SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT BA HÒN ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 258 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Câu 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B. mang thông tin di truyền của các loài. C. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN. D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin. Câu 2: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai A. đều có kiểu hình giống bố mẹ. B. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. C. đều có kiểu hình khác bố mẹ. D. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn. Câu 3: Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần thể động vật giao phối cận huyết thay đổi: A. tăng dần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần số kiểu gen dị hợp. B. tăng dần số kiểu gen dị hợp, giảm dần số kiểu gen đồng hợp. C. tăng dần số kiểu gen dị hợp và số kiểu gen đồng hợp. D. số kiểu gen dị hợp và số kiểu gen đồng hợp không đổi. Câu 4: Ở một loài, bộ NST lưỡng bội 2n = 20 NST. Số lượng NST ở thể một nhiễm là: A. 10. B. 21. C. 23. D. 19. Câu 5: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là A. gây hồi biến. B. sửa chữa sai hỏng di truyền. C. phục hồi gen. D. liệu pháp gen. Câu 6: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến: A. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN. C. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo. D. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. Câu 7: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. bất thụ. B. thoái hóa giống. C. ưu thế lai. D. siêu trội. Câu 8: Để tạo được ưu thế lai, khâu cơ bản đầu tiên trong quy trình là A. cho lai khác dòng. B. cho lai khác loài. C. tạo ra dòng thuần. D. cho tự thụ phấn kéo dài. Câu 9: Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%? A. XaXa x XaY B. XAXa x XAY C. XAXa x XaY D. XAXA x XaY Câu 10: Đặc điểm di truyền của tính trạng được qui định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X là: A. chỉ biểu hiện ở giới cái. B. di truyền thẳng. C. di truyền chéo. D. chỉ biểu hiện ở giới đực. Câu 11: Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO. Câu 12: Phép lai nào sau đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất? A. AaBbDd x AABBDD B. AABBDD x aaBbDd C. AaBbDd x AaBbDd D. Aabbbd x aaBBDD Câu 13: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế A. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng. B. một gen bị đột biến thành nhiều alen. C. một gen chi phối nhiều tính trạng. D. nhiều gen không alen chi phối một tính trạng. Câu 14: Trong quần thể cân bằng, có 2 alen A và a, trong đó kiểu gen aa chiếm 16%. Tần số của alen A và a là A. A = 0,84; a = 0,16 B. A = 0,92; a = 0,08 C. A = 0,6; a = 0,4 D. A = 0,94; a = 0,06 Câu 15: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UAG, UAA, UGA B. UUG, UAA, UGA C. UUG, UGA, UAG D. UGU, UAA, UAG Câu 16: Nhóm nào sau đây là bệnh di truyền phân tử? A. bệnh bạch tạng, máu khó đông, bệnh mù màu. B. bệnh mù màu, hội chứng Đao. C. bệnh bạch tạng, máu khó đông D. hội chứng Đao, hội chứng Tớcnơ, hội chứng Claiphentơ. Câu 17: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là A. anticôđon. B. axit amin. C. triplet. D. côđon. Câu 18: Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào? A. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận. B. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho. C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho. D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận. Câu 19: Menđen dựa vào lí thuyết nào để giải thích cho quy luật di truyền của ông? A. thuyết về giao tử thuần khiết. B. học thuyết tế bào. C. thuyết về sự phân li NST. D. thuyết nhiễm sắc thể. Câu 20: Liên kết gen hoàn toàn xảy ra khi: A. các gen nằm trên cùng 1 NST B. các gen nằm trên cùng 1 NST và có vị trí tương đối xa nhau. C. tất cả các gen cùng nằm trên 1 NST. D. các gen nằm trên cùng 1 NST và có vị trí gần nhau. Câu 21: Phép lai Bb x bb sẽ cho kết quả như thế nào? A. 1Bb : 1bb B. 3Bb : 1bb C. 100%BB D. 100%bb Câu 22: Kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào: A. tác nhân gây đột biến. B. kểu gen C. môi trường. D. sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Câu 23: Ở một loài thực vật, các gen qui định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen AaBB ở đời con là: A. 1/16 B. 3/16 C. 9/16 D. 2/16 Câu 24: Một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen là: 0,42 AA : 0,58Aa. Tần số tương đối của các alen là: A. A = 0,42 ; a = 0,58 B. A = 0,88 ; a = 0,12 C. A = 0,60 ; a = 0,40 D. A = 0,71 ; a = 0,29 Câu 25: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của A. mARN. B. mạch mã gốc. C. mạch mã hoá. D. tARN. Câu 26: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh A. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. B. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. C. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. D. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. Câu 27: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với A. động vật và thực vật. B. động vật và vi sinh vật. C. thực vật và vi sinh vật. D. động vật bậc thấp. Câu 28: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông thường xuất hiện ở nam vì A. bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y. B. bệnh do đột biến gen lặn trên NST X. C. bệnh do đột biến gen trội trên NST Y. D. bệnh do đột biến gen trội trên NST X. Câu 29: Cho cơ thể có kiểu gen AaBbCC tự thụ phấn, các gen phân li độc lập, gen trội hoàn toàn, giảm phân xảy ra bình thường. Số kiểu gen và kiểu hình thu được là: A. 4 kiểu gen, 9 kiểu hình. B. 8 kiểu gen, 9 kiểu hình. C. 8 kiểu gen, 4 kiểu hình. D. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình. Câu 30: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là A. điều hòa quá trình phiên mã. B. điều hòa quá trình dịch mã. C. điều hòa lượng sản phẩm của gen. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: