Đề thi học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 132

doc 4 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 292Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 132
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mã đề thi: 132
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ 
Tên môn: hóa 9
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(28 câu trắc nghiệm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: .............................
Câu 1: Sản phẩm khi Clo tác dụng với natri hiđroxit ở điều kiện thường
	A. tạo thành muối natri clorua và nước.
	B. tạo thành hỗn hợp các axit.
	C. tạo thành nước javen.
	D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.
Câu 2: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro:
	A. Na, Ca	B. Zn, Ag
	C. Cu, Ag  	D. Cu, Ba
Câu 3: Các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng:
	A. Na, Mg, Al	B. Zn, Pb, Au	C. Al, Zn, Fe	D. Mg, Fe, Ag
Câu 4: Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?
	A. Khí lưu huỳnh đioxit	B. Khí oxi
	C. Khí hiđro	D. Khí hiđro sunfua
Câu 5: Các dạng thù hình của cacbon là
	A. than chì, cacbon vô định hình, khí cacbonic.
	B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.
	C. cacbon, cacbon oxit; cacbon ddioxxit.
	D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Câu 6: Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học
	A. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn brom.
	B. yếu hơn flo, photpho và brom.
	C. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.
	D. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.
Câu 7: Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2). Hiện tượng xảy ra là :
	A. Nước vôi trong hoá đục.
	B. Nước vôi trong không có hiện tượng gì.
	C. Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại.
	D. Nước vôi trong một lúc rồi mới hoá đục.
Câu 8: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm:
	A. Trên 2%	B. Dưới 2%
	C. Từ 2% đến 5%	D. Trên 5%
Câu 9: Chất nào dưới đây không tác dụng với Fe?
	A. HCl.
	B. H2SO4 loãng.
	C. H2SO4 đặc, nóng.
	D. H2SO4 đặc, nguội.
Câu 10: Ddịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch ddịch FeCl2 trên:
	A. Ag	B. Fe	C. Zn	D. Mg
Câu 11: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước là
	A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2
	B. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2
	C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2
	D. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH
Câu 12: Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ?
	A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.
	B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.
	C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.
	D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.
Câu 13: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là
	A. Cl2, C, O2.	B. N2, Cl2, O2.	C. S, Cl2, O2.	D. H2, S, O2.
Câu 14: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng?
	A. Dung dịch BaCl2	B. Dung dịch Ba(OH)2
	C. Zn	D. Quỳ tím
Câu 15: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
	A. S, C, P.	B. S, P, Cl2.	C. Si, P, Cl2.	D. C, Cl2, Br2.
Câu 16: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
	A. K, Al, Mg, Cu, Fe	B. Cu, Fe, Mg, Al, K
	C. Cu, Fe, Al, Mg, K	D. K, Cu, Al, Mg, Fe
Câu 17: Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là
	A. CuO, Na2O, CaO.
	B. CO2, SO2, CuO.
	C. CaO, SO2, CuO.
	D. SO2, Na2O, CaO.
Câu 18: Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm
	A. điện cực, chất khử.
	B. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.
	C. ruột bút chì, chất bôi trơn.
	D. mũi khoan, dao cắt kính.
Câu 19: Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất
	A. HCl; HClO2; Cl2.
	B. HCl; HClO.
	C. NaCl; NaClO.
	D. HCl; HClO; Cl2.
Câu 20: Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong do
	A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
	B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
	C. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh
	D. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
Câu 21: . Từ bột Fe và một hoá chất X có thể điều chế trực tiếp được FeCl3. Vậy X là
	A. Dung dịch HCl.
	B. Dung dịch CuCl2.
	C. Khí clo.  
	D. Cả A, B, C đều được.
Câu 22: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:
	A. NaCl	B. K2SO4	C. Ba(OH)2	D. NaNO3
Câu 23: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?
	A. (NH2)2CO	B. KCl	C. Ca3(PO4)2	D. K2SO4
Câu 24: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
	A. CuO.	B. P2O5.	C. CaO.	D. K2O.
Câu 25: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ?
	A. Kali.	B. Silic.	C. Cacbon.	D. Natri.
Câu 26: Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển?
	A. Sự hô hấp của động vật và con người.
	B. Cây xanh quang hợp.
	C. Đốt than và khí đốt.
	D. Quá trình nung vôi.
Câu 27: Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là
	A. CuO, BaO, Fe2O3.	B. PbO, CuO, FeO.
	C. Fe2O3, PbO, Al2O3.	D. K2O, ZnO, Fe3O4.
Câu 28: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với
	A. hiđro hoặc với kim loại.
	B. dung dịch kiềm.
	C. dung dịch axit.
	D. dung dịch muối.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_ma_de_132.doc