Đề thi khảo sát Hóa học hữu cơ lần II

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1614Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Hóa học hữu cơ lần II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát Hóa học hữu cơ lần II
Biên soạn: Thầy Ngô Duy Bình
ĐỀ THI KHẢO SÁT HÓA HỌC HỮU CƠ LẦN II
Thời gian : 45 phút
Mã đề thi: 468
Họ và tên	: .
Lớp	: ................
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng:
	A. Đồng đẳng là những chất có cấu tạo tương tự nhau do đó có tính chất hóa học tương tự nhau nhưng phân tử khác nhau 1 nhóm –CH2-
	B. Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra các tính chất hóa học đặc trưng của 1 loại hợp chất.
	C. Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử, cùng khối lượng phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo nên tính chất vật lý và tính chất hóa học khác nhau.
	D. Nhóm thế là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử thay thế cho 1 nguyên tử hoặc 1 nhóm nguyên tử khác trong phân tử của 1 chất nào đó.
Câu 2: Trong các anken sau, anken nào cộng HBr chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất?
	A. Eten	B. But-2-en	C. 2,5- dimetyl hex-3-en	D. Cả 3 đáp án trên 
Câu 3: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan,propen, propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là bao nhiêu?
	A. 20,4 gam	B. 18,6 gam	C. 18,96 gam	D. 16,8 gam
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam anken A thu được V lít khí CO2(đktc). Mối liên hệ nào sau đây là đúng:
	A. a=2V	B. a= V	C. a= 0,625V	D. a=3,36V
Câu 5: Cho các chất sau: CH2=CH – CH=CH2, CH2Cl – CH=CH-CH3, CH3 – CH2 – CH=C(CH3)2,
CH3 – CH=CH – CH=CH2, CH3 – CH=CH2, CH3 – CH=CH – COOH. Số chất có đồng phân hình học là:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 6: Chọn tên đúng của các hidrocacbon sau: CH3-CH2-CH2-CH(CH3)-C(CH3)(C2H5)-CH3
	A. 4,5- dimetyl-5-etyl hexan	B. 4,5,5- trimetyl pentan
	C. 3,3,4- trimetyl heptan	D. 2,3- dimetyl-2- etylhexan
Câu 7: Hỗn hợp khí A gồm CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí A (đktc) thu được 12,32 gam CO2 và 8,28 gam H2O. Phần trăm thể tích C2H4 trong hỗn hợp A là:
	A. 10%	B. 20%	C. 80%	D. 90%
Câu 8: Cho 10,2 gam hỗn hợp A gồm CH4 và 2 anken đồng đẳng liên tiếp lội qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 7 gam và thể tích hỗn hợp A giảm đi 1 nửa. Phần trăm thể tích của anken có khối lượng mol lớn hơn là:
	A. 35%	B. 30%	C. 15%	D. 25%
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxH4 rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 19,7 gam kết tủa. Công thức của hidrocacbon là:
	A. CH4 hoặc C3H4	B. C2H4	C. CH4 hoặc C2H4	D. C3H4
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít (đktc) 1 hidrocacbon A. Cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 29,55 gam kết tủa vào khối lượng dung dịch giảm 19,35 gam. Công thức phân tử của A là:
	A. C2H2	B. C2H6	C. C3H4	D. C3H8
Câu 11: Xác định công thức cấu tạo của C6H14 biết rằng khi tác dụng với Clo ta thu được 3 dẫn xuất 1 lần, 7 dẫn xuất 2 lần:
	A. 2,2- đimetylbutan	B. 3- metylpentan	C. n- hexan	D. 2- metylpentan
Câu 12: Cho các phương án điều chế sau:
Đề hidro hóa ankan ( Phản ứng tách hidro của ankan )
Phản ứng crackinh ankan
Phản ứng vôi tôi xút muối của axit hữu cơ no
Phản ứng tách nước từ ancol no đơn hở
Tách HCl từ dẫn xuất halogen CnH2n+1Cl ( Xúc tác là KOH/Ancol )
Có bao nhiêu phương án có thể điều chế trực tiếp ra anken?
	A.3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 13: Khi crackinh hoàn toàn ankan X thu được hỗn hợp Y gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 14,5. Công thức phân tử của X là:
	A. C6H14	B. C3H8	C. C4H10	D. C5H12 
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam một ankan X thu được 1,44 gam H2O. Ankan này khi phản ứng với Clo ( askt ) ( tỉ lệ mol 1:1) thu được tối đa bao nhiêu dẫn xuất điclo?
	A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 15: Đốt cháy 1 hỗn hợp hidrocacbon thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Kết luận nào sau đây là sai:
	A. Hai hidrocacbon đó có thể thuộc dãy đồng đẳng của anken.
B. Hai hidrocacbon đó có thể thuộc dãy đồng đẳng của monoxicloanken.
	C. Hai hidrocacbon đó có thể gồm cả anken và xicloankan.
	D. Hai hidrocacbon đó có thể gồm 1 ankan và 1 ankadien trong đó số mol của ankan bằng số mol của ankadien
Câu 16: Phương pháp nào nhận biết các khí sau: C2H6; C2H4; CO2
	A. Cho lần lượt qua: Dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch NaOH
	B. Cho lần lượt qua: Nước brom, dung dịch KOH
	C. Cho lần lượt qua: Dung dịch Ca(OH)2 dư, nước brom
	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 anken đồng đẳng kế tiếp bằng oxi vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình đựng Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng chênh lệch so với dung dịch ban đầu là 3,375 gam. Cũng m gam hỗn hợp 2 anken trên làm mất màu vừa đủ 16 gam dung dịch nước Brom 10%. Tính % khối lượng của anken lớn trong hỗn hợp ban đầu?
	A. 60%	B. 40%	C. 30%	D. 70%
Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
	A. CH3CH=CHCH3   	B. CH2=CHCH2CH3	C. CH2=C(CH3)2      	D. CH2=CH2
Câu 19: Trong phân tử các anken, theo chiều tăng số nguyên tử C, phần trăm khối lượng của C:
	A. Tăng dần	B. Giảm dần	C. Không đổi	D. Không theo qui luật
Câu 20: Dẫn hỗn hợp khí A gồm 1 hidrocacbon no mạch hở và 1 hidrocacbon không no mạch hở qua bình nước brom có chứa 10 gam Br2. Phản ứng hoàn toàn thấy Brom phản ứng hết và khối lượng bình tăng lên 1,75 gam đồng thời khí bay ra khỏi bình có khối lượng là 3,65 gam. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí bay ra khỏi bình thu được 10,78 gam CO2. Xác định CTPT của các hidrocacbon nói trên?
	A. C2H6; C2H4	B. CH4; C2H4	C. C3H8; C3H6	D. Đáp án khác 
B/ Bài làm của thí sinh
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
A
D
C
C
B
C
A
D
A
D
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
B
B
C
D
B
C
A
A
C
D

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_hidrocacbon_cuc_hay.doc