sở giáo dục và đào tạo đề thi học sinh giỏi hải phòng Môn Hoá học lớp 9 Bảng A năm học 2001 – 2002 Thời gian làm bài : 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Bài 1: 1/ Có 4 dung dịch không mầu bị mất nhãn: K2SO4 ; K2CO3 ; HCl ; BaCl2 a) Chỉ dùng thêm 1 kim loại. b) Không dùng thêm thuốc thử nào khác. Nêu cách nhận ra từng dung dịch, viết các phương trình phản ứng. 2/ Viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H4Cl4 mà ở mỗi nguyên tử các bon không chứa quá 1 nguyên tử Cl. 3/ Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Tìm kim loại M. Bài 2: Lấy ví dụ bằng phương trình phản ứng cho các trường hợp sau: 1/ Khi cho một kim loại vào một dung dịch muối sản phẩm tạo thành là: a) Muối + kim loại. b) Muối + bazơ + khí. c) Hai muối. d) Duy nhất một muối. 2/ Khi cho một oxit vào: a) Nước axít + oxit b) Axit Hai muối + ... c) Kiềm Hai muối + ... Bài 3: Cho sơ đồ sau: X A B C D E C6H12O7 F G Biết: X là một chất khí. A là một polyme có khối lượng phân tử lớn. C phản ứng được với Na nhưng không phản ứng với dung dịch kiềm. D phản ứng được với Na và kiềm. G phản ứng được với kiềm nhưng không phản ứng với Na. E, F là hợp chất của Na. Xác định công thức các chất X ; A ; B ; C ; D ; E ; F ; G . Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. Bài 4: Một loại thuốc súng có thành phần: C, S và muối X được trộn theo đúng tỉ lệ của phương trình phản ứng nổ. Lấy 62,2 gam thuốc súng cho vào bình thép chịu áp suất, không có không khí. Đốt nóng bình cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 khí và một chất rắn Y. Hỗn hợp 2 khí có khối lượng gấp 27 lần khối lượng của khí H2 có cùng thể tích, ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một trong 2 khí là SO2 khí còn lại có khả năng làm đục nước vôi trong. áp suất trong bình lúc này là P, trong cùng điều kiện đó 19,2 gam O2 cũng có áp suất P. Y gồm 2 nguyên tố có tỉ lệ số nguyên tử 1:1, hoà tan Y vào nước rồi cho dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được 57,4 gam kết tủa AgCl. 1/ Xác định công thức X,Y. 2/ Viết phương trình phản ứng nổ của thuốc súng. Bài 5: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C , lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam kết tủa. 1/ Tính nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO4. 2/ Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A. 3/ Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m. sở giáo dục và đào tạo đề thi học sinh giỏi hải phòng Môn Hoá học lớp 9 Bảng B năm học 2001 – 2002 Thời gian làm bài : 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Bài 1: 1/ Có 4 dung dịch không mầu bị mất nhãn: K2SO4 ; K2CO3 ; HCl ; BaCl2 a) Chỉ dùng thêm 1 kim loại. b) Không dùng thêm thuốc thử nào khác. Nêu cách nhận ra từng dung dịch, viết các phương trình phản ứng. 2/ Viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H4Cl4 mà ở mỗi nguyên tử cac bon không chứa quá 1 nguyên