Đề thi thử học sinh giỏi lần 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Thành (Có đáp án và thang điểm)

docx 4 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 336Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi lần 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Thành (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử học sinh giỏi lần 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Thành (Có đáp án và thang điểm)
TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH
 ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI LỚP 9 LẦN 1
 NĂM HỌC 2022 – 2023
 Môn: HÓA HỌC
 Thời gian làm bài: 120 phút
Câu I (3 điểm)
1. Có những oxit sau : SO2, CaO, CO2, Al2O3.
a) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 ? 
b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ? 
c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?
Viết các phương trình hoá học.
2. a. Giải thích tại sao không dùng nước để dập tắt đám cháy do xăng gây ra?
 b. Em hãy đưa ra biện pháp để dập tắt đám cháy do xăng?
Câu II (4,0 điểm)
1. Có các hỗn hợp rắn với tỉ lệ mol tương ứng sau:
(1) FeO, BaO, Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:1)
(2) Al, Na, Al2O3 (tỉ lệ mol 1:3:1)
(3) Na2O, Al2O3 (tỉ lệ mol 1:2)
 Hãy cho biết hỗn hợp các chất rắn trên có tan hết khi cho vào nước dư không? 
 Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có)?
2. Cho 13,9 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B chưa rõ hóa trị vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 7,84 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Tính m? (Biết cả A và B đều phản ứng với dung dịch HCl)
Câu III (4 điểm)
 Hỗn hợp A gồm: MgO; CuO; Fe2O3. Để hòa tan hết 24 gam hỗn hợp A cần dung 600ml dung dịch HCl 1,5M. Mặt khác, nếu đốt nóng 12 gam hỗn hợp A rồi cho một lượng khí CO dư đi qua. Để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10 gam chất rắn và hỗn hợp khí X.
 a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
 b) Dẫn toàn bộ khí X vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM, phản ứng kết thúc thu được 14,775gam kết tủa. Tính a.
Câu IV (4 điểm)
1. Hòa tan 13,65 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn vào 160 gam dung dịch H2SO4 24,5%, thu được 7,84 lít khí hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m.
2. Hoà tan 3,2 gam oxit của một kim loại hoá trị ( III) bằng 200 gam dung dịch H2SO4 loãng. Khi thêm vào hỗn hợp sau phản ứng một lượng CaCO3 vừa đủ thấy thoát ra 0,224 dm3 CO2 (đktc), sau đó cô cạn dung dịch thu được 9,36 gam muối khan. Xác định oxit kim loại trên và nồng độ % H2SO4 đã dùng.
Câu V (5 điểm)
 Hòa tan 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO3, RCO3 bằng 500 ml dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được 24 gam muối khan. Mặt khác, nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc)
và chất rắn B1.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng.
b. Tính khối lượng B, B1.
c. Xác định nguyên tố R, biết trong hỗn hợp đầu số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3.
Hướng dẫn giải - Biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
1. 
 a. CaO + H2SO4 " CaSO4 + H2O
 Al2O3 + 3H2SO4 " Al2(SO4)3 + 3H2O
b. SO2 + 2NaOH " Na2SO3 + H2O
 CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O
 Al2O3 + 2NaOH " 2NaAlO2 + H2O
c. CaO + H2O " Ca(OH)2
 CO2 + H2O " H2CO3
 SO2 + H2O " H2SO3
2,0 đ
Mỗi pt
0,25 đ
2.
a. Vì xăng nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước nên nếu dùng nước để dập tắt đám cháy bằng xăng thì xăng sẽ lan trên mặt nước làm cho đám cháy càng lan rộng
b. Để dập tắt đám cháy bằng xăng ta có thể dùng cát hoặc chăn ướt hoặc bọt tuyết cacbonic để ngăn không cho xăng tiếp xúc với không khí.
0,5 đ
0,5 đ
Câu II
1. 
- Hỗn hợp (1) tan một phần trong nước dư vì FeO không tác dụng với nước và không tác dụng với bazơ kiềm
BaO + H2O Ba(OH)2
1mol 1 mol
Al2O3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + H2O
1mol 1 mol
¨ Sau phản ứng BaO và Al2O3 được hòa tan hết trong nước (dư) còn FeO không tan
- Cho hỗn hợp (2) tác dụng với nước:
2K + 2H2O 2KOH + H2
3mol 3mol
 Al2O3 + 2KOH 2KAlO2 + H2O
 1 mol 2mol
2Al + 2KOH + 2H2O 2KAlO2 + 3H2 
 1 mol 1 mol
 ¨ Lượng KOH vừa đủ để hòa tan hết Al và Al2O3 trong hỗn hợp rắn.
