Đề số 1 - Tháng 6 môn Hóa 12

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1697Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 1 - Tháng 6 môn Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1 - Tháng 6 môn Hóa 12
Đề số 1-tháng 6-2016
Câu 1. Ở trang thái cơ bản, nguyên tử X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s2. Nguyên tử X là?
	A. Mg	 	B. Ca	 	C. Na	 	D. K
Câu 2. Hòa tan 21,5 gam hỗn hợp X gồm Ba, Mg, BaO, MgO, BaCO3 và MgCO3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 11,5. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch Na2SO4 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T rồi tiến hành điện phân nóng chảy thu được 4,928 lít khí (đktc) ở anot. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
 A. 27,96.	B. 23,30.	C. 20,97.	D. 25,63.
Câu 3. Thí nghiệm xảy ra phản ứng không sinh ra chất khí là.
 A. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.	B. Cho dung dịch HCl đặc vào dung dịch KMnO4.
 C. Cho bột Cu vào dung dịch HCl loãng có mặt O2. D. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Câu 4. Nhieät phaân hoãn hôïp X goàm KMnO4, KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 vaø KCl (toång soá mol ion clo chöùa trong CaCl2 vaø KCl gaáp 1,5 laàn toång soá mol clo chöùa trong KClO3 vaø Ca(ClO3)2 ) moät thôøi gian thu ñöôïc m gam O2 vaø (m + 23,34) gam chaát raén Y. Hoøa tan hoaøn toaøn chaát raén Y caàn vöøa ñuùng 0,76 mol HCl thu ñöôïc 5,824 lít Cl2 (ñktc) vaø dung dòch Z. Dung dòch Z taùc duïng vôùi moät löôïng dung dòch AgNO3 vöøa ñuû thu ñöôïc 63,14 gam keát tuûa vaø dung dòch T chöùa 40,32 gam hoãn hôïp muoái. Thaønh phaàn phaàn traêm khoái löôïng KMnO4 trong hoãn hôïp X laø
A. 43,44%.	B. 48,87%.	C. 38,01%.	D. 32,58%.
Câu 5. Phản ứng nào sau đây xảy ra ở điều kiện thường
	A. C + H2O ® CO + H2	 B. C + CO2 ® 2CO
	C. 3C + 4CrO3 ® 2Cr2O3 + 3CO2	D. C + 2H2 ® CH4
Câu 6. Cho m gam hỗn hợp gồm Na và Ba có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 vào nước dư, sau khi các phản ứng xày ra hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là.
	A. 9,60 gam	B. 9,14 gam	C. 6,86 gam	D. 6,40 gam
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 3,24 gam Al và 3,84 gam Mg trong hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 27,375. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp rắn gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Giá trị của m là.
	A. 20,22 gam	B. 13,65 gam	C. 16,42 gam	D. 18,12 gam
Câu 8. Dung dịch X chứa các ion: Ca2+ (0,2 mol); Mg2+; SO42- (0,3 mol) và HCO3-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, thu được 16,3 gam kết tủa. Phần 2 đem cô cạn, sau đó nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.
	A. 21,00 gam	B. 43,40 gam 	C. 20,60 gam.	D. 23,25 gam.
Câu 9. Cho 5,4 gam một kim loại M vào 360 gam dung dịch HNO3 11,655% (lấy dư 20% so với phản ứng), kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 336 ml (đktc) khí N2 duy nhất. Kim loại M là.
	A. Al. 	B. Mg. 	C. Ca. 	D. Fe.
Câu 10. Cho hỗn hợp gồm Mg và Zn có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 15,2 gam hỗn hợp chứa 2 oxit. Giá trị của m là.
	A. 13,32 gam 	B. 9,60 gam	C. 17,44 gam	D. 12,88 gam
Câu 11. Cho phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2. Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Al đóng vai trò là chất khử. 	 B. NaOH đóng vai trò là chất oxi hóa.	
C. H2O đóng vai trò là chất oxi hóa.	D. NaOH đóng vai trò là chất môi trường.
Câu 12. Cho các chất sau: K2O, Na, Ba, Na2CO3, Fe, Na2O, Be. Số chất tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ, đồng thời thấy khí thoát ra là.
	A. 2 	B. 5 	C. 3 	D. 4
Câu 13. Nhận định nào sau đây là sai?
