HCl à MgCl2 + H2
H2S + 4Cl2 + 4H2O à 8HCl + H2SO4
2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc nóng à 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
Bài 2: (1,5 điểm). Lấy mỗi chất một ít ra các ống nghiệm riêng biệt rồi đánh số từ 1-4
MgSO4
KNO3
Na2S
KI
Dd BaCl2
Kết tủa trắng
-
-
-
Dd AgNO3
X
- (còn lại)
Kết tủa đen
Kết tủa vàng đậm
PTHH
BaCl2 + MgSO4 à BaSO4 + MgCl2
2AgNO3 + Na2S à Ag2S + 2NaNO3
AgNO3 + KI à KNO3 + AgI
Các phương pháp nhận biết khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa. 
Bài 3: (3 điểm)
a.(1,5 đ) 
 2Al +6H2SO4 đặc nóng à Al2(SO4)3 +3SO2 + 2H2O 
 x 3x x/2 1,5x (mol)
 2Fe +6H2SO4 đặc nóng à Fe2(SO4)3 +3SO2 + 2H2O 
 y 3y y/2 1,5y (mol)
0,5đ
Gọi số mol Al và Fe lần lượt là x và y (mol)à mA=27x+56y=22,2 (g) (1)
 nSO2=0,75(mol) => 1,5x + 1,5y = 0,75mol (2) 
Giải hpt (1) và (2) à x=0,2; y=0,3 (mol) 
%mAl=24,32%; %mFe=75,68%
1đ
b.(1đ) mddB = 22,2 + 180 – 0,75.64 = 154,2 g
 C% Al2(SO4)3 =22,18 %; C% Fe2(SO4)3 =38,91 % 
1đ
c.(0,5đ) Bản chất của 2 quá trình xảy ra như sau:
 Al0 à Al+3 +3e O2 + 4e à 2O-2
 0,1 0,3 a	4a
 Fe0 à Fe+3 +3e S+6 + 2e à S+4 
 0,15 0,45 0,35	 0,175 
Theo định luật bảo toàn e ta có PT: 0,3 + 0,45 =0,175 + 4a ó a=0,1
Số mol của O2 = 0,1 mol
Thể tích của O2= 0,1. 22,4= 2,24 lít
0,5đ
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5điểm)
Mổi câu đúng ứng với 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
B
B
C
C
C
C
D
 D
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5điểm)
Câu 1 (2 điểm) : Mổi phương trình hóa học đúng ứng với 0,5 điểm ( 4 pthh tương ứng 2 điểm)
 ( Nếu tổng điểm của bài thi > 9 phản ứng d) phải lưu ý hai trường hợp)
 Câu 2 (2 điểm) 
 Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 (1 điểm)
 Tính được: V = 4,48 (lít) ( 0,5 điểm)
 m = 30,4 gam ( 0,5 điểm)
Câu 3(1điểm)
Áp dụng phương pháp bảo toàn e toàn quá trình ta có :
 Mn+7 + 5e -> Mn+2
 0,14 0,7
 2O-2 -> O2 + 4e 
 0,03 0,12
 Cl- -> Cl2 + 2e
 x 2x
Ta có : 0,7 = 0,12 + 2x => x = 0,29 => V = 6,496( lít)
( Nếu học sinh giải theo cách khác mà đúng vẩn cho điểm tối đa)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5điểm)
Mổi câu đúng ứng với 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
B
B
C
C
C
C
D
D
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5điểm)
Câu 1 (2 điểm) : Mổi phương trình hóa học đúng ứng với 0,5 điểm ( 4 pthh tương ứng 2 điểm)
 ( Nếu tổng điểm của bài thi > 9 phản ứng d) phải lưu ý hai trường hợp)
 Câu 2 (2 điểm) 
 Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 (1 điểm)
 Tính được: V = 3,36 (lít) ( 0,5 điểm)
 m = 22,8 gam ( 0,5 điểm)
Câu 3(1điểm)
Áp dụng phương pháp bảo toàn e toàn quá trình ta có :
 Mn+7 + 5e -> Mn+2
 0,16 0,8
 2O-2 -> O2 + 4e 
 0,055 0,22
 Cl- -> Cl2 + 2e
 x 2x
Ta có : 0,8 = 0,22 + 2x => x = 0,29 => V = 6,496( lít)
( Nếu học sinh giải theo cách khác mà đúng vẩn cho điểm tối đa)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_hoa_10_hk2.doc