 ¨ Vậy hỗn hợp rắn (2) hòa tan hoàn toàn khi cho vào nước dư
- Hỗn hợp rắn (3) tác dụng với nước dư:
 Na2O + H2O 2NaOH
 1 mol 2mol
 Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
 1mol 2mol
 ¨ Chất rắn trong (3) còn dư Al2O3
¨ Vậy hỗn hợp rắn (3) không bị tan hết khi cho vào nước dư
0,75
1
0,75
2. Gọi công thức chung của hai kim loại là M có hóa trị n
 2M + 2nHCl 2MCln + nH2
 Þ 
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 Þ 13,9 + 25,55 - 0,7 = 38,75 (g)
0,25
0,25
0.5
0,5
Câu III
- PTHH: 
 MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
 xmol 2xmol
 CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
 ymol 2ymol
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 zmol 6zmol
 CuO + CO Cu + CO2 
 0,5ymol 0,5ymol 0,5ymol
 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 
 0,5zmol zmol 1,5zmol
- Gọi x, y, z lần lượt là số mol của MgO, CuO, Fe2O3 trong 24 gam hỗn hợp. Theo bài ra và PTHH ta có hệ pt:
- Vậy %MgO =%CuO=%Fe2O3 = 33,33%
- Ta có: nCO2 = 0,5y + 1,5z = 0,125mol
 nBaCO3 = 0,075mol
- vì nBaCO3 Sản phẩm tạo ra 2 muối
- PTHH:
 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O
 0,075 0,075 0,075 
 2CO2 + Ba(OH)2 Ba(HCO3)2
 0,05 0,025
- Theo PTHH nBa(OH)2 = 0,1mol CMBa(OH)2= a = 0,1/0,2 = 0,5M
1,25
1,0
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu IV
1. Các PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1)
 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (2)
 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (3)
- Số mol H2SO4 là: ; 
- Theo PTHH và bài ra: nên axit dư, hỗn hợp kim loại phản ứng hết.
- Theo ĐLBTKL ta có: mkim loại + maxit = mmuối + 
 13,65 + 0,35. 98 = mmuối + 0,35.2
 mmuối = 47,25 (g)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
 2. Gọi công thức của oxit là A2O3
 A2O3 + 3 H2SO4 → A2(SO4)3 + 3 H2O (1)
 0,02 0,06 mol
 H2SO4 dư + CaCO3 → CaSO4 + H2O + CO2 (2)
 Số mol CO2 = 0,01 mol
- Theo pt (2):
 Số mol H2SO4 dư = số mol CO2 = số mol CaSO4 = 0,01 mol
Dd khi cô cạn có 9,36 gam muối khan
 m A(SO) + mCaSO4 = 9,36
 mA(SO) + 0,01. 136 = 9,36 
 m A(SO) = 9,36 – 1,36 = 8 g
Theo (1) số mol A2O3 = số mol A2(SO4)3
Giải ra ta được MA = 56. Vậy oxit là Fe2O3
- Theo PT (1) ta có số mol của Fe2O3 = 3,2/160 = 0,02
 ð Số mol H2SO4 ở (1) là 0,02.3 = 0.06 mol
 Tổng số mol H2SO4 ở (1) và (2) là 0,01 + 0,06 = 0,07
 Khối lượng H2SO4 = 6,86 g
 ð Nồng độ % là: 3,43 %.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu V
a. Các PTHH : MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 +H2O (1)
 RCO3 + H2SO4 → RSO4 + CO2 +H2O (2)
- Theo (1), (2) : 
- Vì sau phản ứng hỗn hợp rắn còn dư nên H2SO4 hết.
- Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là: 0,2 : 0,5 = 0,4 (M)
b. Theo ĐLBTKL ta có: mX + maxit = mmuối khan + mB + 
 115,3 + 0,2.98 = 24+ mB + 0.2.44+ 0,2.18 mB = 98,5 (gam)
- Nung B ta có sơ phản ứng: B B1 + CO2 (3)
- Theo (3) 
- Theo ĐLBTKL ta có: mB1 = mB - = 98,5 - 0,5.44 = 76,5 (gam)
c. Theo (1), (2), (3), tổng số mol CO2 = 0,2 + 0,5 = 0,7 (mol)
nX = = 0,7 (mol)
- Gọi x là số mol của MgCO3 thì số mol của RCO3 là 2,5x mol (x>0)
Ta có: x + 2,5 x = 0,7 → x = 0,2 .
Mặt khác: 84 .0,2 + (R + 60).2,5.0,2 = 115,3 
- Giải ra ta có R = 137 (Ba) Kim loại Bari
1,5 đ
2 đ
1,5 đ
Thí sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_hoc_sinh_gioi_lan_1_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_202.docx