Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn Lịch sử (Bản word có lời giải)

doc 7 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn Lịch sử (Bản word có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 môn Lịch sử (Bản word có lời giải)
Đề phát triển theo cấu trúc ma trận minh họa BGD năm 2022 - Môn LỊCH SỬ - ĐỀ 1 - Tiêu chuẩn (L1) (Bản word có lời giải) – VIP
Câu 1. Thể chế chính trị của nước Nga được quy định trong Hiến pháp Liên bang Nga (12/1993) là
A. Dân chủ Cộng hòa.	B. Tổng thống Liên bang.
C. Quân chủ lập hiến.	D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Tổ chức được thành lập ở Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945 là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.	B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng.	D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 3. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn địa bàn nào là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
	A. Tây Nguyên.	B. Đông Nam Bộ.
	C. Tây Nam Bộ.	D. Đà Nẵng.
Câu 4. “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp - Mĩ khi nói về
A. trung tâm lòng chảo Mường Thanh.	
B. cụm cứ điểm Luông Phabăng và Xênô.
C. cụm cứ điểm đồi A1, Him Lam và Độc Lập. 
D. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Câu 5: Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là
A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
B. tăng cường hợp tác, liên minh với Liên Xô.
C. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.
Câu 6. Theo hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), quân đội nước nào được ra miền Bắc Việt Nam thay quân Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật?
A. Mĩ.	B. Pháp.	C. Anh.	D. Liên Xô.
Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.	B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam.	D. Đảng Lao động Đông Dương.
Câu 8: Nội dung nào sau đây là biểu hiện sự phát triển khoa học - kĩ thuật của nước Mĩ (1991 - 2000)?
A. Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
B. Phóng 4 con tàu “Thần Châu” bay vào không gian vũ trụ.
C. Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới.
D. Trở thành cường quốc sản xuất phần mềm duy nhất thế giới.
Câu 9. Trong thập niên 70 của thế kỉ XX, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
A. đơn cực. 	B. hòa hoãn Đông - Tây. 
C. toàn cầu hóa.	D. đa cực.
Câu 10. Trong những năm (1961 – 1965), đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào dưới đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh đặc biệt.	B. Chiến tranh cục bộ.	
C. Việt Nam hóa chiến tranh.	D. Đông Dương hóa chiến tranh.
Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Cuba đấu tranh chống
	A. chế độ độc tài thân Mĩ.	B. tư sản mại bản.
	C. chế độ thực dân cũ.	D. liên minh tư sản, địa chủ.
Câu 12. Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là
A. Trần Phú.	B. Nguyễn Ái Quốc.	
C. Võ Nguyên Giáp.	D. Nguyễn Văn Cừ.
Câu 13. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp được tiến hành khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
A. ở giai đoạn đầu.	B. bước vào giai đoạn quyết liệt.	
C. bước vào giai đoạn sắp kết thúc.	D. đã kết thúc.
Câu 14. Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân miền Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ?
	A. Vạn Tường (1965).	B. Ấp Bắc (1963).
	C. Bình Giã (1964).	D. Đồng khởi (1960).
Câu 15: Quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á chinh phục vũ trụ thành công, đó là
A. Hàn Quốc.	B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.	D. Ấn Độ.
Câu 16: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là mục tiêu trọng yếu của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Liên hợp quốc (UN).	
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Duowg (NATO).	
D. Liên minh châu Âu (EU).
Câu 17. Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
	A. thành lập Hội Duy tân.	B. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.	
	C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.	D. tổ chức phong trào Đông du.
Câu 18. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế là
	A. công nhân.	B. dân tộc thiểu số.	
	C. sĩ phu, văn thân.	D. nông dân.
Câu 19. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, cuộc biểu tình tiêu biểu nhất của nông dân diễn ra ở huyện
	A. Diễn Châu.	B. Hưng Nguyên.	
	C. Thanh Chương.	D. Nam Đàn.
Câu 20. Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) vì 
A. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công. 
B. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực. 
C. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình. 
D. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển. 
Câu 21: Trong khoảng thời gian những năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây? 
A. Đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc.
D. Chống phong kiến tay sai đầu hàng.
Câu 22. Một trong những mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là
A. làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu dân cư các nước.
B. tạo ra nguy cơ xâm phạm độc lập tự chủ của các quốc gia.
C. sự gia tăng của tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
D. gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới.
Câu 23. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?