 A. Cl2 oxi hóa được Br- trong dung dịch thành Br2. 	B. FeCl2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
 C. Trong dung dịch, Fe2+ kém bền hơn Fe3+.	 D. Trong các phản ứng, FeCl3 chỉ thể hiện tính oxi hóa.
Câu 14. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit Al2O3, CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao thu được rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Điều nào sau đây là sai?
	A. Dung dịch Y hòa tan được bột Fe.	B. Trong X chứa hai hợp chất và hai đơn chất.	
	C. Trong Z chứa hai loại oxit.	D. Dung dịch Y chỉ chứa ba muối clorua.
Câu 15. - Cho các chất sau: axetilen, đimetylaxetilen, glucozơ, mantozơ, saccarozơ, fructozơ, etanal, propanol, propanal, propyl fomat, phenyl axetilen và vinyl axetilen. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/ NH3 ,t0 là a.
 - Cho các phản ứng sau: (1) Na2Cr2O7 + BaCl2; (2) H2S + SO2; (3) Pb(NO3)2 + HCl; (4) CuCl2 + K2S; 
(5) Na2S2O3 + HCl; (6) NiCl2 + KOH; (7) CdCl2 + H2S; (8) AgNO3 + NaI; (9) Pb(NO3)2 + H2S, (10) AgNO3 + H3PO4, (11) Ba(NO3)2 + Na2HPO4, (12) FeCl2 + H2S. Số phản ứng thu được kết tủa là b. Giá trị của (a + b) là
 A. 17. B. 16. C. 18. D. 19.
Câu 16. Số đồng phân cấu tạo của este có công thức C5H10O2 cho được phản ứng tráng gương là.
	A. 2. 	B. 6. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 17. Cho dãy các chất: (1) ancol etylic; (2) axit axetic; (3) axit fomic; (4) phenol. Chiều tăng dần độ linh động nguyên tử H trong nhóm -OH của bốn hợp chất trên là.
	A. (1),(4),(3),(2)	B. (1),(4),(2),(3)	C. (4),(1),(3),(2)	D. (4),(1),(2),(3)
Câu 18. Điều nào sau đây là đúng khi nói về glucozo và fructozơ?
	A. đều làm mất màu dung dịch brom.	B. đều có công thức phân tử C6H12O6.
	C. đều có nhóm chức -CHO trong phân tử. 	D. đều cho được phản ứng thủy phân.
Câu 19. Cho hỗn hợp X chứa 56,9 gam gồm Fe, Al, FeO, Fe2O3 ,Fe3O4, Al2O3 và CuO. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,825 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 208,7 gam muối và 2,24 lít khí NO (đktc) duy nhất. Mặt khác từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m gần giá trị nào sau đây: 
A. 41,7 gam 	B. 43,8 gam 	C. 46,2 gam 	D. 49,1 gam
Câu 20. : Cho các phát biểu sau:
 (1) Nhựa bakelit, poli(vinyl clorua), polistiren và polietilen được sử dụng để làm chất dẻo.
 (2) Dung dịch tripeptit Gly-Ala-Val có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
 (3) Tất cả các protein đều tan tốt trong nước tạo thành dung dịch keo. 
 (4) Dung dịch lysin , natri phenolat làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
 (5) Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn.
 (6) Xilen, propin và etylen đều làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
 (7) Nhiệt độ sôi được sắp xếp theo chiều tăng dần CH3CHO, C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH.
 (8) Tơ nilon-7 (tơ enang) được hình thành từ axit ε-aminoenantoic. 
 (9) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2.
 (10) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
 (11) Khi trên vòng benzen có nhóm thế -COOH, -OH, -NH2 thì phản ứng sẽ thế dễ dàng hơn ở vị trí ortho và para.
 (12) Tơ polieste bền với axit hơn tơ poliamit nên được dùng nhiều trong công nghiệp may mặc.
 (13) Trong công nghiệp, axit axetic được sản xuất chủ yếu từ C2H5OH.
 (14) Không thể nhận biết được khí CO và N2 bằng 1 phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường.
 (15) Ca(OH)2 dùng để chế tạo vữa xây nhà, khử chua đất trồng trọt và chế tạo clorua vôi.
 (16) Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc ở nhiệt độ thường ăn mòn được thủy tinh.
