Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học 12 (Có đáp án)

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học 12 (Có đáp án)
Câu 1: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học
D. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học
Câu 2: Dựa vào những biến đổi về địa chat, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là
A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.
C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh
Câu 3: Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?
A. Châu Phi 	B. Châu Á 	C. Đông nam châu Á 	D. Châu Mỹ
Câu 4: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người
Câu 5: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật
Câu 6: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?
A. phát triển thuận lợi nhất. 	B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần. 	D. chết hàng loạt.
Câu 7: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
C. Cơ thể đang bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi không bị bệnh
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 8: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?
A. Lưỡng cư. 	B. Cá xương. 	C. Thú.	D. Bò sát.
Câu 9: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. 	B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. 	D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. 
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. 	
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau
Câu 11: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
A. Quan hệ hỗ trợ.	B. Cạnh tranh khác loài.	C. Kí sinh cùng loài.	 D. Cạnh tranh cùng loài
Câu 12: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ
A. hỗ trợ 	B. cạnh tranh	 C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh 	D. không có mối quan hệ 
Câu 13: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. 	B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa. 	D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. 
Câu 14: Tuổi sinh thái của quần thể là
A. thời gian sống thực tế của cá thể 	B. tuổi bình quân của quần thể
C. tuổi thọ do môi trường quyết định 	D. tuổi thọ trung bình của loài
Câu 15: Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể?
A. mật độ 	B. tỉ lệ đực – cái 	C. sức sinh sản 	D. độ đa dạng
Câu 16: Xét quần thể các loài:
1.Cá chép 	2.Cá mập 	3.Tép 4.Cá trắm đen
Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là
A. (1), (2), (3) và (4) B. (2), (3),(4) và (1) C. (2), (4), (1) và (3) D. (3), (2), (1) và (4)
Câu 17: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh :
A. cấu trúc tuổi của quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.
C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.
D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 18: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. tuổi sinh lí 	B. mật độ	C. tỉ lệ giới tính	D. sự phân bố cá thể
Câu 19: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. biến động số lượng theo chu kì năm 	B. biến động số lượng theo chu kì mùa
C. biến động số lượng không theo chu kì 	D. không biến động số lượng
Câu 12: Mức độ sinh sản không phụ thuộc vào:
A. Số lượng trứng hay con non của 1 lứa đẻ
B. Số lứa đẻ của cá thể cái trong đời
C. Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
D. Tỉ lệ số tuổi của cá thể trong quần thể
Câu 21: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật? 
A. Các con dế mèn trong một bãi đất
B. Các con cá trong một hồ tự nhiên
C. Các con hổ Đông Dương trong một khu rừng
D. Các kiến lửa trong một mảnh ruộng
Câu 22: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau vè ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
Câu 23: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện
A. độ nhiều 	B. độ đa dạng 	C. độ thường gặp 	D. sự phổ biến
Câu 24: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể: 
A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo 	C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép.
Câu 25: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng
A. cạnh tranh giữa các loài B. khống chế sinh học C. cạnh tranh cùng loài D. đấu tranh sinh tồn
Câu 26: Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
A. sự phân bố theo chiều ngang	B. đa dạng sinh học cao
C. đa dạng sinh học thấp 	D. chỉ có cây to và động lực lớn
Câu 27: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là
A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau 	B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
C. mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày 	D. cạnh tranh khác loài
Câu 28: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. tỉ lệ nhóm tuổi 	B. tỉ lệ tử vong 	C. tỉ lệ đực – cái 	D. độ đa dạng

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_12_co_dap_an.docx