tử Cl. 3/ Hoà tan 1 muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunfat 14,18 % . Tìm kim loại M. Bài 2: Lấy ví dụ bằng phương trình phản ứng cho các trường hợp sau: 1/ Khi cho một kim loại vào một dung dịch muối sản phẩm tạo thành là: a) Muối + kim loại b) Muối + bazơ + khí c) Hai muối d) Duy nhất một muối 2/ Khi cho một oxit vào: a) Nước axít + oxit b) Axit Hai muối + ... c) Kiềm Hai muối + ... Bài 3: Cho sơ đồ sau: B D F A A C E G Biết A là kim loại, B ; C ; D ; E ; F ; G là hợp chất của A. Xác định công thức của A ; B ; C ; D ; E ; F ; G , viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X sau phản ứng thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 3,24 g H2O. Thể tích khí CO2 thu được sau phản ứng bằng thể tích khí O2 cần dùng cho phản ứng đốt cháy ( ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất ). Số mol X bằng 1/6 lần số mol H2O. Xác định công thức phân tử của X, X có thể là chất hữu cơ nào, viết 1 phương trình phản ứng đặc trưng của X. Bài 5: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C , lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam kết tủa. 1/ Tính nồng độ mol/lit dung dịch CuSO4. 2/ Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A. 3/ Nếu cho dung dịch NaOH dung dịch C vào thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m. sở giáo dục và đào tạo Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi hải phòng Môn Hoá học lớp 9 Bảng A năm học 2001 – 2002 Bài 1: (4 điểm) 1/ ( 2 điểm) a) (1,0 điểm) Dùng kim loại Ba cho vào từng dung dịch, các dung dịch đều có khí thoát ra đó là khí H2 Ba + 2H2O = Ba(OH)2 + H2 Ba + 2HCl = BaCl2 + H2 + 2 dung dịch có kết tủa là K2SO4 ; K2CO3 Ba(OH)2 + K2SO4 = BaSO4 + 2KOH Ba(OH)2 + K2CO3 = BaCO3 + 2KOH + Cho 2 dung dịch không cho kết tủa ( HCl và BaCl2) vào 2 kết tủa - Kết tủa nào tan ra, có khí thoát ra là BaCO3 , dung dịch tương ứng là K2CO3 , dung dịch dùng hoà tan là HCl. 2HCl + BaCO3 = BaCl2 + H2O + CO2 - Kết tủa không tan là BaSO4 dung dịch tương ứng là K2SO4 - Dung dịch không hoà tan được BaCO3 là BaCl2. ( Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn được đủ số điểm) b) (1 điểm) Lấy mỗi dung dịch một ít cho lần lượt vào các dung dịch còn lại, hiện tượng được ghi trong bảng sau: K2SO4 K2CO3 HCl BaCl2 Kết luận K2SO4 Kết tủa 1 kết tủa K2CO3 Khí Kết tủa 1 k/tủa + khí HCl Khí 1 khí BaCl2 Kết tủa Kết tủa 2 kết tủa Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 1 trường hợp kết tủa là dd K2SO4 K2SO4 + BaCl2 = BaSO4 + 2KCl (1) Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 1 trường hợp khí thoát ra, 1 trường hợp kết tủa là dd K2CO3: K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2 (2) K2CO3 + BaCl2 = 2KCl + BaCO3 (3) Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 1 trường hợp khí thoát ra là dd HCl: (ptpư 2) Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 2 trường hợp kết tủa là dd BaCl2: ( ptpư 1 