Đề thi học sinh giỏi thành phố Hải Phòng môn: Hoá học lớp 9 từ năm 1995 đến 2003

doc 21 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3000Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thành phố Hải Phòng môn: Hoá học lớp 9 từ năm 1995 đến 2003", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi thành phố Hải Phòng môn: Hoá học lớp 9 từ năm 1995 đến 2003
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
Môn: hoá học lớp 9
Năm học 1995 - 1996
===============
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Bài I: (8 điểm)
Trong đó A,A1,A2,B,B1,B2,X là các chất vô cơ.
(A1 tác dụng với B1, A2 tác dụng với B2 đều sinh ra X)
+H2O
+O2
+O2
	1. Cho sơ đồ biến đổi hoá học sau đây:
	A	A1	A2	
+H2O
	 X	X
	B	B1	B2	
a. Hãy chọn các chất thích hợp và điền công thức của chúng vào sơ đồ trên.
b. Viết phương trình phản ứng để thực hiện các biến đổi hoá học theo sơ đồ trên.
2. Cho các chất hữu cơ có công thức phân tử là C3H6; C2H6O; C2H4O2. Bằng những hiểu biết về cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ, em hãy đề nghị các công thức cấu tạo có thể có ứng với mỗi công thức phân tử nêu trên.
Bài II: (8 điểm)
	Có hỗn hợp khí gồm 4 chất là H2; CO2; N2; CO (hỗn hợp A)
a. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để nhận biết từng chất trong hỗn hợp A? ( trinh bày cách làm và viết phương trình phản ứng).
b. Cho biết: H = 1,0079đvc; C = 12,011đvc; O = 15,9994đvc; N = 14,0067đvc.
	1 đvc ứng với 1,67.10-24 gam.
	Số Avogađro là 6,023.1023.
Tính khối lượng của 8,96 lít hỗn hợp A (ở đktc)? Biết rằng tỷ lệ về số mol của các chất trong A là bằng nhau.
Bài III (6 điểm)
a. Cho 32 g bột đồng kim loại vào bình chứa 500ml dung dịch AgNO3 nồng độ 1M. Khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xẩy ra. Sau một thời gian, cho phản ứng ngừng lại, người ta thu được hỗn hợp các chất rắn X cân nặng 62,2 gam và dung dịch Y.
Tính nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch Y.
b. Nhúng một thanh kim loại R hoá trị 2 vào dung dịch Y (R hoạt động hơn Cu và Ag). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem thanh kim loại cân lại thì thấy khối lượng của thanh này tăng thêm 7,35 gam. Xác định khối lượng nguyên tử và tên của kim loại R?
(Ag = 108; Cu = 64)
-----------------------------
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng A-B)
Năm học 1996 - 1997
===============
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Bài I: 
1. Viết tất cả các phương trình hoá học của những phản ứng trực tiếp tạo thành muối kẽm clorua.
2. Cho các chất: Axit Clohyđric, Natri Cacbonat, nước vôi, Manganđiôxit, lưu huỳnh, ôxy, đồng, nước và các dụng cụ, các điều kiện phản ứng coi như có đủ. Viết phương trình của các phản ứng (có ghi rõ điều kiện phản ứng) để điều chế các chất sau đây: đồng(II) clorua, đồng(II)hyđrôxit, đồng(II) sunfat.
Bài II:
1. Tính số phân tử có trong 34,2 gam nhôm sunfat. ở điều kiện tiêu chuẩn, bao nhiêu lít ôxy sẽ có số phân tử bằng số phân tử có trong lượng nhôm sunfat nêu trên.
	(Al = 27; S = 32; O = 16; số Avôgađrô là 6,023.1023).
2. Để pha chế 0,5 lít dung dịch NaOH nồng độ 0,5M, người ta làm như sau:
- Cân lấy 13 gam xút ở dạng tinh thể ngậm nước (công thức phân tử có dạng NaOH.nH2O).
- Hoà tan lượng xút trên vào nước thành 400ml dung dịch.
- Lấy 10ml dung dịch xút này đem chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1M dùng hết 25ml dung dịch HCl.
a. Tính toán và nói cách làm tiếp theo để pha được dung dịch nói trên.
b. Xác định công thức chính xác của phân tử xút ngậm nước nêu trên.
Bài III: 
1. Dựa vào các qui luật về cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ, hãy viết tất cả các công thức cấu tạo có thể có ứng với mỗi công thức phân tử cho dưới đây: C5H12; C4H8; C3H6Cl2.
2. Chất béo là este tạo nên từ phản ứng hoá este giữa axit béo và glyxêrin.
Thí dụ: (C17H35COO)3C3H5.
a. Một loại chất béo thiên nhiên là sản phẩm hoá este giữa hỗn hợp các axit béo:
	C17H35COOH; C17H33COOH và C15H31COOH với glyxêrin. Viết công thức của tất cả các este có thể có trong thành phần của chất béo nêu trên.
b. Nếu xà phòng hoá chất béo đó thì thành phần chính của xà phòng sẽ có những muối nào? Viết công thức của nó.
Bài IV:
Một hợp chất hữu cơ A thành phần phân tử gồm các nguyên tố C, H và O. Đốt cháy hoàn toàn 4,6g A bằng một lượng oxy lấy dư. Toàn bộ hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng có thể tích là 13,44 lít được lần lượt dẫn qua các bình:
+ Bình (1) đựng H2SO4 đậm đặc. Thể tích hỗn hợp sau khi đi qua bình (1) chỉ còn 6,72 lít.
+ Bình (2) chứa dung dịch NaOH. Khi đi ra khỏi bình (2) có thể tích là 2,24 l (tất cả thể tích đã nêu đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
a. Xác định công thức phân tử của chất A biết rằng khối lượng phân tử của A nặng gấp 23 lần khối lượng phân tử của hyđrô.
b. ứng với mỗi công thức phân tử tìm được, có thể có mấy chất, viết công thức cấu tạo của các chất đó.
c. Bằng phương pháp hoá học làm thế nào để phân biệt được các chất mà em đã nêu. (Giải thích và viết phương trình phản ứng).
Bài V. (Bảng B không làm bài này)
Trong hai bình kín, mỗi bình đều chứa 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Người ta dẫn vào bình (1) 4,48l khí CO2 và dẫn vào bình (2) 6,72 lít CO2 (các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Lắc kĩ các bình để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
	Hỏi lượng kết tủa tạo thành ở bình nào nhiều hơn, nhiều hơn là bao nhiêu gam.
	(Ba = 137; O = 16; H = 1; C = 12)
***********&***********
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng B)
Năm học 1997 - 1998
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1: 
	1. Hãy nói cách pha 2 lít dung dịch H2SO4 0,2M từ dung dịch H2SO4 95% khối lượng riêng 1,84g/ml.
B
A
	2. Trên hai đĩa cân A, B có 2 cốc đựng 2 dung dịch axit HCl (đĩa A), axit H2SO4 (đĩa B). Điều chỉnh lượng dung dịch ở hai đĩa để cân ở vị trí thăng bằng (hình vẽ).
Cho 1,15(g) kim loại Na vào cốc đựng dung dịch HCl. Để cân về vị trí thăng bằng cần thâm bao nhiêu gam kim loại Mg vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
3. Cho phản ứng tổng quát:
	A + B = C + D + E
	Hãy dẫn ra 2 phương trình phản ứng với khí E khác nhau phù hợp với phản ứng tổng quát trên, cân bằng phương trình.
4. Từ muối ăn, lưu huỳnh, nước cùng các điều kiện cần thiết, có thể điều chế được những khí nào? Viết phương trình phản ứng.
Bài 2:
1. 	a. Làm thế nào để phát hiện được lượng nhỏ nước có lẫn trong rượu êtylíc? Nêu phương pháp làm khan rượu êtylíc khi có lẫn một lượng nhỏ nước.
	b. Làm thế nào để có rượu 700 từ rượu khan?
2. Cho 2 công thức phân tử: C2H6O; C2H4O2. Mỗi công thức có 2 công thức cấu tạo của hai chất khác nhau.
	a. Dựa vào quy luật cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ hãy viết 4 công thức cấu tạo ứng với 2 công thức phân tử trên, biết rằng 2 công thức cấu tạo ứng với công thức C2H4O2 đều có liên kết C = O
	 O 
b. Chỉ rõ 2 chất trong 4 chất có phản ứng với Na? Giải thích vì sao?
3. Một Hiđrôcácbon có công thức C2nH5n. Hãy biện luận tìm công thức phân tử hiđrô cacbon. 
Bài 3:
	Có hỗn hợp A có khối lượng 12,9g gồm kim loại M (hoá trị 2) và S. Nung hỗn hợp trong bình kín (không có không khí), thu được chất rắn X. Đốt X trong O2 dư thu được ôxit của kim loại M có khối lượng 8,1g và khí E. Hấp thụ khí E bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 12,8g.
	a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
	b. Tìm kim loại M.
	c. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A? (Cho S = 32, O = 16, H = 1)
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng A)
Năm học 1998 - 1999
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài I.
