PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2015 - 2016 Đề chính thức MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 03 trang Phần I: Trắc nghiệm khách quan (10 điểm) Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Cho các oxit: Al2O3, P2O5, FeO, SO2, Na2O, NO, SiO2, CaO, Fe3O4, BaO, NO. Số oxit tác dụng được với nước là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Chất nào dưới đây tác dụng với Cl2, dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH: A. Na2CO3 B. Zn C. Al(OH)3 D. Al Câu 3: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + H2O Theo thứ tự a, b, c, d, e. Bộ hệ số nào đúng: A. 8, 30, 8, 3, 15 C. 8, 30, 8, 8, 15 B. 8, 15, 8, 6, 15 D. 4, 30, 4, 3, 15 Câu 4: Khi cho một mẩu Kali vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là: Xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan. B. Không có hiện tượng gì. C. Kali tan dần và có bọt khí thoát ra. D. Kali tan dần có bọt khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh. Câu 5: Dãy chất nào toàn là bazơ không tan: A. Zn(OH)2, NaOH, Cu(OH)2, Al(OH)3 C. NaOH, Mg(OH)2, Ca(OH)2, Al(OH)3 B. Fe(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3 D. Fe(OH)3, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3 Câu 6: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: X1 + H2O X2 + X3 + H2 X2 + X4 BaCO3 + K2CO3 + H2O Hai chất X2, X4 lần lượt là: A. NaOH, Ba(HCO3)2 C. KHCO3, Ba(OH)2 B. KOH, Ba(HCO3)2 D. NaHCO3, Ba(OH)2 Câu 7: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol Al2(SO4)3 và 0,2 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị của V là : A. 0,5 lít C. 0,45 lít B. 0,25 lít D. 0,9 lít Câu 8: Dùng thêm thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 4 ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch: NaOH, Na2CO3, HCl, H2SO4. A. Dung dịch HNO3 C. Dung dịch Ba(NO3)2 B. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch KOH Câu 9: Chỉ từ các chất KMnO4, NaCl, H2SO4, Zn có thể điều chế được mấy khí : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10: Kim loại nào dưới đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội : A. Fe C. Al B. Cu D. Na Câu 11: Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại X vào 200 gam dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch A trong đó nồng độ của muối tạo thành là 12,05% (theo khối lượng). X là kim loại nào ? A. Fe C. Ca B. Zn D. Al Câu 12: Có hỗn hợp gồm các chất Fe2O3, CuO, Fe, Cu. Dùng dung dịch nào sau đây có thể tách được Cu ra khỏi hỗn hợp: A. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng. C. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch HCl D. Dung dịch HNO3 loãng Câu 13: Hòa tan 0,35 mol Na2CO3.10H2O vào 234,9 gam nước được dung dịch A. Nồng độ C% và CM của dung dịch A lần lượt là : A. 11,07% và 1,17M C. 11,07% và 1,7M B. 10,7% và 1,17M D. 11% và 2,17M Câu 14: Dung dịch MgSO4 có lẫn tạp chất là ZnSO4 và CuSO4. Dùng chất nào sau đây để làm sạch muối magie: A. Dung dịch NaOH C. Dung dịch AgNO3 B. Mg D. Al Câu 15: Nung 17,4 gam muối RCO3 trong không khí tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12 gam oxit của kim loại R. Oxit của kim loại R là : A. FeO C. MgO B. CuO D. Fe2O3 Câu 16: Một hỗn hợp khí A ở đktc, gồm các khí : oxi, amoniac và nitơ. Biết rằng khối lượng của khí amoniac bằng 7/8 khối lượng oxi, khối lượng của khí nitơ bằng 3/6 tổng khối lượng của khí oxi và khí amoniac. Biết tỉ khối hơi của A so với khí H2 bằng 13,5. Phần trăm thể tích của từng khí trong hỗn hợp lần lượt là : A. 54,4%, 20,8%, 16,96% C. 54,0%, 28,0%, 16,96% B. 54,24%, 28,8%, 16,96% D. 54,24%, 28,8%, 16,0% Câu 17: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp dùng CO, H2 phản ứng với các oxit kim loại ở nhiệt độ cao là: A. Mg, Cu,, Ca, Zn C. Pb, Zn, Cu, Fe B. Al, Pb, Fe, Ba D. Al, Zn, Fe, Cu Câu 18: Nung nóng 26,2 gam một hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp oxit. Hòa tan 40,6 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M, thu được m gam muối. Giá trị của V và m lần lượt là : A. 0,225 lít và 90 g C. 0,25 lít và 91 g B. 0,45 lít và 90,5 g D. 0,45 lít và 90,1 g Câu 19: Dùng thuốc thử để phân biệt ba chất bột màu trắng BaO, Al2O3, MgO là: A. Nước C. Dung dịch HCl, NaOH. B. Dung dịch H2SO4, KOH. D. Dung dịch BaCl2, H2SO4. Câu 20: Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít NO ở đktc. Mặt khác cho m gam hỗn hợp này phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 2,8 lít H2 (đktc). Giá trị của m là : A. 8,3g C. 6,95g B. 4,15g D. 4,5 g Phần II : Tự luận (10điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi : a. Cho vụn đồng vào dung dịch H2SO4 98% rồi đun nóng. b. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong. c. Cho từ từ dung dịch KOH đến dư vào dung dịch AlCl3. d. Cho mảnh kim loại nhôm vào dung dịch HCl. Câu 2: (2,5 điểm) 1. Từ Cu, NaCl, H2O, O2, H2SO4, Fe2(SO4)3 và các điều kiện cần thiết khác, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế NaOH, Cu(OH)2, Fe2O3. 2. Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng cách đơn giản nhất hãy nhận biết các lọ không có nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: Cu(NO3)2, FeSO4, Mg(NO3)2, ZnCl2, Ba(OH)2. Câu 3: (2,5 điểm) 1. Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm N2 và CO2 (đktc) đi chậm qua 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5 gam kết tủa. Tính tỉ khối của hỗn hợp X so với hiđro. 2. Để m gam bột Fe ngoài không khí một thời gian thu được 6 gam hỗn hợp gồm sắt và các oxit của sắt. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính m? Câu 4: (3,5 điểm) Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch B. Mặt khác khi hòa tan hết 8 gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 5,6 lít SO2 (đktc). Xác định kim loại M. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa C. Nung toàn bộ C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m. Cho: Fe = 56, Ca = 40, Na = 23, S = 32, C = 12, O = 16, H = 1, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Al = 27, Mg = 24, Zn = 65. ..... Hết ..... Họ và tên thí sinh: ...................................SBD: .................. Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.
Tài liệu đính kèm: