ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN VẬT LÝ 9 Câu 1: Trên hình vẽ. Hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối quan hệ giữa cường độ dòng điện I (A) chạy trong dây dẫn và hiệu điện thế U (V) đặt vào hai đầu dây dẫn đó. A. Đồ thị a. B. Đồ thị b. C. Đồ thị c. D. Đồ thị d. Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn có mối liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? A. tỉ lệ nghịch B. tỉ lệ C. tỉ lệ thuận D. không có liên hệ nhau Câu 3: Nội dung định luật Ohm là: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. Câu 4: Công thức định luật Ohm là công thức nào sau đây : A. I= UR B. I = U.R C. R= UI D. U = I.R Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp? Trong đoạn mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: A. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. B. bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. C. lớn hơn hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. D. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. Câu 6: Cho mạch điện có sơ đồ như sau: Chọn kết quả đúng: A. Rtđ = R1 + R2 B. IAB = I1 + I2 C. UAB = U1 = U2 D. IA = I1 + I Câu 7: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song? Trong đoạn mạch song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: A. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. B. bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. C. lớn hơn tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. D. nhỏ hơn tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch song song? Trong đoạn mạch song song, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch: A. bằng cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở thành phần. B. bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở thành phần. C. lớn hơn tổng cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở thành phần. D. nhỏ hơn tổng cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở thành phần. Câu 9: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song? A. Rtđ = R1 + R2 B. Rtđ = R1.R2 / R1 − R2 C. Rtđ = R1−R2 D. Rtđ = R1.R2 / R1 + R2 Câu 10: Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây? A. chiều dài và tiết diện dây dẫn. B. chiều dài và vật liệu làm dây dẫn. C. tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. D. chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Câu 11: Chọn công thức tính điện trở của dây dẫn : A. B. R= ρ.lS C. D. Câu 12: Cho biết điện trở suất của đồng, vàng, bạc, nicrom lần lượt là: 1,7.10-8 Ωm, 2,4.10-8 Ωm, 1,6.10-8 Ωm, 1,1.10-6 Ωm. Hãy cho biết chất dẫn điện tốt nhất là: A. đồng B. vàng C. bạc D. nicrom Câu 13: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở? A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện. C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện. D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch. Câu 14: Trên một biến trở có ghi 30Ω – 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây? A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A. D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A. Câu 15: Điện năng là: A. năng lượng điện trở. B. năng lượng điện thế. C. năng lượng dòng điện. D. năng lượng hiệu điện thế. Câu 16: Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hoá điện năng thành quang năng và nhiệt năng? A. Quạt điện, máy khoan điện. B. Đèn huỳnh quang, máy bơm nước. C. Bàn ủi điện, lò nướng điện. D. Nồi cơm điện, bình acquy Câu 17: Máy sấy tóc đang hoạt động, đã có sự biến đổi: A. điện năng thành cơ năng. C. điện năng thành quang năng. B. điện năng thành nhiệt năng. D. điện năng thành hóa năng Câu 18: Định luật Joule – Lenz cho biết điện năng biến đổi thành: A. Cơ năng B. Năng lượng ánh sáng C. Hóa năng D. Nhiệt năng Câu 19: Nội dung định luật Joule – Lenz là: A. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở của dây và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. C. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. D. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở của dây và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. Câu 20: Công thức định luật Joule – Lenz là công thức nào sau đây : A. Qtoả = I2.R B. Qtoả = I.R.t C. Qtoả = I2. Rt D. Qtoả = I2.R.t Câu 21: Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit, đều có cán được bọc bằng nhựa hay cao su? A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng. B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người. C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào. D. Cao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột. Câu 22: Đối với học sinh trung học sơ sở chỉ làm các thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế: A. dưới 40V. B. trên 40V. C. dưới 220V. D. trên 220V. Câu 23: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể? A. 6V. B. 12V. C. 24V. D. 220V. Câu 24: Các vật liệu bị nam châm hút là: A. thép, đồng, nhôm, sắt. B. nhựa, sắt, đồng, thép. C. sắt, thép, niken, coban. D. đồng, nhôm, cao su, niken. Câu 25: Bình thường kim nam châm chỉ hướng: Bắc – Nam. C. Đông – Nam. Tây – Bắc. D. Tây - Nam. Câu 26: Sự tương tác giữa hai nam châm là: A. các cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau. B. các cực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau. C. các cực cùng tên không hút nhau cũng không đẩy nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau. D. các cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên không hút nhau cũng không đẩy nhau. Câu 27: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường? A. Một dây dẫn thẳng, dài. B. Một khung dây có dòng điện chạy qua. C. Một nam châm thẳng. D. Một kim nam châm. Câu 28: Ta nhận biết từ trường bằng: A. Điện tích thử. B. Nam châm thử. C. Dòng điện thử. D. Bút thử điện. Câu 29: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về: A. các đường sức điện. B. các đường sức từ. C. cường độ điện trường. D. cảm ứng từ. Câu 30: Độ dày, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường? A. Chỗ đường sức từ càng dày thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh. B. Chỗ đường sức từ càng dày thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn. D. Chỗ đường sức từ càng dày thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều. Câu 31: Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua? A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc nắm tay trái. Câu 32: Quy tắc nắm tay phải được phát biểu: A. Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. B. Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. C. Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. D. Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. Câu 33: Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua. Nếu ngắt dòng điện thì: A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép Câu 34: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau: Tên các cực từ của nam châm là A. A là cực Bắc, B là cực Nam B. A là cực Nam, B là cực Bắc. C. A và B là cực Bắc. D. A và B là cực Nam. Câu 35: Các đường sức từ mô tả từ trường của một nam châm A. Không bao giờ cắt nhau B. Không bao giờ song song nhau C. Có chiều đi vào cực Bắc và đi ra khỏi cực Nam của nam châm. D. Nằm càng gần nhau khi vị trí đường sức từ ở càng xa cực từ của nam châm. Câu 36: Ống dây có dòng điện chạy qua tạo ra từ trường mạnh nhất tại vị trí A.Bên ngoài ống dây, về phía đầu ống dây. B. Bên ngoài ống dây, trên trục của ống dây. C. Bên ngoài ống dây, ở phần thân của ống dây. D.Trong lòng ống dây. Câu 37: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì: A. Chịu tác dụng của lực điện B. Chịu tác dụng của lực từ C. Chịu tác dụng của lực điện từ D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi Câu 38: Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào? A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây. B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó. C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó. D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó. Câu 39: Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo: A. Chiều của lực điện từ B. Chiều của đường sức từ C. Chiều của dòng điện D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm Câu 40: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào: A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn. B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn. C. Chiều chuyển động của dây dẫn. D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. -HẾT-
Tài liệu đính kèm: