Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 4 môn: Hóa học - Lớp 11 trường THPT Lê Xoay

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4178Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 4 môn: Hóa học - Lớp 11 trường THPT Lê Xoay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát Chuyên đề lần 4 môn: Hóa học - Lớp 11 trường THPT Lê Xoay
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
 Năm học 2015 - 2016
(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 
Môn: HÓA HỌC-Lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề
Họ và tên.SBD.
Mã đề thi 132
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mg=24; Fe=56, S=32, Zn=65, F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; C=12; O=16; P=31; Li=7; Na=23; K=39; Rb=85,5; N=14, Cu=64, Ba=137, Al=27, Si=28, Se=79, Pb=207)
Câu 1: Cho CH3-CH2-CH3 tác dụng với Br2, chiếu sáng, với tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm hữu cơ chính thu được là
A. CH3-CH2-CHBr.	B. CH3-CBr2-CH3.	C. CH3-CHBr-CH3.	D. BrCH2-CH2-CHBr.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây luôn đúng?
A. Nguyên tử của nguyên tố nhóm A có 8 electron ở lớp ngoài cùng là khí hiếm
B. Trong nhân nguyên tử số hạt mang điện dương luôn bằng số hạt không mang điện
C. Nguyên từ Hidro được cấu tạo bởi ba loại hạt proton, nơtron, electron
D. Số khối của nguyên tử bằng tổng khối lượng của ba loại hạt
Câu 3: Cho 5,76 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 0,3 M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được khí NO và dung dịch X. Thể tích khí NO (đktc) là
A. 2,016 lít	B. 1,68 lít	C. 0,896 lít	D. 1,344 lít
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic
(2) dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím sang đỏ
(3) phenol có tính axit mạnh hơn etanol
(4) phenol tan tốt trong nước lạnh do tạo được liên kết hiđro với nước
(5) axit picric (2, 4, 6 – trinitrophenol) có tính axít mạnh hơn phenol
(6) phenol tan tốt trong dung dịch NaOH
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác nung m gam hỗn hợp X với khí CO dư thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 35 gam kết tủa . Cho chất rắn Y vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 11,2.	B. 44,8.	C. 22,4.	D. 33.6.
Câu 6: Cho các chất : HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2/H2O, dung dịch Br2/CH3COOH. Số chất phản ứng được với (CH3)2CO ở điều kiện thích hợp là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa . Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là
A. 78,05% và 2,25.	B. 21,95% và 2,25.	C. 21,95% và 0,78.	D. 78,05% và 0,78.
Câu 8: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có muối nào ?
A. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4.	B. KH2PO4.
C. KH2PO4 và K2HPO4.	D. K2HPO4 và K3PO4.
Câu 9: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh  Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là?
A. C8H8O2	B. C9H14O2	C. C8H14O3	D. C9H16O2
Câu 10: Chất nào sau không phản ứng được với phenol ?
A. Na	B. Dung dịch KOH
C. Dung dịch CH3COOH.	D. Dung dịch Br2.
Câu 11: Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. nước Br2.	B. H2 (Ni, nung nóng).
C. Na kim loại.	D. dung dịch NaOH.
Câu 12: Cho CH3-CH=CH2 tác dụng với HBr thì sản phẩm chính thu được là
A. CH3-CHBr-CH3.	B. CH3-CH2-CH2Br.	C. CH3-CHBr2-CH3.	D. CH2Br-CHBr-CH3.
Câu 13: Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Al2O3 , Cu, Mg, Fe	B. Al2O3, Cu, MgO, Fe
C. Al, Fe, Cu, Mg	D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO
Câu 14: Trong số các dung dịch sau, dung dịch chất nào dùng để ngâm xác động vật ?
A. dung dịch HCHO	B. dung dịch CH3CHO
C. dung dịch CH3COOH	D. dung dịch CH3OH
Câu 15: Dung dịch X không màu chứa hai chất gồm có một cation kim loại và hai anion. Cho X thực hiện các thí nghiệm sau :
-Thí nghiệm 1 : Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa keo trắng không tan
-Thí nghiệm 2 : Tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa trắng
-Thí nghiệm 3 : Cho vào X vài giọt H2SO4 loãng, sau đó cho vụn đồng vào nung nóng thì dung dịch chuyển sang màu xanh, và có khí không màu bị hóa nâu đỏ trong không khí 
Vậy dung dịch X có chứa
A. MgCl2 và Mg(NO3)2	B. CaBr2 và Ca(NO3)2
C. AlCl3 và Al(NO3)3	D. MgCl2 và MgSO4
Câu 16: Sục từ từ CO2 vào V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M, kết quả thí nghiệm biểu diễn trên đồ thị sau :
Giá trị của V là
A. 0,1.	B. 0,05.	C. 0,2.	D. 0,8.
Câu 17: Nhận xét không đúng là?
A. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra không hoàn toàn và theo nhiều hướng.
B. Khi sản xuất đường từ dung dịch nước mía có sử dụng đến phương pháp kết tinh
C. Liên kết trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
D. Người ta dùng phương pháp chiết để tách hỗn hợp rượu etylic và nước
Câu 18: Thổi V lit CO2 (đktc) vào 100 ml dd Ca(OH)2 1M, thu được 6 gam kết tủa . Lọc bỏ kết tủa lấy dung dịch đun nóng lại có kết tủa nữa . Giá trị của V là?
A. 2,24	B. 3,136	C. 1,334	D. 1,334 hoặc 3,136
Câu 19: Chất nào sau đây không thỏa mãn: vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
A. FeCl3.	B. NO2.	C. Fe(NO3)3.	D. O2.
Câu 20: Khi cho metylbenzen tác dụng với brom khan, xúc tác bột Fe ( tỉ lệ mol 1:1) thì thu được sản phẩm 
chính là
A. o-CH3-C6H4Br và p-CH3-C6H4Br.	B. o-CH3-C6H4Br.
C. m-CH3-C6H4Br và p-CH3-C6H4Br.	D. CH2Br-C6H5.
Câu 21: X là một ancol no đơn chức mạch hở có thành phần % khối lượng của C là 60%. Cho 12 gam X tác dụng với 9 gam axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác ( Hiệu suất phản ứng 80%). Khối lượng của este thu được là
A. 14,26 gam	B. 12,24 gam	C. 16,32 gam	D. 15,3 gam
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol hidrocacbon thơm X và hấp thụ hết sản phẩm cháy vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thấy xuất hiện 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,88 gam. Phát biểu nào sau đây là không đúng với X ? (Biết X chứa 2 vòng với số nguyên tử cacbon như nhau.)
A. Khi có Ni xúc tác, 1 mol X có thể cộng với 3 mol H2 hoặc 6 mol H2.
B. X không làm mất màu dung dịch nước brom.
C. X là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và dễ thăng hoa .
D. Monoclo hóa X chỉ thu được hai sản phẩm monoclo đồng phân.
Câu 23: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, ở 1400C). Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 24: Dãy các dung dịch nào sau đều có pH < 7?
A. Al2(SO4)3, KNO3	B. KH2PO4, Na2SO4	C. FeCl3, NaHSO4	D. K2S, NH4Cl
Câu 25: Hỗn hợp X gồm một anken và một ankan có cùng số nguyên tử hidro. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X thu được 7,84 lít khí CO2. Thành phần % khối lượng của ankan là
A. 60%	B. 35,5%	C. 46,15%	D. 27,59%
Câu 26: Cho các thí nghiệm sau đây:
(1) Nung hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl 	(2) Đun H2SO4đặc + MnO2 + NaCl
(3) Dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng 	(4) Nhiệt phân Ba(NO3)2
(5) Cho khí F2 tác dụng với H2O 	(6) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ
(7) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI 	(8) Đun nóng HCOOH trong H2SO4 đặc
 Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 7.	B. 4.	C. 5	D. 6.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm bốn chất: MgO, Zn,Mg và ZnO các chất có cùng số mol là 0,1 mol. Cho hỗn hợp X tan trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ, kết thúc quá trình thấy khối lượng dung dịch tăng 21 gam ( dung dịch Y). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH 2M cho đến khi khối lượng kết tủa không thay đổi thì dừng lại. Thể tích NaOH dùng là
A. 700 ml	B. 625 ml	C. 600 ml	D. 725 ml
Câu 28: Cho dãy chất: phenyl clorua, metyl clorua, phenol, natri phenolat, anlyl clorua, crezol, ancol etylic . Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 3	B. 6	C. 5	D. 4
Câu 29: Từ NH3 người ta tổng hợp HNO3 theo 3 giai đoạn với hiệu suất các giai đoạn tương ứng là 80%; 90%; 95%. Để điều chế được 2 tấn dung dịch HNO3 68% thì thể tích khí NH3 (đktc) cần dùng là
A. 706,952 m3.	B. 1039,636 m3.	C. 483,556 m3.	D. 330,752 m3.
Câu 30: Trong phản ứng: FeCl3 + H2S ® FeCl2 + S + HCl. Khi cân bằng với hệ số nguyên tối giản thì số phân tử bị khử là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1 .
Câu 31: Khi tách nước từ ancol 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là
A. 3-metylbut-1-en	B. 2-metylbut-2-en	C. 3-metylbut-2-en	D. 2-metylbut-3-en
Câu 32: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa . Giá trị của x là
A. 0,2.	B. 0,1.	C. 0,15.	D. 0,06.
Câu 33: Trong điều kiện thích hợp, dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
Câu 34: Đun 1,5 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỷ lệ mol tương ứng là 3:2) với H2SO4 đặc ở140oC thu được m gam ete, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40% . Giá trị của m là
A. 42,6 gam	B. 80,64 gam	C. 28,56 gam	D. 35,58 gam
Câu 35: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về khối lượng vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 14.	B. 13.	C. 15.	D. 12.
Câu 36: Cho các chất lỏng và dung dịch: C2H5OH, CH3COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, C6H5OH
CH2OH-CH2-CH2OH. Số trường hợp có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 37: Cho 1,2 gam một axit cacboxylic đơn chức X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 1,64 gam muối. X là
A. H-COOH	B. CH2 = CHCOOH	C. C6H5-COOH	D. CH3-COOH
Câu 38: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,64 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là (cho H = 1, C =12, O = 16)
A. 1,84.	B. 0,32.	C. 0,64.	D. 1,28.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol anlylic và etylen glicol trong đó oxi chiếm
40,404% về khối lượng được chia thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Oxi hóa phần hai bằng CuO rồi cho toàn bộ sản phẩm hơi tạo thành tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 129,6 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của ancol metylic trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị là
A. 25%.	B. 12,50%.	C. 18,1%.	D. 16,1%.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol thu được 0,88 gam CO2. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X được hỗn hợp an ken Y. Đốt cháy hết Y thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là
A. 1,47 gam	B. 2,26 gam	C. 1,96 gam	D. 1,24 gam
Câu 41: Khí nào sau đây có thể điều chế và thu bằng bộ dụng cụ như hình vẽ dưới ? ( biết (1) là dung dịch, ( 2) là chất rắn) 
A. Cl2	B. NH3	C. HCl	D. CO2
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm 3 ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2 (đktc). Gía trị của V gần nhất với
A. 12,31	B. 15,11	C. 17,91	D. 8,95
Câu 43: Tiến hành crackinh 10 lít khí butan thì sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí gồm etan, metan, eten, propilen, butan (các khí đo cùng điều kiện). Hiệu suất của quá trình crackinh là
A. 70%	B. 90%	C. 80%	D. 60%
Câu 44: Trong nọc độc của ong, kiến thường có chứa HCOOH. Khi bị ong hoặc kiến đốt, để giảm ngứa, giảm sưng, người ta có thể bôi lên da, chỗ bị ong, kiến đốt một lượng nhỏ
A. rượu trắng.	B. dung dịch muối ăn.	C. vôi tôi.	D. giấm ăn.
Câu 45: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, but-1-in, etilen.	B. anđehit axetic, axetilen, but-2-in.
C. anđehit fomic, vinylaxetilen, propin.	D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Câu 46: Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là
A. m = 2n + 1.	B. m = 2n.	C. m = 2n - 2.	D. m = 2n + 2.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc một (là đồng đẳng liên tiếp) thu được 3,96 gam H2O. Nếu oxi hoá 0,1 mol hỗn hợp hai ancol trên bằng oxi, xúc tác Cu với hiệu suất phản ứng 100%, thu được hỗn hợp anđehit. Cho hỗn hợp anđehit trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, thu m gam Ag. Giá trị m là
A. 17,28	B. 43,2	C. 21,6	D. 27,0
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3 , sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y và V lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ lệ mol 1:2. Nếu thêm dung dịch NaOH vào Y, đun nóng nhẹ không thấy có khí bay ra . Cho 500ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn dung dịch E rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được 69,35 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị của V là
A. 10,08	B. 13,44	C. 11,2	D. 11,2
Câu 49: Oxi hóa 39 gam Zn bằng V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi đối với H2 là 20. Thu được m gam hỗn hợp X gồm Zn và ZnO. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được H2O, H2 và dung dịch Y chứa (m + 45,3) gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 6,272 lít.	B. 2,688 lít.	C. 1,344 lít.	D. 5,376 lít.
Câu 50: Cho các chất: C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO, CH3OH. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là ?
A. C2H5OH	B. CH3COOH	C. CH3CHO	D. CH3OH
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoa_hoc_11.doc