A. Phá vỡ thế bị bao vây cô lập của cách mạng Việt Nam. 
B. Làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng. 
C. Đẩy Pháp rơi vào thế bị động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 
D. Làm cho quân Pháp phải lệ thuộc hoàn toàn vào Mĩ. 
Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ địa – chính trị thế giới có những thay đổi to lớn là do
A. sự tác động và chi phối của trật tự thế giới “hai cực” Ianta.
B. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
C. tác động của Chiến tranh lạnh kéo dài dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ.
D. nhiều nước giành được thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 25. Trong những năm 1961 - 1965, Mĩ thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” nhằm 	
A. tận dụng xương máu của người Việt Nam. 
B. rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước. 
C. mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. 
D. thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. 
Câu 26. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) có tác động như thế nào đến Việt Nam?
A. Tạo điều kiện cho giai cấp công nhân ra đời. 
B. Xóa bỏ hoàn toàn quan hệ sản xuất phong kiến. 
C. Tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội. 
D. Tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản xuất hiện. 
Câu 27. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939?
	A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
	B. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
	C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
	D. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
Câu 28. Nội dung nào phản ánh tình cảnh của giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Bị tư bản Pháp chèn ép, thế lực kinh tế yếu.	
B. Đời sống bị bần cùng hóa.
C. Chịu ba tầng áp bức bóc lột.	
D. Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc.
Câu 29. Yếu tố khách quan nào sau đây tác động đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7/1936?
A. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.
B. Phong trào cách mạng Việt Nam đã được phục hồi.
C. Đời sống của đa số nhân dân Việt Nam còn khó khăn, cực khổ.
D. Phát xít Nhật câu kết với thực dân Pháp cai trị Đông Dương.
Câu 30. Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận.	
B. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước.
C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan.
D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô.
Câu 31. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1924 là quá trình 	
A. trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng. 
B. trực tiếp đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. 
C. tự khảo sát, rèn luyện để tìm chân lý cứu nước. 
D. trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng. 
Câu 32. Tính chất nổi bật của phong trào cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam là
A. dân chủ.	B. dân tộc.	C. cách mạng.	D. cải lương.
Câu 33. Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là
A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 34. Việc nhân nhượng của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân quốc năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự nhân nhượng
A. từng bước.	B. có nguyên tắc.	C. tuyệt đối.	D. hoàn toàn.
Câu 35. Thắng lợi trên mặt trận nào có tính chất quyết định trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)?
A. chính trị.	B. quân sự.	C. ngoại giao. 	D. kinh tế.
Câu 36. Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam là
A. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.	
B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.	
D. có chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 37. Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 có điểm khác biệt so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 là 
A. diễn ra trên phạm vi cả nước.	B. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
C. đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.	D. thành lập chính quyền cách mạng.
Câu 38. Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc Việt Nam có sự khác biệt so với lựa chọn của các bậc tiền bối về 
A. hình thức đấu tranh. 	B. mục tiêu trước mắt. 
C. đối tượng cách mạng. 	D. khuynh hướng chính trị. 
Câu 39. Nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 giải quyết được “thù trong giặc ngoài” đã chứng minh cho luận điểm nào sau đây?
A. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
B. “Dành được chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền càng khó hơn”.
C. “Tiên học lễ, hậu học văn”.
D. “Bảo vệ chính quyền là cái cốt lõi của cách mạng”.
Câu 40. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy hậu phương trong chiến tranh nhân dân 
A. luôn ở phía sau để cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. 
B. là chỗ dựa tinh thần, cổ vũ tiền tuyến chiến đấu.
C. phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian. 
D. đối xứng với tiền tuyến, tiến hành chi viện cho tiền tuyến. 
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1. B
2. D
3. A
 4. D
5. D
6. B
7. C
8. C
9. B
10. A 
11. A
12. B
13. D
14. A
15. C
16. B
17. B
18. D
19. B
20. C
21. C
22. B
23. B
24. D
25. A
26. C
27. A
28. B
29. A
30. C
31. A
32. A
33. C
34. B
35. B
36. C
37. B
38. D
39. A
40. B
..HẾT.
Câu 18. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế là
	- Chọn đáp án D. nông dân.
- SGK Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục, HN năm 2006, trang 133.
- Đây là cuộc khởi nghĩa mang tính chất tự vệ của nông dân.
Câu 22. Một trong những mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là
- Chọn đáp án B. tạo ra nguy cơ xâm phạm độc lập tự chủ của các quốc gia.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 70.
Câu 23. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?
- Chọn đáp án B. Làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng. 
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 134.
- Sau chiến thắng chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 bộ đội chủ lực của ta trưởng thành -> tương quan lực lượng của ta thay đổi theo chiều hướng tích cực, có lợi cho cách mạng.
Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ địa – chính trị thế giới có những thay đổi to lớn là do
- Chọn đáp án D. nhiều nước giành được thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 72.
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi -> bản đồ địa – chính trị thế giới có những thay đổi to lớn.
Câu 26. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) có tác động như thế nào đến Việt Nam?
- Chọn đáp án C. Tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội. 
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 78.
- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) làm cho các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới -> sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội. 
Câu 31. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1924 là quá trình 	
- Chọn đáp án A. trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng. 
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 81-82.
- Từ năm 1921 – giữa 1923, thời kỳ ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết bài cho các báo ở Pháp. Giữa năm 1923, sang Liên Xô, học tập nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, viết bài cho các báo ở Liên Xô và tạp chí Quốc tế Cộng sản. Năm 1924, dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, tại đây Người đã nêu quan điểm của mình về cách mạng ở nước thuộc địa. Lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc được Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.	
Câu 32. Tính chất nổi bật của phong trào cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam là
- Chọn đáp án A. dân chủ.	
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 99-102.
- Tính dân chủ là điển hình (nổi bật) của phong trào cách mạng 1936 -1939 ở Việt Nam vì:
+ Kẻ thù: chế độ phản động thuộc địa không chịu thi hành chính sách dân chủ tiến bộ của Mặt trận nhân dân Pháp.
+ Khẩu hiệu: đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình (phù hợp với bối cảnh bấy giờ).
+ Lực lượng: các lực lượng dân chủ, kể cả người Pháp có xu hướng chống phát xít.
Câu 33. Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là
- Chọn đáp án C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 108-109.
- Mặt trận Việt Minh hay còn gọi là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh; mặt trận đầu tiên thành lập gắn với riêng Việt Nam vì các mặt trận trước đó thành lập đều của chung các nước Đông Dương.
Câu 34. Việc nhân nhượng của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân quốc năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự nhân nhượng
- Chọn đáp án B. có nguyên tắc.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 127.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đã nhân nhượng về kinh tế và chính trị với Trung Hoa Dân quốc nhưng không nhân nhượng độc lập, chủ quyền và Đảng lãnh đạo.
Câu 35. Thắng lợi trên mặt trận nào có tính chất quyết định trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)?
- Chọn đáp án B. quân sự.	
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 129 – 156.
- Trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) những chiến thắng quân sự đã từng bước là xoay chuyển cục diện chiến trường buộc Pháp phải đánh theo cách đánh của ta, đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán kí hiệp định Giơ-ne-vơ kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Câu 36. Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam là
- Chọn đáp án C. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.	
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 119, 120 và 155, 156.
	- Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) nguyên nhân thắng lợi đều có điều kiện khách quan và chủ quan yếu tố sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại mà có.
Câu 37. Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 có điểm khác biệt so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 là 
- Chọn đáp án B. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 99, 100 và 91 – 95.
- Hội nghị thành lập Đảng và Hội nghị BCH TƯ lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam đều nêu rõ nhiệm vụ cách mạng là chống đế quốc và phong kiến thể hiện rõ trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 với các khẩu hiệu đấu tranh “đả đảo đế quốc, đả đảo phong kiển”, ; Hội nghị BCH TW Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) chỉ rõ nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Câu 38. Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc Việt Nam có sự khác biệt so với lựa chọn của các bậc tiền bối về 
- Chọn đáp án D. khuynh hướng chính trị.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 81 – 82.
- SGK Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục, HN năm 2006, trang 140-143.
- Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là con đường theo khuynh hướng cách mạng vô sản; Con đường giải phóng dân tộc mà các bậc tiền bối lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là con đường theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 39. Nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 giải quyết được “thù trong giặc ngoài” đã chứng minh cho luận điểm nào sau đây?
- Chọn đáp án A. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 122– 129.
- SGK Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục, HN năm 2006, trang 48-52.
	- Một trong những nguyên nhân để giải quyết được “thù trong giặc ngoài” của nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là do nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, nhân dân là gốc của cách mạng.
Câu 40. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy hậu phương trong chiến tranh nhân dân 
- Chọn đáp án B. là chỗ dựa tinh thần, cổ vũ tiền tuyến chiến đấu.
- Hậu phương trong chiến tranh nhân dân từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam đều thể hiện rõ hậu phương là yếu tố “nhân hòa” là điểm tựa tinh thần, cổ vũ cho tiền tuyến chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_phat_trien_theo_cau_truc_ma_tran_minh_hoa_bgd_nam_2022_mo.doc