 (17) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ (xúc tác H+, nhiệt độ) thu được α-glucozơ.
 (18) Cho HNO2 vào dung dịch alanin hoặc etyl amin (ở nhiệt độ 0 - 5oC) thì đều có sủi bọt khí thoát ra.
 (19) Cao su thiên nhiên có khối lượng phân tử rất lớn nên rất bền với dầu mỡ.
 (20) Monome là một mắc xích của polime. Số phát biểu không đúng là:
 A. 10. B. 12. C. 11. D. 13.
Câu 21. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,64 gam este X (C3H4O2) mạch hở với 240 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là.
	A. 16,56. 	B. 16,80 	C. 14,88 	D. 12,96
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một ancol no, đa chức mạch hở X cần dùng V lít khí O2 (đktc), sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 11,36 gam. Giá trị của V là.
	A. 2,240 lít. 	B. 4,032 lít 	C. 2,688 lít. 	D. 4,480 lít.
Câu 23. Hiđro hóa hoàn toàn 17,34 gam hỗn hợp X chứa 2 anđehit mạch hở, không phân nhánh cần dùng 0,78 mol H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 18,51 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 17,34 gam X cần dùng 0,84 mol O2 Số nguyên tử H của anđehit có khối lượng phân tử lớn trong X là.
	A. 4	B. 6	C. 2	D. 8
Câu 24. Đun nóng 0,24 mol hỗn hợp E chứa hai este đều no, đơn chức mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 32,4 gam Ag. Nếu đun nóng 31,68 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm 2 ancol và hỗn hợp chứa 2 muối của 2 axit kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 16,47 gam hỗn hợp ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của 2 ancol trong hỗn hợp F là.
 A. CH3OH, C2H5OH	B. C2H5OH, C3H7OH	C. CH3OH, C3H7OH	D. C2H5OH, C4H9OH
Câu 25. Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđêhit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 21 lít O2 (đktc), thu được H2O và 15,12 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
 A. 27,0. B. 43,2. C. 64,8. D. 32,4.
Câu 26. Hỗn hợp E chứa 3 este đều mạch hở và không phân nhánh (không chứa nhóm chức khác). Đun nóng 20,62 gam E cần dùng 280 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp F chứa 3 ancol đều no và hỗn hợp muối. Lấy toàn bộ hỗn hợp muối này đun nóng với vôi tôi xút thu được duy nhất một hiđrocacbon đơn giản nhất có thể tích là 5,6 lít (đktc). Mặt khác đốt cháy 20,62 gam E cần dùng 0,955 mol O2 (đktc). % khối lượng của ancol có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp là
	A. 71,95% 	 B. 20,56% 	 C. 6,85% 	D. 79,44%
Câu 27. Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 ® X ® Y ® Z ® T ® Cao su buna.
Mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp. Các chất X, Y, Z lần lượt là.
	A. C2H2, C2H4, CH3CHO	B. C2H2, C4H4, C4H6
C. C2H2, CH3CHO, C2H5OH	D. C2H2, C2H6, C2H5OH
Câu 28. Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl (2x<y) bằng dòng điện một chiều có cường độ 2,68A, sau thời gian t giờ, thấy khối lượng dung dịch giảm 18,95 gam, thu được dung dịch Y. Thêm tiếp lượng dư Al vào dung dịch Y, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của t là
 A. 3,5.	B. 5,0.	C. 4,5. 	D. 4,0.
Câu 29. Chất nào sau đây phản ứng với HBr (tỉ lệ mol 1 : 1) luôn cho 2 sản phẩm là đồng phân của nhau.
A. But-1-en.	B. Buta-1,3-đien.	C. But-2-en.	D. 2,3-đimetylbut-2-en
Câu 30. Polime (–NH–[CH2]5–CO–)n được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
	A. Phản ứng trùng ngưng	B. Phản ứng trùng hợp
	C. Phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.	 D. Phản ứng trùng hợp và phản ứng thủy phân
Câu 31. Cho các phát biểu sau
1. Số nguyên tử cacbon trong phân tử chất béo là 1 số chẵn.
2. Các triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro.
3. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
4. Có thể dùng nước và quỳ tím để phân biệt các chất lỏng: Glixerol, axit fomic, trioleatglixerol.
5. Có thể dùng dung dịch HCl nhận biết các chất lỏng và dung dịch: ancol etylic, benzen, anilin, natriphenolat.
6. Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm dễ chịu.
7. Dãy gồm các chất sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ nóng cháy là C15H31COOH, C17H33COOH, C17H35COOH.
8. Isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi táo chín còn etyl isovalerat có mùi dứa chín.
9. Thủy phân các este no, đơn chức trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.
10. Dầu mỡ bị ôi thiu là do các gốc axit béo, no bị oxi hóa chậm trong không khí.
11. Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp axit oleic, axit stearic, axit enantoic có thể thu được 18 chất béo khác nhau.
12. Hợp chất CH3COONH3CH2CH3 là este.
13. Cho glixerol tác dụng với axit oxalic thì thu được tối đa 6 hợp chất chứa chức este.
14. Các loại dầu thực vật đều là các chất lỏng ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 32. Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Ở điều kiện thường, Cl2 phản ứng với dung dịch NaOH loãng, tạo dung dịch chứa hai muối là NaClO và NaCl.
	B. Trong phòng thí nghiệm, axit HBr được điều chế bằng cách đun nóng tinh thể NaBr với dung dịch H2SO4 đặc.
	C. Khí Cl2 được dùng để tiệt trùng nước sinh hoạt.
	D. Nhúng một mẫu quì tím ẩm vào bình chứa khí Cl2, ban đầu quì tím hóa đỏ, sau đó mất màu.
Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau:
	(1) Cho dung dịch HCl đặc vào dung dịch KMnO4.
	(2) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
	(3) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH.
	(4) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng dư.
	(5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaHCO3 và NaOH.
	(6) Cho bột Cu đến dư vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là.
	A. 3	B. 6	C. 4	D. 5
Câu 34. Cho các thí nghiệm sau.
(1) Sục SO2 vào dung dịch H2S.
	(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(3) Thổi luồng khí O3 vào dung dịch KI.
	(4) Dẫn hơi nước qua Mg nung nóng ở nhiệt độ cao.
	(5) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa lượng dư CrO3.
	(6) Dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng. Số thí nghiệm nào có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là.
	A. 6	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 35. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
	A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch natri phenolat, thấy dung dịch vẫn đục.
	B. Cho alanin dạng tinh thể vào nước cất (dùng dư), thu được dung dịch trong suốt.
	C. Sục khí axetilen vào dung dịch KMnO4 trong môi trường axit, thấy dung dịch vẫn đục.
	D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch phenylamoni clorua, thấy dung dịch phân lớp.
Câu 36. Cho dãy các chất: CrO3, (NH4)2CO3, Al(OH)3, Al, KHCO3, KCl, ZnSO4, NaHSO4. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là.
	A. 4	B. 5	C. 7	D. 6
Câu 37. Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon X mạch hở bằng lượng H2 dư (xúc tác Ni, t0) thu được 2,3-đimetylbutan. Số công thức cấu tạo của X là.
	A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 38. Phản ứng nào sau đây không thu được anđehit?
	A. CH2=CH2 + O2 	B. CHºCH + H2O 
	C. CH4 + O2 	 D. (CH3)2CH-OH + CuO 
Câu 39. Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với nước brom.
(2) Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.
	(3) Ở điều kiện thường, dung dịch của glucozơ, fructozơ và alanin đều hòa tan Cu(OH)2.
	(4) Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng phương pháp quang hợp cây xanh
	(5) Xenlulozơ được tạo từ các gốc b-glucozơ liên kết với nhau bởi hai loại liên kết glicozit.
	(6) Trong dung dịch, saccarozơ còn tồn tại dưới dạng mạch hở.
	(7) Dùng nước cất có thể phân biệt được phenol và glucozơ. Số phát biểu đúng là
A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 40. Phát biểu nào về cacbohiđrat là đúng?
	A. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, sản phẩm đều làm mất màu nước brom.
	B. Glucozơ kém ngọt hơn so với saccarozơ.
	C. Amilopectin và xenlulozơ đều là polime thiên nhiên và có mạch cacbon phân nhánh.
	D. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.
Câu 41. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch chứa NaCl x (mol/l) và CuSO4 y (mol/l) bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian 6948 giây thì dừng điện phân, thấy lượng khí thoát ra ở 2 cực là 3,696 lít (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 4,8 gam Fe2O3. Tỉ lệ của x : y là.
	A. 3 : 2	B. 1 : 2	C. 3 : 1	D. 1 : 1
Câu 42. Hỗn hợp rắn X gồm KClO3, KMnO4, MnO2 và KCl có số mol bằng nhau. Nung nóng 8,84 gam rắn X, sau một thời gian thu được 7,56 gam rắn Y. Hòa tan hết Y trong lượng dư dung dịch HCl đặc, nóng, thấy thoát ra a mol khí Cl2. Giá trị của a là.
	A. 0,12	B. 0,10	C. 0,06	D. 0,05
Câu 43. Hỗn hợp khí X gồm vinylaxetilen, axetilen và propan (x gam). Chia X làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 20,76 gam kết tủa. Phần 2 phản ứng tối đa với 0,24 mol H2 (xúc tác Ni, t0). Đốt cháy hoàn toàn phần 3 với lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Giá trị của x là.
	A. 21,12 gam	B. 17,68 gam	C. 18,48 gam	D. 19,80 gam
Câu 44. Cho 16,48 gam rắn X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng (dùng dư 25% so với phản ứng), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
	A. 87,24 gam	B. 90,42 gam	C. 88,26 gam	D. 91,50 gam
Câu 45. Hỗn hợp E chứa các chất hữu cơ đều no, mạch hở gồm axit (X) đơn chức, ancol (Y) hai chức và este (Z) hai chức. Đốt cháy hết 0,2 mol E cần dùng 0,31 mol O2, thu được 6,84 gam nước. Mặt khác đun nóng 0,2 mol E cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol (Y) duy nhất và hỗn hợp gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
	A. 6,5	 	B. 5,0 	C. 5,5	D. 6,0
Câu 46. Cho m gam hỗn hợp gồm Al4C3, CaC2 và Ca vào nước (dùng rất dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X và 3,12 gam kết tủa. Cho hỗn hợp khí X đi chậm qua Ni, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa các hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 9,45. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy lượng Br2 phản ứng là 19,2 gam. Giá trị của m là.
	A. 23,08 gam 	B. 24,00 gam 	C. 21,12 gam 	D. 25,48 gam
Câu 47. Hỗn hợp E chứa CH3OH; C3H7OH; CH2=CHCOOCH3; (CH2=CHCOO)2C2H4 (trong đó CH3OH và C3H7OH có số mol bằng nhau). Đốt cháy 7,86 gam E cần dùng 9,744 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị gần nhất của m là.
	A. 16,0 gam	B. 14,0 gam	C. 15,0 gam	D. 12,0 gam
Câu 48. Hỗn hợp E chứa tetrapeptit (X) và pentapeptit (Y) mạch hở, được tạo bởi từ glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn 27,99 gam E bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2, thu được 45,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thu được tăng 23,17 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 4,144 lít (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là.
	A. 48,55%	B. 30,87%	C. 69,13%	D. 51,45%
Câu 49. Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,875. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu được 8,12 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của khí có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là.
	A. 7,94%	B. 12,70%	C. 6,35%	D. 8,12%
Câu 50. Hỗn hợp X chứa 3 axit đều đơn chức, mạch hở; trong đó có một axit no và hai axit không no chứa một liên kết đôi C=C, kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng. Hỗn hợp Y chứa hai axit thuộc dãy đồng đẳng axit oxalic có tỉ lệ mol 1 : 1. Trộn 3a mol hỗn hợp X với a mol hỗn hợp Y thu được hỗn hợp Z. Lấy 15,28 gam Z tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 15,28 gam Z bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 5,76 gam nước. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là.
	A. 11,5%	B. 9,1%	 C. 10,2%	D. 8,8%
Đáp án : 1b 2b 3c 4a 5c 6b 7a 8c 9b 10c 11b 12a 13d 14d 15d 16d 17b 18b 19a 20c 21b 22d 23c 24b 25d 26a 27c 28b 29a 30c 31b 32b 33c 34d 35c 36c 37a 38d 39d 40b 41b 42d 43c 44d 45d 46b 47b 48b 49a 50b

Tài liệu đính kèm:

  • doccatxencop_cho_HS_luyen_thi.doc