Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Thanh Hóa năm học: 2015-2016 môn thi: Hóa học lớp 9 - thcs

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1984Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Thanh Hóa năm học: 2015-2016 môn thi: Hóa học lớp 9 - thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Thanh Hóa năm học: 2015-2016 môn thi: Hóa học lớp 9 - thcs
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Số báo danh
......................
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
Năm học: 2015-2016
Môn thi: HÓA HỌC
Lớp 9 - THCS - Ngày thi: 11/03/2016
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm) 
1. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ (mỗi mũi tên ứng với một phương trình)
(NH2)2CO(NH4)2CO3NH3N2Li3NNH3NONO2HNO3
2. Trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực đều làm bằng than chì. Cực dương của thùng điện phân thường bị mòn dần và tại đó thu được hỗn hợp khí. Cho biết thành phần hỗn hợp khí, giải thích bằng các phương trình hóa học.
Câu 2: (2,0 điểm) 
Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình phản ứng.
Câu 3: (2,0 điểm) 
Xác định chất A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K và viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
A + O2 	B + C
B + O2 	D
D + E 	F
D + BaCl2 + E 	G+ H
F + BaCl2 	G+ H
H + AgNO3 	AgCl + I
I + A 	J + F + NO + E
J + NaOH 	Fe(OH)3 + K
Câu 4: (2,5 điểm) 
1. Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ (mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học)
Metan axetilen etilenrượu etylicaxit axeticetyl axetat
2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng đó trong các thí nghiệm sau:
- Sục khí SO2 cho tới dư vào ống nghiệm đựng nước brom.
- Sục khí NH3 cho tới dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
- Nhỏ H2SO4 đặc vào cốc đựng đường mía.
- Sục khí etilen vào ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4.
- Sục khí axetilen vào ống nghiệm đựng AgNO3 (đã cho dư NH3).
- Cho benzen vào ống nghiệm đựng dung dịch iot, lắc đều.
Câu 5: (2,5 điểm)
1. Chỉ dùng thêm một hóa chất, hãy nhận biết 5 chất rắn: Al, FeO, BaO, Al4C3, ZnO đựng trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng nước vôi trong dư để loại bỏ mỗi khí độc sau đây ra khỏi không khí bị ô nhiễm: Cl2, SO2, H2S, NO2. 
Câu 6: (2,0 điểm)
	1. Chất nào sau đây: CH4O; C2H4O2; CH4; C2H4O khi đốt với cùng khối lượng ban đầu cho tổng lượng sản phẩm cháy nhiều nhất? 
	2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X gồm các chất có CTPT sau: CH4, CH4O, C2H4O và C2H4O2. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch có chứa 8,48 gam Na2CO3. Xác định khối lượng bình tăng lên. 
Câu 7: (2,0 điểm)
Cho 1,02 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, lọc, thu được 1,38 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH dư vào C, lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,9 gam chất rắn D. 
 	1. Tìm nồng độ CM của dung dịch CuSO4.
 	b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Câu 8: (2,0 điểm) 
	Có một hỗn hợp gồm 2 ancol no, đơn chức mạch hở. Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp này ta thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 4,7 gam, còn nếu đêm oxi hóa đến các axit tương ứng rồi trung hòa bằng dung dịch xút NaOH 0,1M thì hết 200 ml. Hãy cho biết công thức của 2 ancol, biết rằng một trong 2 axit tạo thành có phân tử khối bằng phân tử khối của một trong 2 ancol ban đầu. 
Câu 9: (2,0 điểm)
	Hỗn hợp X gồm Al và FexOy. Nung m gam X trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ tạo ra Fe kim loại). Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần. 
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 1,68 lít khí và 12,6 gam chất rắn. 
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được 27,72 lít SO2 và dung dịch Z có chứa 263,25 gam muối sunfat. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
2. Tìm m và công thức của FexOy. 
Câu 10: (1,0 điểm) 
1. Hình trên chứng minh tính chất vật lí gì của khí hiđroclorua?
2. Giải thích hiện tượng trên.
.....HẾT.....
	Cho số hiệu nguyên tử: Na= 11; K=19; Ca=20; Cr=24; Mn=25; Fe=26; Cu=29; Zn=30; O=8
	Khối lượng mol nguyên tử: H = 1; C = 12; N = 14; O =16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Ag = 108; 
Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_hsg_tinh_thanh_hoa_20152015.docx