và 3) 2/ (1 điểm) mỗi công thức cho 0,25 điểm CHCl=CCl-CHCl-CH2Cl ; CH2Cl- CCl=CCl-CH2Cl ; ClHC CHCl ClHC CHCl ClHC CHCl H2ClC CCl 3/ ( 1 điểm) Phương trình phản ứng: Công thức muối cacbonat: M2(CO3)n ( n: hoá trị của kim loại), ptpư: M2(CO3)n + nH2SO4 = M2(SO4)n + nH2O + nCO2 Để hoà tan 1 mol muối cacbonnat (2M + 60n) gam cần 98n gam H2SO4 => khối lượng dung dịch axit: = 1000n (gam). Khối lượng CO2 : 44n ; khối lượng muối sunfat: 2M + 96n , theo đầu bài nồng độ muối sunfat 14,18% ta có: = 14,18 => M= 28n Thoả mãn với n=2 => M = 56 vậy kim loại là Fe. Bài 2:( 2 điểm) 1/ Các ví dụ: (1,25 điểm) a) Fe + CuSO4 = FeSO4 + Cu ( 0,25 điểm) b) 6Na + 2FeCl3 + 6H2O = 6NaCl + 2Fe(OH)3 + 3H2 ( 0,25 điểm) c) Cu + 2FeCl3 = CuCl2 + 2FeCl2 ( 0,50 điểm) d) Fe + 2FeCl3 = 3FeCl2 ( 0,25 điểm) 2/ Các ví dụ: (0,75 điểm) 3NO2 + H2O = 2HNO3 + NO ( 0,25 điểm) Fe3O4 + 8HCl = FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O ( 0,25 điểm) 2CO2 + 3NaOH = Na2CO3 + NaHCO3 + H2O ( 0,25 điểm) ( 2NO2 + 2NaOH = NaNO3 + NaNO2 + H2O ) ( Học sinh có thể lấy ví dụ khác, nếu đúng vẫn được đủ số điểm) Bài 3:( 4 điểm) mỗi chất xác định đúng và viết đúng phương trình cho 0,5 điểm A là: (C6H10O5)n ; B là: C6H12O6 ; C là: C2H5OH ; D là: CH3COOH ; E là CH3COONa ; X là : CO2 ; F là: C2H5ONa ; G là : CH3COOC2H5. Các phương trình phản ứng: 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2 ( 0,5 điểm) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 ( 0,5 điểm) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 ( 0,5 điểm) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O ( 0,5 điểm) CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O ( 0,5 điểm) C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag ( 0,5 điểm) C2H5OH + Na C2H5ONa + 1/2 H2 ( 0,5 điểm) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O ( 0,5 điểm) Nếu xác định đúng công thức, viết phương trình sai chỉ cho nửa số điểm. Bài 4: ( 5 điểm) 1/ Xác định công thức X,Y: ( 4 điểm) - Khí làm đục nước vôi trong là CO2 - Số mol SO2 + Số mol CO2 = Số mol O2 = = 0,6 (mol) Theo đầu bài khối lượng hỗn hợp khí nặng gấp 27 lần khí H2: gọi số mol SO2 là x; CO2 là y: x + y = 0,6 giải được x = y = 0,3 64x + 44y = 54(x + y) Trong Y có Cl và 1 nguyên tử của nguyên tố khác. Số mol Y = số mol nguyên tử Cl = số mol AgCl = = 0,4 (mol) khối lượng Y: 62,2 - 0,3.64 - 0,3.44 = 29,8 (gam) => MY = = 74,5 => KLNT của nguyên tố còn lại trong Y: 74,5- 35,5 = 39 nguyên tố là K. Theo định luật thành phần không đổi, muối X có ctpt: KxClyOz với số mol nguyên tử các nguyên tố: - Số mol K = số mol Cl = 0,4 mol - Số mol O = ( số mol SO2 + số mol CO2). 