1. Viết phương trình phản ứng cho sơ đồ sau:
	A
	B
	R + dung dịch HCl	C	
	D
	E
R là những chất rắn khác nhau; A,B,C,D,E là những chất khí. Phân loại những chất trên theo những chất vô cơ đã học.
2. Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, H2O và các thiết bị cùng những chất xúc tác cần thiết viết các phương trình phản ứng điều chế: FeSO4; Fe(OH)3; NaHSO4.
Bài II.
1. Thế nào là phản ứng trao đổi? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra là gì? Lấy hai ví dụ.
2. Có 5 chất lỏng không màu: dung dịch CH3COOH, C2H5OH, C6H6, dung dịch Na2CO3, dung dịch MgSO4. Chỉ dùng quỳ tím, nêu cách nhận ra từng chất lỏng, viết phương trình phản ứng.
Bài III.
Cho 6,85 gam kim loại hoá trị II vào dung dịch muối sunfat của một kim loại hoá trị II khác (lấy dư) thu được khí A và 14,55 gam kết tủa B. Gạn lấy kết tủa B nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C. Đem chất rắn C hoà tan trong dung dịch HCl (lấy dư) chất rắn C tan một phần, phần còn lại không tan có khối lượng 11,65 gam. Xác định khối lượng nguyên tử của hai kim loại và gọi tên.
Bài IV. 
Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ số mol CO2: số mol H2O là 1:1. Tổng số mol chất tham gia phản ứng cháy tỉ lệ với tổng số mol CO2 và H2O là 3:4. Trong hợp chất hữu cơ khối lượng ôxy so với khối lượng các nguyên rố còn lại theo tỉ lệ 4:7.
1. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ.
2. Viết các công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử tìm được, biết rằng trong hợp chất hữu cơ không có liên kết đôi giữa hai nguyên tử cácbon.
---------------o0o--------------
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng B)
Năm học 1998 - 1999
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài I.
1. a/ Thế nào là phản ứng trao đổi? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra là gì? Lấy hai ví dụ phản ứng trao đổi xảy ra hoàn toàn.
 b/ Những kim loại nào có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường? Cho ví dụ bằng phương trình phản ứng.
2. Có 5 dung dịch bị mất nhãn gồm các chất sau: H2SO4, Na2SO4, NaOH, BaCl2,MgCl2. Chỉ dùng thêm phênolphtalêin, nêu cách nhận ra từng dung dịch.
Bài II.
1. Nêu hiện tượng, viết các phương trình phản ứng cho những trường hợp sau:
	- Cl2	+ dung dịch Na2CO3
	- Fe	+ dung dịch CuSO4
t0
	- K	+ dung dịch FeCl3
	- MnO2 + dung dịch HCl
	- MnO + dung dịch HCl	
2. Cho muối ngậm nước có công thức CaSO4.nH2O. Nêu cách xác định n bằng thực nghiệm, hãy đưa ra công thức tổng quát tính n, giải thích các đại lượng trong công thức.
Bài III.
Cho 6,85 gam kim loại hoá trị II vào dung dịch muối sunfat của một kim loại hoá trị II khác (lấy dư) thu được khí A và 14,55 gam kết tủa B. Gạn lấy kết tủa B nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C. Đem chất rắn C hoà tan trong dung dịch HCl (lấy dư), chất rắn C tan một phần, phần còn lại không tan có khối lượng 11,65 gam. Xác định khối lượng nguyên tử của hai kim loại và gọi tên.
Bài IV. 
1. Đốt cháy một thể tích hỗn hợp 2 khí CH4 và C2H4 cần 6,72 lít không khí. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 3,5 gam kết tủa.
a. Tính thể tích hỗn hợp đã đem đốt và %thể tích từng khí trong hỗn hợp. 
b. Tính khối lượng 1 lít hỗn hợp. Các thể tích đều lấy ở điều kiện tiêu chuẩn, trong không khí ôxy chiếm 20% vầ thể tích.
2. Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A có thành phần C,H,O sau phản ứng thấy số mol CO2 và số mol H2O thu được bằng số mol A và số mol O2 tham gia phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của A biết rằng trong phân tử A chỉ có các liên kết đơn.
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng A)
Năm học 1999 - 2000
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1.
 	1. Hãy bổ sung những từ còn thiếu rồi viết lại các định nghĩa, định luật sau cho đúng. 
a. Một mol bất kì chất ......... nào ở .......... điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau.
b. Phân tử là ........ đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất.
c. Trong một phản ứng hoá học, .............. của các sản phẩm ............. tổng khối lượng của các chất tham gia.
	2. Trong hoá học, để làm khô chất khí người ta thường dùng một số chất làm khô, hãy cho biết điều kiện một chất được chọn làm khô chất khí.
	3. Khí CO2 có lẫn hơi nước, những chất sau chất nào được dùng làm khô khí CO2. Giải thích, viết phương trình phản ứng (nếu có).
	P2O5; Fe3O4; H2SO4(đặc); Na; CaO.
	4. Có 4 dung dịch không mầu bị mất nhãn: MgSO4; NaOH; BaCl2; NaCl.
	 Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận ra từng dung dịch, chỉ được dùng thêm HCl làm thuốc thử. Giải thích, viết phương trình hoá học.
	Dấu hiệu toả nhiệt trong phản ứng trung hoà không được coi là dấu hiệu nhận biết.
Bài 2.
	1. Cho 2 phương trình phản ứng hoá học sau:
	A + HCl = E	+ H2S	(1)
	E	 = HCl	+ R	(2)
	A, E, R là những chất vô cơ, khối lượng phân tử của A = 51đvc, R là một hợp chất của Nitơ. Hãy xác định công thức của A, E, R có giải thích.
	2. Có 5 chất rắn mầu trắng: tinh bột, đường kính trắng, xenlulozơ, nhựa polietilen. Hãy nêu cách nhận ra 5 chất trên (dùng kiến thức trong chương trình hoá học bậc trung học cơ sở). Viết phương trình phản ứng hoá học(nếu có).
Bài 3. 
	Đốt cháy m(g) chất hữu cơ X, sau phản ứng thu được 8,8(g) CO2 và 3,6(g) H2O. Thể tích O2 cần dùng là 4,48 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức phân tử của X, biết ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất m(g) X có thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 (g) O2.
Bài 4.
	Để xác định Thành phần hỗn hợp 2 kim loại Al và Mg người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1:
	Cho a(g) hỗn hợp vào 600 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/lit, sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B. Đem cô cạn dung dịch A thu được 27,9 (g) muối khan.
Thí nghiệm 2:
	Cho a(g) hỗn hợp vào 800 ml dung dịch HCl cùng nồng độ với dung dịch ở thí nghiệm 1, sau phản ứng thu được đung dịch C, cô cạn dung dịch C thu được 32,35 (g) muối khan.
 1. Xác định thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp 2 kim loại nếu a = 7,5(g)
 2. Tính thể tích khí B (điều kiện tiêu chuẩn) và nồng độ x mol/lit. Giả thiết khả năng phản ứng của Mg và Al với axit HCl là như nhau ở cùng điều kiện.
	Cho Al = 27; Mg = 24; O = 16; H = 1; Cl = 35,5.
----------- *** ------------
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng B)
Năm học 1999 - 2000
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1.
 	1. Hãy điền vào chỗ trống những từ thích hợp sao cho đúng nội dung các định nghĩa, định luật đã học. 
a. Một mol bất kì chất ......... nào ở .......... điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau.
b. Phân tử là ........ đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất.
c. Trong một phản ứng hoá học, .............. của các sản phẩm ............. tổng ........... của các chất tham gia.
	2. Trong hoá học, để làm khô chất khí người ta thường dùng một số chất làm khô, hãy cho biết điều kiện một chất được chọn làm khô chất khí.
	3. Những chất sau chất nào được dùng làm khô khí CO2, giải thích, viết phương trình phản ứng (nếu có).
	P2O5; Fe3O4; H2SO4(đặc); Na; CaO.
	4. Có 4 dung dịch không mầu bị mất nhãn, hãy nêu phương pháp hoá học để nhận ra từng dung dịch, chỉ được dùng thêm HCl làm thuốc thử. Giải thích, viết phương trình hoá học: MgSO4; NaOH; BaCl2; NaCl.
	Dấu hiệu toả nhiệt trong phản ứng trung hoà không được coi là dấu hiệu nhận biết.
Bài 2.
	1. Cho chất hữu cơ có công thức phân tửC3H7OCl, hãy viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử trên.
	2. Từ than đá, đá vôi, nước và các điều kiện cần thiết viết các phương trình phản ứng điều chế: axêtilen, rượu êtylic, axit axêtic.
	3. Có 2 vết bẩn trên quần áo:
	- Vết dầu ăn,
	- Vết dầu nhờn
	Hãy chọn trong số các chất sau để làm sạch vết bẩn, giải thích: nước, nước xà phòng, giấm ăn, ét xăng, cồn 900.
Bài 3.
	Đốt cháy hoàn toàn 27,8 gam hỗn hợp Fe, C, S bằng khí O2 (lấy dư), kết thúc phản ứng thu được 32,2 gam chất rắn X và 13,44 lít hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thì thu được 55 gam chất kết tủa, thể tích khí còn lại là 2,24 lít.
	a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
	b. Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu.
	c. Tìm công thức của chất rắn X.
	Cho Fe = 56; C = 12; O = 16; S = 32; H = 1; Ca = 40.
Bài 4. 
	Đốt cháy m(g) chất hữu cơ X, sau phản ứng thu được 8,8(g) CO2 và 3,6(g) H2O. Thể tích O2 cần dùng là 4,48 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức phân tử của X, biết ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất m(g) X có thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 (g) O2.
----------- *** ------------
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng A)
Năm học 2000 - 2001
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1: (4 điểm)
	1. Cho bảng phân loại các chất :
1
2
3
4
5
6
7
8
HCl
NO
CO
O2
Fe
Cu(OH)2
CH4
KOH
H2SO4
Na2O
NO
SO2
N2
KOH
C6H12O6
Ba(OH)2
H2S
CO2
CH4
Br2
NaOH
CCl4
NaOH
	Hãy cho biết các vị trí (1),(2),(3),(4),(5),(6),(7),(8) là các từ gì?
	2. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau:
	a. Nhúng đinh sắt đã cạo gỉ vào dung dịch CuSO4.
	b. Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2.
	c. Dẫn khí Êtilen qua dung dịch nước Brôm.
	3. Cho dãy chuyển hoá sau:
	Fe	A	B	C	Fe	 D	E	F	D	
	Xác định A, B, C, D, E, F. Viết phương trình phản ứng.
Bài 2: (3 điểm)
	1. Dung dịch Boóc đô dùng chống nấm cho cây được pha theo tỷ lệ:
	1kg CuSO4.5H2O + 10kg vôi sống(CaO) + 10 lít nước.
	Hãy tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong dung dịch Boóc đô. Viết các phương trình phản ứng.
	2. Từ Glucô và các chất vô cơ cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế Êtylaxetat.
Bài 3: (5 điểm)
	1. Ba khí A, B, C có khối lượng phân tử bằng nhau và bằng 28. A, B có thể bị đốt cháy trong không khí, sản phẩm sinh ra đều có khí CO2, B có thể khử được CuO ở nhiệt độ cao, C là thành phần quan trọng trong phân bón hoá học. Xác định công thức phân tử của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng.
	2. (M), (N), (P), (Q), (R), (X) là những hợp chất hữu cơ được biết đến trong chương trình hoá học phổ thông cấp trung học cơ sở. (P) và (N) có cùng công thức phân tử. 
- Về khối lượng phân tử (klpt): klpt(N) = 1/2klpt(M); klpt(X)=3klpt(R)=6klpt(Q). 2,3 gam (N) hay 1,5 gam (Q) có thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 cùng điều kiện.
- Về tính chất: (M), (N), (R) có phản ứng với Na, từ 0,1 mol (M) có thể cho thể tích H2 lớn nhất là 3,36 lít (đktc), chỉ có (R) phản ứng được với dung dịch NaOH. Từ (X) có thể điều chế ra (N), (R), (Q) có phản ứng được với Cl2 (chiếu sáng). Xác định công thức cấu tạo của (M), (N), (P), (Q), (R) và công thức phân tử của X. Giải thích.
Bài 4: (4 điểm)
	Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị 2 vào nước được 200ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam.
	1. Tìm nồng độ mol/lít của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể.
	2. Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung sịch A thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đỏi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat.
Bài 5: (4 điểm)	Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít hỗn hợp 3 hiđrôcacbon thể khí: CnH2n+2; CmH2m; CkH2k-2. Sau phản ứng dẫn hỗn hợp sản phẩm lần lượt qua dung dịch H2SO4 (đặc), dung dịch NaOH (dư) thấy khối lượng dung dịch axit tăng 2,52 gam, khối lượng dung dịch NaOH tăng 7,04 gam.
	1. Tính thành phần % theo thể tích hỗn hợp 3 hiđrôcacbon, biết thể tích hiđrôcacbon CkH2k-2 trong hõn hợp gấp 3 lần thể tích CnH2n+2.
	2. Xác định công thức phân tử 3 hiđrôcácbon, biết rằng có 2 hiđrôcácbon có số nguyên tử cácbon bằng nhau và bằng 1/2 số nguyên tử các bon của hiđrôcacbon còn lại.
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng B)
Năm học 2000 - 2001
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1: (4 điểm)
	1. Cho bảng phân loại các chất :
1
2
3
4
5
6
7
8
HCl
NO
CO
O2
Fe
Cu(OH)2
CH4
KOH
H2SO4
Na2O
NO
SO2
N2
KOH
C6H12O6
Ba(OH)2
H2S
CO2
CH4
Br2
NaOH
CCl4
NaOH
	Hãy cho biết các vị trí (1),(2),(3),(4),(5),(6),(7),(8) là các từ gì?
	2. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau:
	a. Nhúng đinh sắt đã cạo gỉ vào dung dịch CuSO4.
	b. Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2.
	c. Dẫn khí Êtilen qua dung dịch nước Brôm.
	3. Cho dãy chuyển hoá sau:
	Fe	A	B	C	Fe	D	E	F	D	
	Xác định A, B, C, D, E, F. Viết phương trình phản ứng.
Bài 2: (3 điểm)
	1. Dung dịch Boóc đô dùng chống nấm cho cây được pha theo tỷ lệ:
	1kg CuSO4.5H2O + 10kg vôi sống(CaO) + 10 lít nước.
	Hãy tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong dung dịch Boóc đô. Viết các phương trình phản ứng.
	2. Từ Glucô và các chất vô cơ cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế Êtylaxetat.
Bài 3: (5 điểm)
	1. Ba khí A, B, C có khối lượng phân tử bằng nhau và bằng 28. A, B có thể bị đốt cháy trong không khí, sản phẩm sinh ra đều có khí CO2, B có thể khử được CuO ở nhiệt độ cao, C là thành phần quan trọng trong phân bón hoá học. Xác định công thức phân tử của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng.
	2. (M), (N), (P), (Q), (R), (X) là những hợp chất hữu cơ được biết đến trong chương trình hoá học phổ thông cấp trung học cơ sở. (P) và (N) có cùng công thức phân tử. 
- Về khối lượng phân tử (klpt): klpt(N) = 1/2klpt(M); klpt(X)=3klpt(R)=6klpt(Q). 2,3 gam (N) hay 1,5 gam (Q) có thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 cùng điều kiện.
- Về tính chất: (M), (N), (R) có phản ứng với Na, từ 0,1 mol (M) có thể cho thể tích H2 lớn nhất là 3,36 lít (đktc), chỉ có (R) phản ứng được với dung dịch NaOH. Từ (X) có thể điều chế ra (N), (R), (Q) có phản ứng được với Cl2 (chiếu sáng). Xác định công thức cấu tạo của (M), (N), (P), (Q), (R) và công thức phân tử của X. Giải thích.
Bài 4: (4 điểm)
	Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị 2 vào nước được 200ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam.
	1. Tìm nồng độ mol/lít của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể.
	2. Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung sịch A thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đỏi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat.
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng A)
Năm học 2001 - 2002
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1:
1/ Có 4 dung dịch không mầu bị mất nhãn: K2SO4 ; K2CO3 ; HCl ; BaCl2 
a) Chỉ dùng thêm 1 kim loại.
b) Không dùng thêm thuốc thử nào khác.
Nêu cách nhận ra từng dung dịch, viết các phương trình phản ứng.
2/ Viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H4Cl4 mà ở mỗi nguyên tử các bon không chứa quá 1 nguyên tử Cl.
3/ Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Tìm kim loại M.
Bài 2:
Lấy ví dụ bằng phương trình phản ứng cho các trường hợp sau:
1/ Khi cho một kim loại vào một dung dịch muối sản phẩm tạo thành là:
a) Muối + kim loại.
b) Muối + bazơ + khí.
c) Hai muối. 
d) Duy nhất một muối.
2/ Khi cho một oxit vào:
	a) Nước axít + oxit
b) Axit Hai muối + ...
c) Kiềm Hai muối + ...
Bài 3:
Cho sơ đồ sau:
	X	A 	B 	C 	D 	E
 	 	 C6H12O7 	F 	G
Biết: 	X là một chất khí.
	A là một polyme có khối lượng phân tử lớn.
	C phản ứng được với Na nhưng không phản ứng với dung dịch kiềm.
	D phản ứng được với Na và kiềm.
	G phản ứng được với kiềm nhưng không phản ứng với Na.
E, F là hợp chất của Na.
Xác định công thức các chất X ; A ; B ; C ; D ; E ; F ; G . Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên.
Bài 4:
 	Một loại thuốc súng có thành phần: C, S và muối X được trộn theo đúng tỉ lệ của phương trình phản ứng nổ. Lấy 62,2 gam thuốc súng cho vào bình thép chịu áp suất, không có không khí. Đốt nóng bình cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 khí và một chất rắn Y. Hỗn hợp 2 khí có khối lượng gấp 27 lần khối lượng của khí H2 có cùng thể tích, ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một trong 2 khí là SO2 khí còn lại có khả năng làm đục nước vôi trong. áp suất trong bình lúc này là P, trong cùng điều kiện đó 19,2 gam O2 cũng có áp suất P. Y gồm 2 nguyên tố có tỉ lệ số nguyên tử 1:1, hoà tan Y vào nước rồi cho dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được 57,4 gam kết tủa AgCl.
1/ Xác định công thức X,Y.
2/ Viết phương trình phản ứng nổ của thuốc súng.
Bài 5:
	Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C , lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam kết tủa.
1/ Tính nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO4.
2/ Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A.
3/ Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m.
Sở giáo dục và đào tạo hải phòng
---------------------
đề thi học sinh giỏi thành phố
 Môn: hoá học lớp 9 (Bảng B)
Năm học 2001 - 2002
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1:
1/ Có 4 dung dịch không mầu bị mất nhãn: K2SO4 ; K2CO3 ; HCl ; BaCl2 
a) Chỉ dùng thêm 1 kim loại.
b) Không dùng thêm thuốc thử nào khác.
Nêu cách nhận ra từng dung dịch, viết các phương trình phản ứng.
2/ Viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H4Cl4 mà ở mỗi nguyên tử cac bon không chứa quá 1 nguyên tử Cl.
3/ Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Tìm kim loại M.
Bài 2:
Lấy ví dụ bằng phương trình phản ứng cho các trường hợp sau:
1/ Khi cho một kim loại vào một dung dịch muối sản phẩm tạo thành là:
a) Muối + kim loại
b) Muối + bazơ + khí
c) Hai muối 
d) Duy nhất một muối
2/ Khi cho một oxit vào:
a) Nước axít + oxit
b) Axit Hai muối + ...
c) Kiềm Hai muối + ...
Bài 3: Cho sơ đồ sau:
	B 	D 	F
	A 	A
	C 	E 	G
Biết A là kim loại, B ; C ; D ; E ; F ; G là hợp chất của A.
Xác định công thức của A ; B ; C ; D ; E ; F ; G , viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 4:
	Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X sau phản ứng thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 3,24 g H2O. Thể tích khí CO2 thu được sau phản ứng bằng thể tích khí O2 cần dùng cho phản ứng đốt cháy ( ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất ). Số mol X bằng 1/6 lần số mol H2O. Xác định công thức phân tử của X, X có thể là chất hữu cơ nào, viết 1 phương trình phản ứng đặc trưng của X. 
Bài 5:
	Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C , lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam kết tủa.
1/ Tính nồng độ mol/lit dung dịch CuSO4.
2/ Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A.
3/ Nếu cho dung dịch NaOH dung dịch C vào thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m.
Sở giáo dục và đào tạo 
---------------------
 Phòng giáo dục 
 quận Lê Chân
hướng dẫn chấm 
 Môn: hoá học lớp 9 
Năm học 2002 - 2003
===============
Bài 1: ( 2,5 điểm)
1/ Câu đúng (Đ): (a) ; (d).
2/ 	1) (b) đúng (x)
	2) (d) đúng (x)
Bài 2: ( 2,5 điểm)
Cho từng chất rắn vào dd HCl .
Chất rắn không tan là BaSO4
Chất rắn tan, không có khí thoát ra là NaCl.
2 chất rắn tan, có khí thoát ra là CaCO3 ; Na2CO3 .
CaCO3 + 2HCl -đ CaCl2 + H2O + CO2
Na2CO3 + 2HCl -đ 2NaCl + H2O + CO2
Cho tiếp đến không còn khí thoát ra, chất rắn nào không tan tiếp là CaCO3 còn lại là Na2CO3.
Bài 3:( 3 điểm)
+ Điều chế vôi sống:	CaCO3 -đ CaO + CO2
+ Điều chế vôi tôi:	CaO + H2O -đ Ca(OH)2
+ Điều chế CuO : 	CuSO4 + Ca(OH)2 đ Cu(OH)2 + CaSO4
	Cu(OH)2 -đ CuO + H2O 
+ Điều chế CuCl2 , KOH:	KClO3 -đ KCl + 3/2O2
	KCl + H2O -đ KOH + 1/2Cl2 + 1/2H2
	H2 + Cl2 đ 2HCl
	CuO + 2HCl đ CuCl2 + H2O
+ Điều chế Ca(OCl)2: 2Cl2 + 2Ca(OH)2 đ Ca(OCl)2 + CaCl2 + 2H2O
+ Điều chế CaSO4: 	4FeS2 + 11O2 đ 2Fe2O3 + 8SO2
	SO2 + 1/2O2 đ SO3
	SO3 + H2O đ H2SO4
+ Điều chế Fe2(SO4)3: 	Fe2O3 + 3H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + 3H2O
Bài 4: ( 4 điểm)
1- Viết 2 phương trình phản ứng, từ số mol 2 muối = số mol CO2 = 0,2 mol => khối lượng mol TB của hỗn hợp là 119 . Thoả mãn với R là K. lập hệ phương trình giải được :
	% khối lượng KHCO3 = 42,02%
	% khối lượng K2CO3 = 57,98%
2- Chất tan trong dung dịch B: KCl có nồng độ 13,55%
	Khối lượng KOH là 16,8 g
3-Khối lượng kết tủa cực đại: 39,4 g
	Khối lượng kết tủa cực tiểu: 31,914 g
Bài 5: ( 4 điểm)
1/ CTCT của A: CH3-CH=CH2 . Viết 2 phương trình phản ứng, chú ý trường hợp với H2O cho 2 sản phẩm.
2/ CTCT của B: CH2=CH-COOH. Viết 2 phương trình phản ứng.
Bài 6: (4 điểm)
-Vì cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được muối duy nhất vậy chất rắn C gồm: 
	muối Na2CO3 và NaOH dư.
-Khối lượng Na2CO3 = => khối lượng Na =1,15 g
- K/l NaOH phản ứng = 2,65 + - 2,05 = 1 g => khối lượng Na= 0,575g
MB = 16 => B là CH4 
=> Trong A có: Na = 0,575 g ; C = 0,025.24 = 0,6 g ; H = 0,025.3=0,075 ; 
 O = 2,05 - 0,575 - 0,6- 0,075 =0,8
CTPT A có dạng CxHyOzNat : 12x:y:16z:23t = 0,6: 0,075: 0,8: 0,575
=> x:y:z:t = 2:3:2:1 Vậy công thức A: CH3COONa
Sở giáo dục và đào tạo 
---------------------
 Phòng giáo dục 
 quận Lê Chân
đề thi học sinh giỏi quận
 Môn: hoá học lớp 9 
Năm học 2002 - 2003
===============
 (Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1: Câu hỏi trắc nghiệm
1-Trắc nghiệm đúng, sai ( Chép lại câu trả lời rồi điền các kí hiệu (Đ) cho câu trả lời đúng, (S) cho câu trả lời sai).
	a) Để làm khô khí CO2 người ta có thể dùng dung dịch H2SO4 đặc.
	b) Dùng quỳ tím có thể phân biệt được 2 dung dịch Na2CO3 ; Ca(OH)2.
	c) oxit gồm oxit bazơ, oxit axit và oxit không tạo muối.
	d) Ba chất : Mg(NO)3 ; K2SO4 ; NH4NO3 có khả năng cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
	e) Để hoà tan H2SO4 đặc người ta đổ từ từ H2O vào axit.
2-Trắc nghiệm chọn lựa: Chép lại các câu trả lời rồi đánh dấu ( X) vào cuối câu trả lời đúng.
	1)Cho một đinh sắt sạch vào dung dịch H2SO4 loãng thấy có bọt khí H2 thoát ra, nhỏ tiếp vào bình vài giọt CuSO4 thì:
	a) Bọt khí sẽ thoát ra chậm hơn do dung dịch bị pha loãng.
	b) Bọt khí sẽ thoát nhanh hơn.
	c) Bọt khí sẽ ngừng thoát ra .
	d) Các trường hợp 

Tài liệu đính kèm:

  • docx AHung Hoa de 9.doc