Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn thi: Lịch sử - lớp 12 chuyên thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn thi: Lịch sử - lớp 12 chuyên thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn thi: Lịch sử - lớp 12 chuyên thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử - Lớp 12 Chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
-------//-------
Câu 1 (6,0 điểm)
Anh (chị) hãy khái quát những biến đổi to lớn ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay Việt Nam và các nước ASEAN cần làm gì để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
Câu 2 (4,0 điểm)
Kể tên những sự kiện đánh dấu những bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược của Cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000. Phân tích ý nghĩa của một sự kiện: “có tính quyết định cho những bước nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Câu 3 (3,0 điểm)
Vì sao nói: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đã đưa đến “thời cơ ngàn năm có một” cho Cách mạng Việt Nam trong năm 1945? Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã có chủ trương gì khi thời cơ đến?
Câu 4 (4,0 điểm)
Phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 5 (3,0 điểm)
Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968 có những điểm gì giống và khác nhau? Những thắng lợi quân sự nào khẳng định quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại các chiến lược chiến tranh đó?
========Hết=======
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử - Lớp 12 Chuyên
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
-------//-------
Câu 1 (6,0 điểm). Anh (chị) hãy khái quát những biến đổi to lớn ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay Việt Nam và các nước ASEAN cần làm gì để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
Câu 
Nội dung
Điểm
1
* Khái quát những biến đổi....
- Về chính trị: Các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa.... trở thành những quốc gia độc lập....
+ Trước CTTG2, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa.... khi CTTG2 bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm....
+ Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh (8/1945), nhiều nước đấu tranh giành độc lập.... nhưng lại bị các nước phương Tây trở lại xâm lược...
+ Nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh..... và giành độc lập hoàn toàn
- Về kinh tế: Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng và phát triển kinh tế..... nhiều quốc gia trong khu vực trở thành những nước có nền kinh tế phát triển...
- Về quan hệ giữa các nước trong khu vực: Từ chỗ là những quốc gia biệt lập, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASean) hình thành 1967... đến tháng 4/1999 có 10 nước thành viên.... nhằm xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định....
0,5
0,5
0,5
 0,5
1,0
1,0
* Hiện nay Việt Nam và ASEAN cần....
- Việt Nam và Asean căn cứ vào nguyên tắc trong Hiệp ước Bali (1976)...., căn cứ vào Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 (Liên Hợp Quốc)..., Tuyên bố DOC- cách ứng xử của các bên ở biển Đông.... kiên trì đấu tranh ngoại giao pháp lí, lên án mạnh mẽ mọi hành động xâm phạm chủ quyền... kiên quyết tôn trọng và đòi được tôn trọng nền độc lập, chủ quyền.. đặc biệt là chủ quyền biển đảo...
- Việt Nam đoàn kết với các nước Đông Nam Á, cùng các nước thể hiện trách nhiệm chung để bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực.
1,5
0,5
Câu 2 (4,0 điểm) Kể tên những sự kiện đánh dấu những bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000. Phân tích ý nghĩa của một sự kiện: “có tính quyết định cho những bước nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Câu
2 
Nội dung
Điểm
4,0
* Kể tên....
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1/1930)
- Cách mạng Tháng Tám 1945
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
* Phân tích ý nghĩa của sự kiện.... : 
- Khẳng định đó là sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1/1930)
- Ý nghĩa :
+ Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại.... Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng...có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ...hy sinh cho lý tưởng Đảng....
+ Sự ra đời của Đảng với tổ chức thống nhất và cương lĩnh...chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng...cách mạng Việt Nam bước lên một con đường mới..đấu tranh giành độc lập dân tộc... chủ nghĩa xã hội...
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành.... Phong trào công nhân Việt Nam từ đây hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác...
+ Sự lãnh đạo của Đảng làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới....
+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có ý nghĩa quyết định...là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
0,5
0,5
0,5
0,5
 0,25
0,5
Câu 3 (3,0 điểm). Vì sao nói: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đã đưa đến “thời cơ ngàn năm có một” cho cách mạng Việt Nam trong năm 1945? Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã có chủ trương gì khi thời cơ đến?
Câu 
3
Nội dung
Điểm
3,0
* Vì sao...
- Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng Việt Nam hội đủ những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi đến như thế:
+ Ngày 15.8.1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện; quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, lo sợ đến cực điểm. Thời cơ cách mạng xuất hiện.
+ Quần chúng nhân dân được tập hợp, rèn luyện... lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang được chuẩn bị.. lực lượng trung gian ngả hẳn về phía cách mạng...Đảng cộng sản Đông Dương sẵn sàng lãnh đạo....
- Thời cơ Tổng khởi nghĩa chỉ xuất hiện và tồn tại trong một thời gian ngắn: Từ sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (15.8.1945) cho đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.....
=> Vì vậy, Đảng và Hồ Chí Minh phải kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa... trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.
0,25
0,25
0,5
0,25
* Chủ trương của Đảng và Mặt trận Việt Minh....:
+ Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ  Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa...
+ Từ ngày 14 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, thông qua kế  hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa.
+ Tiếp đó, từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt minh, cử ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam....
=> Từ ngày 14 – 28/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra.... giành chính quyền trong cả nước.
0,5
0,5
0,5
0,25
Câu 4 (4,0 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Câu 
4
Nội dung
Điểm
4,0
* Phân tích mối quan hệ....
- Nhiệm vụ xây dựng chế độ mới được tiến hành trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- xã hội, an ninh- quốc phòng:
+ Ngày 8/9/1945, HCM công bố lệnh tổng tuyển cử... Ngày 6.1.1946, cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội.. Ngày 2/3/1946 phiên họp đầu tiên.. Tháng 11/1946, Hiến pháp đầu tiên...
+ Về giải quyết nạn đói, HCM kêu gọi nhân dân cả nước thực hiện phong trào“ nhường cơm sẻ áo" ..., kêu gọi tăng gia sản xuất khai hoang phục hóa..
+ Để giải quyết giặc dốt, HCM đã kí sắc lệnh “Bình dân học vụ,,. Ngày 8/9/1945 và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ .
+ Để giải quyết khó khăn về tài chính, đầu năm 1946 HCM kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam, ra sắc lệnh thành lập quỹ độc lập, “tuần lễ vàng”... 
+ Tháng 5. 1946...đổi tên Vệ Quốc đoàn thành quân đội quốc gia Việt Nam.
- Nhiệm vụ bảo vệ chế độ mới: Từ tháng 9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 ...; Từ 6/3/1946 đến trước 19/12/1946 thực hiện sách lược...
- Mối quan hệ:
+ Nhiệm vụ xây dựng chế độ mới củng cố và phát triển thành quả của cách mạng tháng Tám, ổn định và cải thiện đời sống nhân.. tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh với kẻ thù đế quốc nhằm bảo vệ..: “Thực lực là cái chiêng.....”. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chỉ có thể thành công khi thực lực của đất nước đủ mạnh. Xây dựng chế độ mới giữ vai trò quyết định...
+ Cuộc đấu tranh với kẻ thù đế quốc nhằm bảo vệ chế độ dân chủ cộng hòa tránh cho Việt Nam phải đấu tranh với nhiều kẻ thù cùng một lúc..loại bỏ bớt kẻ thù....tạo ra thời gian hòa bình....để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng...
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
 0,5
* Suy nghĩ.... Thí sinh trình bày suy nghĩ, diễn đạt mạch lạc, logic nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
- Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật của lịch sử dân tộc. Xây dựng gắn liền với bảo vệ chế độ mới là quy luật của đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
- Ngày nay, trong điều kiện hòa bình, nhân dân Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế... Tuy nhiên, trong sự nghiệp bảo vệ đất nước vẫn luôn đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.. nhân dân Việt Nam phải không ngừng nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng.., an ninh chính trị...
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, Việt Nam cũng đứng trước những thử thách mới...đòi hỏi phải xây dựng một nền quốc phòng toàn dân kết hợp với an ninh nhân dân.
=> Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau tác động qua lại lẫn nhau. Xây dựng là để tạo ra sức mạnh bảo vệ Tổ quốc...bảo vệ Tổ quốc tạo ra điều kiện để xây dựng đất nước.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5 (3,0 điểm) Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968 có những điểm gì giống và khác nhau? Những thắng lợi quân sự nào khẳng định quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại các chiến lược chiến tranh đó?
Câu 
5
Nội dung
Điểm
3,0
* Các chiến lược chiến tranh của Mĩ.... từ 1961 đến 1968...
- Từ 1961- 1968, Mĩ đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam hai chiến lược chiến tranh: Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965) và Chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965- 1968).
- Điểm giống nhau:
+ Âm mưu: biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
+ Bản chất: đều là những loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới...
+ Lực lượng: đều dựa vào bộ máy và chính quyền Sài Gòn do Mĩ trực tiếp viện trợ, trang bị, tổ chức và chỉ huy...
+ Biện pháp: đều chú trọng chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân...
- Điểm khác nhau:
+ Lực lượng: Trong “Chiến tranh đặc biệt”, quân đội Sài Gòn giữ vai trò chủ yếu dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ... Trong “Chiến lược chiến tranh cục bộ”, sử dụng quân đội Mĩ, đồng minh Mĩ.. trong đó quân đội Mĩ giữ vai trò chủ yếu.
+ Biện pháp: Để bình định miền Nam, trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chú trọng xây dựng “ấp chiến lược”... Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân “bình định” rất tàn khốc......
+ Quy mô: Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” chủ yếu được tiến hành ở miền Nam...phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và gián điệp.. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thực hiện ở miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc...
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
* Những thắng lợi quân sự khẳng định....
- Thắng lợi quân sự khẳng định quân dân miền Nam có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt ” là Thắng lợi Ấp Bắc (1/1963)... 
- Thắng lợi quân sự khẳng định quân dân miền Nam có khả năng đánh bại “Chiến tranh cục bộ” là thắng lợi Vạn Tường (Quảng Ngãi) 8/1965.....
0,5
0,5
----------------HẾT----------------
(Đáp án gồm 04 trang)

Tài liệu đính kèm:

  • docSu Chuyen_24032016.doc