2 = 0,6.2 = 1,2. Vậy x: y : z = 0,4: 0,4 : 1,2 x: y : z = 1: 1 : 3 . Công thức muối X là : KClO3 , 2 Ptpư nổ là: ( 1 điểm) 3C + 3S + 4KClO3 = 4KCl + 3CO2 + 3SO2 Bài5:( 5 điểm) Các phương trình phản ứng: (1,25 điểm) Mg + CuSO4 = MgSO4 + Cu (1) 2Al + 3CuSO4 = Al2(SO4)3 + 3Cu (2) MgSO4 + BaCl2 = MgCl2 + BaSO4 (3) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 = 2AlCl3 + 3BaSO4 (4) MgSO4 + 2NaOH = Mg(OH)2 + Na2SO4 (5) Al2(SO4)3 + 6NaOH = 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (6) 2Al(OH)3 + NaOH = NaAlO2 + H2O (7) Mg(OH)2 = MgO + H2O (8) 2Al(OH)3 = Al2O3 + 3H2O (9) 1/ Tính nồng độ CuSO4 : (0,5 điểm) số mol CuSO4 = số mol BaSO4 = = 0,05 (mol) Nồng độ dung dịch CuSO4 = = 0,25 M 2/ Tính khối lượng từng kim loại: ( 2,50 điểm) Gọi số mol 2 kim loại là n: n thoả mãn điều kiện: > n > hay 0,0538> n > 0,0478 Nếu chỉ xảy ra phản ứng 1: số mol Mg tham gia phản ứng là: = 0,0545 > 0,0538 trái điều kiện trên vậy xảy ra các phản ứng (1), (2), (3), (4), Gọi số mol Mg, Al tham gia phản ứng lần lượt là x, y, theo phương trình phản ứng (1), (2) số mol Cu tạo thành: x + 1,5y, ta có: (x + 1,5y)64 - (24x + 27y) = 3,47- 1,29 = 2,18 (*) Theo phương trình phản ứng (3) , (4): (x + 1,5y) 233 =11,65 (**) kết hợp (*) và (**) Ta có hệ: 40x + 69y = 2,18 233x + 349,5y = 11,65 Giải được: x = y = 0,02 Khối lượng Mg = 0,02. 24 = 0,48 gam Khối lượng Al = 1,29 - 0,48 = 0,81 gam 3/ Tìm khoảng xác định của m: (0,75 điểm) + Khối lượng chất rắn lớn nhất khi không xảy ra phản ứng (7): m1 = 0,02. 40 + 0,01.102 = 1,82 g + Khối lượng chất rắn nhỏ nhất khi toàn bộ lượng Al(OH)3 bị hoà tan bởi phản ứng (7): m2 = 0,02.40 = 0,80 gam. Vậy khoảng xác định của m là: 1,82 Ghi chú: 1-Tổng số điểm cho toàn bài là 20 điểm, điểm lấy đến số thập phân thứ 2 sau dấu phảy, điểm toàn bài không làm tròn. 2- Học sinh có cách giải khác nếu đúng vẫn cho đủ số điểm. sở giáo dục và đào tạo Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi hải phòng Môn Hoá học lớp 9 Bảng B năm học 2001 – 2002 Bài 1: (5 điểm) 1/ ( 2 điểm) a) (1,0 điểm) Dùng kim loại Ba cho vào từng dung dịch, các dung dịch đều có khí thoát ra đó là khí H2 Ba + 2H2O = Ba(OH)2 + H2 Ba + 2HCl = BaCl2 + H2 + 2 dung dịch có kết tủa là K2SO4 ; K2CO3 Ba(OH)2 + K2SO4 = BaSO4 + 2KOH Ba(OH)2 + K2CO3 = BaCO3 + 2KOH + Cho 2 dung dịch không cho kết tủa ( HCl và BaCl2) vào 2 kết tủa - Kết tủa nào tan ra, có khí thoát ra là BaCO3 , dung dịch tương ứng là K2CO3 , dung dịch dùng hoà tan là HCl. 2HCl + BaCO3 = BaCl2 + H2O + CO2 - Kết tủa không tan là BaSO4 dung dịch tương ứng là K2SO4 - Dung dịch không hoà tan được BaCO3 là BaCl2. ( Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn được đủ số điểm) b) (1 điểm) Lấy mỗi dung dịch một ít cho lần lượt vào các dung dịch còn lại, hiện tượng được ghi trong bảng sau: K2SO4 K2CO3 HCl BaCl2 Kết luận K2SO4 Kết tủa 1 kết tủa K2CO3 Khí Kết tủa 1 k/tủa + khí HCl Khí 1 khí BaCl2 Kết tủa Kết tủa 2 kết tủa Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 1 trường hợp kết tủa là dd K2SO4 K2SO4 + BaCl2 = BaSO4 + 2KCl (1) Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 1 trường hợp khí thoát ra, 1 trường hợp kết tủa là dd K2CO3: K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2 (2) K2CO3 + BaCl2 = 2KCl + BaCO3 (3) Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 1 trường hợp khí thoát ra là dd HCl: (ptpư 2) Dung dịch nào khi cho vào 3 dung dịch còn lại cho 2 trường hợp kết tủa là dd BaCl2: ( ptpư 1 và 3) 2/ (1 điểm) mỗi công thức cho 0,25 điểm CHCl=CCl-CHCl-CH2Cl ; CH2Cl- CCl=CCl-CH2Cl ; ClHC CHCl ClHC CHCl ClHC CHCl H2ClC CCl 3/ ( 2 điểm) Phương trình phản ứng: Công thức muối cacbonat: M2(CO3)n ( n: hoá trị của kim loại), ptpư: M2(CO3)n + nH2SO4 = M2(SO4)n + nH2O + nCO2 Để hoà tan 1 mol muối cacbonnat (2M + 60n) gam cần 98n gam H2SO4 => khối lượng dung dịch axit: = 1000n (gam). Khối lượng CO2 : 44n ; khối lượng muối sunfat: 2M + 96n , theo đầu bài nồng độ muối sunfat 14,18% ta có: = 14,18 => M= 28n Thoả mãn với n=2 => M = 56 vậy kim loại là Fe. Bài 2:( 2 điểm) 1/ Các ví dụ: (1,25 điểm) a) Fe + CuSO4 = FeSO4 + Cu ( 0,25 điểm) b) 6Na + 2FeCl3 + 6H2O = 6NaCl + 2Fe(OH)3 + 3H2 ( 0,25 điểm) c) Cu + 2FeCl3 = CuCl2 + 2FeCl2 ( 0,50 điểm) d) Fe + 2FeCl3 = 3FeCl2 ( 0,25 điểm) 2/ Các ví dụ: (0,75 điểm) 3NO2 + H2O = 2HNO3 + NO ( 0,25 điểm) Fe3O4 + 8HCl = FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O ( 0,25 điểm) 2CO2 + 3NaOH = Na2CO3 + NaHCO3 + H2O ( 0,25 điểm) ( 2NO2 + 2NaOH = NaNO3 + NaNO2 + H2O ) ( Học sinh có thể lấy ví dụ khác, nếu đúng vẫn được đủ số điểm) Bài 3:( 5 điểm) mỗi chất xác định đúng và viết đúng phương trình cho 0,5 điểm A là: Fe ; B là: FeCl2 ; C là: FeCl3 ; D là: Fe(OH)2 ; E là Fe(OH)3 ; ; F là: FeO; G là: Fe2O3. Các phương trình phản ứng: Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 ( 0,5 điểm) 2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3 ( 0,5 điểm) 2FeCl3 + Fe = 3FeCl2 ( 0,5 điểm) FeCl2 + 2NaOH = Fe(OH)2 + 2NaCl ( 0,5 điểm) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3 ( 0,5 điểm) Fe(OH)2 = FeO + H2O ( 0,5 điểm) 2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O ( 0,5 điểm) Fe2O3 + CO = 2FeO + CO2 ( 0,5 điểm) Fe2O3 + 3CO = 2Fe + 3CO2 ( 0,5 điểm) FeO + CO = Fe + CO2 ( 0,5 điểm) Nếu xác định đúng công thức, viết phương trình sai chỉ cho nửa số điểm. Bài 4: ( 3 điểm) Đặt ctpt của X là: CxHyOz có phương trình phản ứng: CxHyOz + ( x + + )O2 xCO2 + H2O - Số mol CO2 = = 0,18 (mol) - Số mol H2O = = 0,18 (mol) => y = 2x Theo đầu bài: ( x + + ) = x => x = z Vì số mol X = 1/6 số mol H2O => x = z = 6 ; y = 12. Ctpt của X: C6H12O6 , X có thể là glucozơ, ptpư đặc trưng: C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag Bài5:( 5 điểm) Các phương trình phản ứng: (1,25 điểm) Mg + CuSO4 = MgSO4 + Cu (1) 2Al + 3CuSO4 = Al2(SO4)3 + 3Cu (2) MgSO4 + BaCl2 = MgCl2 + BaSO4 (3) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 = 2AlCl3 + 3BaSO4 (4) MgSO4 + 2NaOH = Mg(OH)2 + Na2SO4 (5) Al2(SO4)3 + 6NaOH = 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (6) 2Al(OH)3 + NaOH = NaAlO2 + H2O (7) Mg(OH)2 = MgO + H2O (8) 2Al(OH)3 = Al2O3 + 3H2O (9) 1/ Tính nồng độ CuSO4 : (0,5 điểm) số mol CuSO4 = số mol BaSO4 = = 0,05 (mol) Nồng độ dung dịch CuSO4 = = 0,25 M 2/ Tính khối lượng từng kim loại: ( 2,50 điểm) Gọi số mol 2 kim loại là n: n thoả mãn điều kiện: > n > hay 0,0538> n > 0,0478 Nếu chỉ xảy ra phản ứng 1: số mol Mg tham gia phản ứng là: = 0,0545 > 0,0538 trái điều kiện trên vậy xảy ra các phản ứng (1), (2), (3), (4), Gọi số mol Mg, Al tham gia phản ứng lần lượt là x, y, theo phương trình phản ứng (1), (2) số mol Cu tạo thành: x + 1,5y, ta có: (x + 1,5y)64 - (24x + 27y) = 3,47- 1,29 = 2,18 (*) Theo phương trình phản ứng (3) , (4): (x + 1,5y) 233 =11,65 (**) kết hợp (*) và (**) Ta có hệ: 40x + 69y = 2,18 233x + 349,5y = 11,65 Giải được: x = y = 0,02 Khối lượng Mg = 0,02. 24 = 0,48 gam Khối lượng Al = 1,29 - 0,48 = 0,81 gam 3/ Tìm khoảng xác định của m: (0,75 điểm) + Khối lượng chất rắn lớn nhất khi không xảy ra phản ứng (7): m1 = 0,02. 40 + 0,01.102 = 1,82 g + Khối lượng chất rắn nhỏ nhất khi toàn bộ lượng Al(OH)3 bị hoà tan bởi phản ứng (7): m2 = 0,02.40 = 0,80 gam. Vậy khoảng xác định của m là: 1,82 Ghi chú: 1-Tổng số điểm cho toàn bài là 20 điểm, điểm lấy đến số thập phân thứ 2 sau dấu phảy, điểm toàn bài không làm tròn. 2- Học sinh có cách giải khác nếu đúng vẫn cho đủ số điểm. sở giáo dục và đào tạo đề kiểm tra học kì II hải phòng Môn Hoá học lớp 12 THPT năm học 2001 – 2002 Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I- Lý thuyết: ( 7 điểm) Câu1: ( 2 điểm ) 1- Nêu nguyên tắc và các phương pháp phổ biến điều chế kim loại. 2- Trình bày phương pháp điện phân ( viết sơ đồ và phương trình điện phân) để điều chế kim loại Na và Cu Câu 2: ( 2,5 điểm) Cho các kim loại: Mg ; Fe ; Al ; Cu ; Ag. 1- Xếp các kim loại trên theo chiều tính khử tăng dần . 2- Viết phương trình phản ứng ( nếu có) của các kim loại Fe ; Al ; Cu với các chất sau: - Khí Cl2 - Dung dịch H2SO4 (loãng) - Dung dịch NaOH - Dung dịch FeCl3 ( dư) Câu 3: ( 2,5 điểm) Cho các chất rắn, dạng bột: Mg ; Al2O3 ; CuO . 1- Nêu phương pháp nhận ra từng chất, viết phương trình phản ứng. 2- Có hỗn hợp các chất trên, nêu phương pháp tách riêng từng chất, viết các phương trình phản ứng. II/ Bài toán: (3 điểm) Hoà tan hoàn toàn 3,60 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần dùng 600 ml dung dịch HCl nồng độ 0,2M. Sau phản ứng thu được 0,224 lit H2 (đktc) và dung dịch X. 1- Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp. 2- Cho dung dịch NaOH lấy dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y, lọc lấy kết tủa Y, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn M. Tính khối lượng chất rắn M. ( Cho Fe = 56 ; O = 16 ; H = 1; Cl = 35,5 ; Na = 23 ) Sở giáo dục và đào tạo Hướng dẫn chấm đề kiểm tra học kì II hải phòng Môn Hoá học lớp 12 THPT năm học 2001 – 2002 I- Lý thuyết: ( 7 điểm) Câu1: (2 điểm): 1- Nêu nguyên tắc và các phương pháp phổ biến điều chế kim loại: ( 1 điểm) 2- Trình bày phương pháp điện phân để điều chế kim loại Na và Cu: ( 1 điểm) Mỗi phương pháp cho 0,50 điểm. Sách giáo khoa hoá học lớp 12 trang 101; 102; 103 (NXB giáo dục năm 2000) Câu 2: ( 2,5điểm) 1- Xếp các kim loại theo chiều tính khử tăng dần (0,25 điểm) Ag ; Cu ; Fe ; Al ; Mg. 2- Các phương trình phản ứng: (1,5 điểm) 2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3 2Al + 3Cl2 = 2AlCl3 Cu + Cl2 = CuCl2 Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2 2Al + 3H2SO4 = Al2(SO4)3 + 3H2 2Al + 2NaOH + 2H2O = 2NaAlO2 + 3H2 Fe + 2FeCl3 = 3FeCl2 Al + 3FeCl3 = AlCl3 + 3FeCl2 Cu + 2FeCl3 = CuCl2 + 2FeCl2 Mỗi phương trình cho 0,25 điểm. Câu 3: (2,5 điểm) 1- Phương pháp nhận ra từng chất: (1,5 điểm) Cho từng chất vào dung dịch axit HCl: - Chất rắn tan, có khí thoát ra là Mg: Mg + 2HCl = MgCl2 + H2 ( 0,5 điểm) - Chất rắn tan, cho dung dịch không mầu là Al2O3: Al2O3 + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2O (0,5 điểm) - Chất rắn tan cho dung dịch mầu xanh là CuO: CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O (0,5 điểm) ( Học sinh có thể làm theo các khác, nếu đúng vẫn cho đủ số điểm) 2- Tách riêng từng chất ( 1 điểm). + Sơ đồ tách ( học sinh có thể trình bày bằng lời ) ( 0,25 điểm) Mg ; Al2O3 ; CuO + NaOH NaAlO2 Mg ; CuO + CO2 + H2 (t0) Al(OH)3 Mg ; Cu t0 + HCl Al2O3 Mg MgCl2 Cu CuO điện phân nóng chảy + O2 + Các phương trình phản ứng: (0,75 điểm) Al2O3 + 2NaOH = 2NaAlO2 + H2O NaAlO2 + 2H2O + CO2 = Al(OH)3 + NaHCO3 2Al(OH)3 = Al2O3 + 3H2O CuO + H2 = Cu + H2O Mg + 2HCl = MgCl2 + H2 2Cu + O2 = 2CuO MgCl2 Mg + Cl2 Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho đủ số điểm. II/ Bài toán: ( 3 điểm) 1- Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp: ( 2 điểm) Các phương trình phản ứng: ( 0,75 điểm) Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 (1) FeO + 2HCl = FeCl2 + H2O (2) Fe2O3 + 6HCl = 2FeCl3 + 3H2O (3) Mỗi phương trình cho 0,25 điểm. Theo ptpư (1) số mol Fe = số mol H2 = = 0,01 (mol) => khối lượng Fe = 0,01.56 = 0,56 gam (0,25 điểm) => Số mol HCl = 0,01.2 = 0,02 mol Gọi số mol FeO là x; số mol Fe2O3 là y theo đầu bài và các phương trình phản ứng (2) và (3) có hệ phương trình: 72x + 160y = 3,6 - 0,56 = 3,04 2x + 6y = 0,6.0,2 - 0,02 = 0,1 Giải được x = 0,02 ; y = 0,01 Khối lượng FeO = 0,02.72 = 1,44 gam (0,50 điểm) Khối lượng Fe2O3 = 0,01.160 = 1,6 gam. (0,50 điểm) 2- Tính khối lượng chất rắn M: ( 1,0 điểm) Các phương trình phản ứng: (0,50 điểm) FeCl2 + 2NaOH = Fe(OH)2 + 2NaCl FeCl3 + 3NaOH = Fe(OH)3 + 3NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3 2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O Mỗi phương trình cho 0,125 điểm Chất rắn M là Fe2O3 , có sơ đồ chuyển hoá: Fe Fe2O3 : khối lượng tăng = .160 - 0,56 = 0,24 gam FeO Fe2O3 :khối lượng tăng = 160 - 1,44 = 0,16 gam. Vậy khối lượng chất rắn M là: 3,60 + 0,24 + 0,16 = 4,00 gam ( 0,50 điểm) Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho đủ số điểm.
Tài liệu đính kèm: