Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 Vĩnh Phúc năm học 2013-2014 môn: Hoá học (dành cho học sinh thpt) (Đề đề xuất)

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 7398Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 Vĩnh Phúc năm học 2013-2014 môn: Hoá học (dành cho học sinh thpt) (Đề đề xuất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 Vĩnh Phúc năm học 2013-2014 môn: Hoá học (dành cho học sinh thpt) (Đề đề xuất)
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: HOÁ HỌC
(Dành cho học sinh THPT)
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,5 điểm ).
X, Y là 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X, Y là 24 (ZX < ZY). 
1) Nêu công thức hợp chất được tạo ra từ X, Y và cho biết liên kết hình thành trong hợp chất đó thuộc loại liên kết gì?
2) Viết các phản ứng hóa học xảy ra khi cho X tác dụng với FeS, H2S(khí); Y tác dụng với F2, H2SO4 đặc nóng? 
Câu 2 (2,0 điểm ).
1) Chọn chất thích hợp để thực hiện dãy biến hóa sau:
2) Hoàn thành các phản ứng oxihoa – khử sau (cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron):
a) SO2 + H2O + KMnO4 →
b) FeS + H2SO4 đặc, nóng →
c) ZnS + HNO3 → Zn(NO3)2 + H2SO4 + NxOy↑ + H2O
d) FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
e) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + N2O↑ + H2O biết hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 19,2.
Câu 3 (1,0 điểm ). 
Viết phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
1) Phản ứng được dùng để khắc chữ trên thủy tinh?
2) Phản ứng dùng dung dịch KI; Ag chứng minh O3 hoạt động hơn O2.
3) Phản ứng dùng bột lưu huỳnh để khử độc thủy ngân.
4) Phản ứng cho thấy không dùng nước để dập tắt đám cháy flo.
Câu 4 (2,0 điểm ). 
 	Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt FexOy trong không khí cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2 và 16 gam một chất rắn duy nhất. Toàn bộ lượng khí CO2 được hấp thu hết vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M, thu được 7,88 gam kết tủa.
	1) Tìm FexOy?
	2) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% cần dùng để phản ứng với 4,64 gam hỗn hợp A?
Câu 5 (2,0 điểm ). 
	Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Cu, Al. Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau:
1) Cho 22,9 gam hỗn hợp vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 13,44 lit khí (đktc).
2) Đun nóng 0,11 mol hỗn hợp với clo thì lượng clo cần dùng 3,472 lit (đktc).
 Tính khối lượng của mỗi chất trong 22,9 gam hỗn hợp?
Câu 6 (1,0 điểm ). 
Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm kim loại M và Mg, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Tìm kim loại M biết trong hỗn hợp Y số mol của M nhỏ hơn số mol của Mg, kim loại M là kim loại tồn tại phổ biến trong vỏ trái đất dưới dạng hợp chất?
.............. Hết ................
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN: HÓA HỌC
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu
Ý
Nội dung trình bày
Điểm
1
1
0,5 điểm
- 
X: oxi O; Y: lưu huỳnh S
- Công thức hợp chất tạo từ O, S : SO2 , SO3
Liên kết thuộc loại liên kết cộng hóa trị vì tạo thành từ 2 phi kim.
0, 5đ
2
1,0 điểm
2FeS + 7/2O2 Fe2O3 + 2SO2
H2S + 1/2O2 → S↓ + H2O
H2S + 3/2O2 SO2 + H2O
S + 3F2 → SF6
S + 2H2SO4 đặc 3SO2 + 2H2O
1,0
2
1
1,0 điểm
 Cl2 + 2Na 2NaCl
2NaCl Na + Cl2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 ↑+ H2O
Cl2 + 2KOH KCl + KClO3 + H2O
0,2 đ/1pt
2
1,0 điểm
a) 5SO2 + 2H2O + 2KMnO4 → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
 5 S+4 → S+6 + 2e
 2 Mn+7 + 5e → Mn+2
b) 2FeS + 10H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 9SO2↑ + 10H2O
 1 2FeS → 2Fe+3 + 2S+4 + 14e
 7 S+6 + 2e → S+4 
c) (5x-2y)ZnS + (18x-4y)HNO3 → (5x-2y)Zn(NO3)2 + (5x-2y)H2SO4 + 8NxOy↑ + 4xH2O
 (5x-2y) S-2 → S+6 + 8e
 8 xN+5 + (5x-2y)e → xN+2y/x 
d) 10FeSO4 + 2KMnO4 + aKHSO4 → 5Fe2(SO4)3 + bK2SO4 + 2MnSO4 + cH2O
 5 2Fe+2 → 2Fe+3 + 2e
 2 Mn+7 + 5e → Mn+2
- Bảo toàn nguyên tố K, S => a = 16 ; b = 9 => c = 8
e) 
 => 
=> 10Al + 38HNO3 → 10Al(NO3)3 + 2NO↑ + 3N2O↑ + 19H2O 
 2 N+5 + 3e → N+2 
 3 2N+5 + 8e → 2N+1
 => 8 N+5 + 30e → 2N+2 + 6N+1
=> 10 Alo → Al+3 + 3e
 1 8 N+5 + 30e → 2N+2 + 6N+1
0,2 đ/1pt
3
1
1,0 điểm
1) SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
2) 2KI + H2O + O3 → 2KOH + O2↑ + I2↓
2Ag + O3 → Ag2O + O2
3) Hg + S → HgS
4) F2 + H2O → 2HF + 1/2O2↑
0,2 đ/1pt
4
1
1,0 điểm
- ↓BaCO3 = 0,04 mol ; Ba(OH)2 = 0,06 mol
=> Hấp thụ CO2 vào kiềm có 2 trường hợp
a) Ba(OH)2 dư 
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
 0,04 mol
=> CO2: 0.04 mol => FeCO3: 0,04 mol hay 4,64 gam => FexOy : 13,92 gam
- chất rắn duy nhất: Fe2O3 0,1 mol
- Bảo toàn sắt: => => loại
b) Thu được 2 muối
 CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
0,04 mol ← 0,04 mol ← 0,04 mol
 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2↓
 0,04mol ← 0,02 mol
=> CO2: 0.08 mol => FeCO3: 0,08 mol hay 9,28 gam => FexOy : 9,28 gam
- chất rắn duy nhất: Fe2O3 0,1 mol
- Bảo toàn sắt: => => oxit Fe3O4
1,0đ
2
- Hỗn hợp giảm 4 lần => Fe3O4: 0,01 mol; FeCO3 0,02 mol
- Phản ứng:
2FeCO3 +4 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + ↑2CO2 + ↑SO2 + 4H2O
2Fe3O4 +10 H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + ↑SO2 + 10H2O
=> H2SO4 : 0,04 + 0,05 = 0,09 mol => m = 9 gam
1,0
5
- Thí nghiệm 1: H2 : 0,6 mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Al + 2HCl → AlCl3 + 3/2H2 ↑
+) Gọi số mol Fe: x , Cu: y , Al: z (mol)
=> (1)
- Thí nghiệm 2: Cl2 : 0,155 mol
M + n/2Cl2 → MCln 
+) Gọi số mol Fe: a , Cu: b , Al: c (mol)
=> => b = 0,02 => 
=> (2)
=> (1) , (2) : x =0,15 ; y = 0,1 ; z = 0,3 (mol)
=> mFe = 0,15 . 56 = 8,4 gam ; mCu = 0,1 . 64 = 6,4 gam ; mAl = 0,3 . 27 = 8,1 gam.
2,0đ
6
- Khối lượng của hỗn hợp X: 30,1 – 11,1 = 19,0 gam ; số mol hỗn hợp X : => => x = 0,2 mol ; y = 0,15 mol.
- Gọi số mol M: t mol , Mg: z mol
=> 
=> (12 n – M). t = 0,9 (*)
Có t nt + 2z = 1 > nt + 2t => t < thay vào (*) 
=> (12n – M) > 0,9(n+2) => M < 12n – 0,9(n+2)
=> n 1 2 3
M < 10,2 21,2 31,5
M Li (loại) Be Al
=> nghiệm là Al.
1,0đ
............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxHSG_THAM_KHAO.docx