SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I ĐỀ CHÍNH THỨC THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC BỒI DƯỠNG LẦN 3 NĂM HỌC 2015-2016 MÔN THI: HÓA HỌC – KHỐI 10 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 104 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1;C = 12;N = 14;O = 16;F = 19 ;Na = 23; Mg = 24;Al = 27;P = 31; S = 32;Cl = 35,5 ;K = 39; Ca = 40 Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108 ; I = 127 ; Ba = 137, Cr = 52, He =4 Câu 1: Thể tích của 4,8g khí O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 3,36 lít B. 6,72 lít C. 5,6 lít D. 4,48 lít Câu 2: X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 2, nhóm IIA. B. Chu kì 2, nhóm IIIA. C. Chu kì 3, nhóm IIA. D. Chu kì 3, nhóm IIIA. Câu 3: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. cát. B. muối ăn. C. vôi sống. D. lưu huỳnh. Câu 4: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử: A. H2SO4. B. Na2SO4. C. H2S. D. SO2. Câu 5: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 6: Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là A. proton và nơtron. B. proton và electron. C. protron. D. electron. Câu 7: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây: A. Giấm ăn. B. Cồn. C. Xút. D. Muối ăn. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cu trong khí Cl2 dư, thu được 13,5 gam muối. Giá trị của m là A. 3,2. B. 9,6. C. 6,4. D. 12,8. Câu 9: Sục 1,344 lít khí SO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn. Giá trị m là: A. 7,56g B. 6,24g C. 9,45g D. 8,76g Câu 10: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn là phản ứng oxi hoá – khử: A. Phản ứng thế. B. Phản ứng phân hủy. C. Phản ứng trao đổi. D. Phản ứng hoá hợp. Câu 11: Cho Cr(Z= 24), Fe(Z= 26), Cu(Z= 29), Ca(Z=20). Cấu hình của ion kim loại giống cấu hình của khí hiếm là: A. Ca2+ B. Cr3+ C. Fe3+ D. Cu2+ Câu 12: Kim loại phản ứng với dung dịch HCl là: A. Ag B. Au C. Cu D. Fe Câu 13: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá khử A. 2NaHCO3 à Na2CO3 + CO2 + H2O B. Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu C. 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 D. 2AgNO3 à 2Ag + 2NO2 + O2 Câu 14: Nguyên tử nhôm (Al) có 13 hạt proton và 14 hạt nơtron. Số khối của Al là A. 1 B. 27 C. 14 D. 13 Câu 15: Khí Cl2 có màu A. Vàng lục B. Đen tím C. Lục nhạt D. Đỏ nâu Câu 16: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là Phần trăm theo khối lượng của trong HClO4 là: A. 8,79%. B. 8,92%. C. 8,43%. D. 8,56%. Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là A. 5,81 gam. B. 5,13gam. C. 6,84 gam. D. 3,42 gam. Câu 18: Trộn lẫn 200 ml dung dịch HCl 2M với 300ml dung dịch HCl 4M. Nồng độ mol/l của dung dịch thu được là: A. 3,2M B. 2,3M C. 1,2M D. 2,1M Câu 19: Muối NaClO có tên là A. Natri peclorat B. Natri hipoclorat C. Natri hipoclorơ D. Natri hipoclorit Câu 20: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là A. 7. B. 8. C. 6. D. 5. Câu 21: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách A. Điện phân nước. B. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. C. Nhiệt phân Cu(NO3)2. D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Câu 22: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO2. Hợp chất của nó với hiđrô chứa 12,5% hiđrô về khối lượng. Nguyên tố đó là : A. Si B. C C. N D. P Câu 23: Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ Vml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là: A. 200. B. 100. C. 400. D. 300. Câu 24: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là , , . Phát biểu nào sau đây là sai: A. Đây là 3 đồng vị. B. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14 C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton. Câu 25: Cho các phản ứng sau : (a) 4HCl + PbO2 ® PbCl2 + Cl2 + 2H2O (b) HCl + NH4HCO3 ® NH4Cl + CO2 + H2O (c) 2HCl + 2HNO3 ® 2NO2 + Cl2+2 H2O (d) 2HCl + Zn®ZnCl2+H2 Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 26: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm X là: A. K. B. Rb. C. Na. D. Li. Câu 27: Hợp chất có liên kết ion là: A. HClO B. NaCl C. HCl D. Cl2 Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 2,05 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Mg, Zn vào một vừa đủ dung dịch HCl. Sau phản ứng, thu được 1,232 lít khí ở đktc và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được là: A. 5,955g. B. 4,0025g. C. 6,480g. D. 6,245g. Câu 29: Tổng số hạt cơ bản (proton, notron và electron) trong nguyên tử của nguyên tố X là 115 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Ký hiệu hóa học của X là A. Cl B. Br C. Fe D. Ca Câu 30: Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong các kim loại Fe, Cu, Al, Ag A. Ag B. Fe C. Cu D. Al Câu 31: Trong nguyên tử X, giữa bán kính hạt nhân (r) và số khối của hạt nhân (A) có mối quan hệ như sau : r = 1,5.10-13.A1/3 cm. Tính khối lượng riêng (tấn/cm3) của hạt nhân nguyên tử X. A. 116.106. B. 116.1012. C. 117,5.1012. D. 117,5.106. Câu 32: Hòa tan 8,6 gam hỗn hợp kim loại K và Al vào nước dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí (đktc) và m gam chất không tan. Giá trị của m là: A. 2,7 gam. B. 2,0 gam. C. 3,6 gam. D. 4,05 gam. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 6,94 gam hỗn hợp FexOy và Al trong 100 ml dung dịch H2SO4 1,8M, thu được 0,672 lít H2 (đktc). Biết lượng axit đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết để phản ứng (giả sử không có phản ứng khử Fe3+ thành Fe2+). Công thức của FexOy là: A. Fe3O4 hoặcFeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO. Câu 34: Có 4 dung dịch loãng của các muối: AgNO3, ZnCl2, FeCl2, FeCl3. Khi sục khí H2S dư lần lượt vào các dung dịch trên thì số trường hợp có kết tủa là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 35: Hoà tan 8,45 gam oleum vào nước, thu được dung dịch X. Để trung hoà X cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của oleum đó là A. H2SO4.3SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.5SO3. D. H2SO4.9SO3. Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là: A. 4,48 B. 5,6 C. 1,12 D. 2,24 Câu 37: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng: A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron. B. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron. C. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường. D. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện củaY. Câu 38: Khí X có mùi hắc, được sử dụng để chữa sâu răng trong y khoa, được sử dụng khử trùng nước uống. Trong các thiết bị sử dụng điện cao áp như máy photocopy, khi hoạt động cũng thường sinh ra khí X. X là A. SO2. B. Cl2. C. CO2. D. O3. Câu 39: : Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH to KCl + KClO3 + H2O Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là A. 3 : 1. B. 1 : 5. C. 5 : 1. D. 1 : 3. Câu 40: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, Al(OH)3. C. HCl, NaOH. D. Cl2, NaOH. Câu 41: Để phân biệt các dung dịch : FeCl2, MgCl2, FeCl3 , AlCl3 ta có thể dùng dung dịch nào sau đây: A. HCl. B. NaOH. C. KMnO4. D. Quỳ tím. Câu 42: Một bình kín chứa a mol Cl2 và 1 mol H2 có áp suất 2,5 atm. Nung nóng bình cho phản ứng xảy ra với hiệu suất 80%. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất của bình là: A. 2,5. B. 3,5. C. 4,0. D. 2,0. Câu 43: Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,8. B. 3,08. C. 3,36. D. 4,48. Câu 44: Nung nóng 60,01 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 48,81 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 1,6 mol HCl, thu được 9,688 lít khí Cl2 (đktc). Phần trăm khối lượng KMnO4 trong hỗn hợp X là: A. 63,91%. B. 62,05%. C. 62,83%. D. 63,19%. Câu 45: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl thu được khí X. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 thu được khí Y. Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là A. H2S,O2,SO2. B. O2, SO2, H2S. C. O2, H2S, SO2. D. H2S,Cl2,SO2. Câu 46: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là A. Trong tất cả các hợp chất, X có số oxi hoá là -2. B. X tan ít trong nước. C. X là chất khí ở điều kiện thường. D. Liên kết hoá học trong phân tử X2 là liên kết cộng hoá trị không cực. Câu 47: Cho 0,045 mol Mg và 0,05 mol Fe tác dụng với V ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp kim loại Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là: A. 100. B. 150. C. 200. D. 120. Câu 48: Khi cho Fe3O4 tác dụng với HI dư tạo ra: A. Fe3I8. B. FeI2 và FeI3. C. FeI2. D. FeI3. Câu 49: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là: A. 0,7. B. 0,4. C. 0,6. D. 0,65. Câu 50: Cho các chất sau: FeS, Fe3O4, NaCl, NaI, Na2CO3 và Cu2O tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Số phản ứng mà trong đó H2SO4 đóng vai trò chất oxi hóa: A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 ----------- HẾT ---------- -----------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: