Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2016 môn: Hóa học - Đề 4

pdf 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2016 môn: Hóa học - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2016 môn: Hóa học - Đề 4
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 1 
Họ và tên học sinh  
Số báo danh  
Cho biết : 1H ; 4He ; 7Li ; 12C ; 14N ; 16O ; 19F ; 23Na ; 24Mg ; 27Al ; 
28Si ; 31P ; 32S ; 5,35Cl ; 39K ; 40Ca ; 52Cr ; 56Fe ; 64Cu ; 65Zn ; 
80Br ; 119Sn ; 127I , 137Ba 
Câu 1: Sự nhiệt phân đá vôi: 
 CaCO3  CaO + CO2 ∆H < 0 
 Để tăng tốc độ của phản ứng thuận người ta dùng biện pháp 
 A. Tăng nhiệt độ. B. Nghiền mịn đá vôi. 
 C. Xây lò kín tránh gió. D. Cho nhiều tảng đá vôi to vào lò. 
Câu 2: Nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ? 
 A. ns2 np3. B. ns2 np4. C. ns2 np5. D. ns2 np6. 
Câu 3: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử? 
 A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2. 
Câu 4: Cho 32,4 gam Ag tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được muối bạc nitrat và khí không màu 
hóa nâu trong không khí. Số mol HNO3 phản ứng là: 
 A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 
Câu 5: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe. 
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là 
 A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn muối Fe(NO3)2 thu được các sản phẩm gồm: 
 A. FeO, NO2, O2 B. Fe2O3, NO2 C. Fe2O3, NO2, O2 D. Fe, NO2, O2 
Câu 7: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là 
 A. FeS2. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeCO3. 
Câu 8: Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH? 
 A. NaHCO3, Cr2O3, Al, KHS B. KHCO3, CrO3, Al2O3, NH4NO3 
 C. NaHCO3, CrO, Al, ZnO D. Ca(HCO3)2, Cr2O3, Al, FeO 
Câu 9: Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH theo phương trình nào dưới đây? 
 A. NaOHOHONa 222  B.   NaOHCaCOOHCaCONa 23232  
 C. 222 222 ClHNaOHOHNaCl
đpdd  D.   NaOHBaSOOHBaSONa 24242  
Câu 10: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp 
chất nào sau đây? 
 A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 B. Mg(HCO3)2, CaCl2 
 C. CaSO4, MgCl2 D. Ca(HCO3)2, MgCl2 
§Ò MINH HäA Kú THI thpt QUèC GIA 2016 
M«n : HãA HäC - §Ò 4 
Thêi gian lµm bµi : 90 phót 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 2 
Câu 11: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên : 
 Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy : 
 A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc. 
 C. có xuất hiện kết tủa màu đen. D. có xuất hiện kết tủa màu trắng. 
Câu 12: Cho 12,48 gam bột kim loại R tác dụng với Cl2 dư thu được 38,04 gam muối RCl3. Kim loại R là: 
 A. Al B. Cr C. Fe D. Mn 
Câu 13: Cho 4,45 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 
(đkc). Khối lượng muối khan thu được là: 
 A. 8,00 gam B. 7,10 gam C. 11,30 gam D. 11,55 gam 
Câu 14: Dẫn lượng dư khí H2 đi qua 24,90 gam hỗn hợp bột CuO và Al2O3 đun nóng, sau khi phản ứng 
hoàn toàn thấy khối lượng hỗn hợp bột giảm 1,92 gam. Phần trăm số mol Al2O3 trong hỗn hợp bột này là: 
 A. 55,55% B. 16,27% C. 49,15% D. 44,45% 
Câu 15: Kim loại nào sau đây không có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối? 
 A. Al B. Na C. Ba D. K 
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo 
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước 
C. Dầu mỡ động vật có thành phần gốc axit chủ yếu là gốc chưa no 
D. Dấu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố 
Câu 17: Trong phản ứng nổ, thuốc nổ TNT được phân thành các sản phẩm: X → 3N2 + 5H2O + 7CO + 7C 
 Phản ứng này thuộc loại tỏa nhiệt, nhưng nó cần năng lượng hoạt hóa cao. Do việc tạo ra các sản phẩm 
của cacbon, những vụ nổ TNT có muội khói, độc. Công thức phân tử của TNT là: 
 A. C7H8N3O6 B. C7H5N3O6 C. C6H3H3O6 D. C6H4N3O6 
Câu 18: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn 
toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X: 
 A. C2H5COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. C2H3COOC2H5. D. CH3COOC2H5. 
Câu 19: Có 3 chất lỏng đựng trong 3 lọ riêng biệt gồm phenol, etanol và etilen glicol. Cặp hóa chất nào sau 
đây dùng để phân biệt các chất lỏng trên? 
 A. dung dịch brom và kết tủa Cu(OH)2 B. dung dịch AgNO3/NH3 và kết tủa Cu(OH)2 
 C. dung dịch brom và dung dịch NaOH D. dung dịch NaHCO3 và kết tủa Cu(OH)2 
Câu 20: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? 
 A. Phenyl amin. B. Etyl amin. C. Etyl metyl amin. D. Propyl amin. 
Câu 21: Cho các nhận định sau: 
 (1) Metyl amin là một amin bậc 1 (2) Có 4 đồng phân có công thức C3H9N 
 (3) Alanin có phân tử khối là 75 (4) Tất cả protein tan tốt trong nước 
 Số phát biểu đúng là: 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 3 
Câu 22 : Cho các chất X, Y, Z có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi được cho trong bảng sau : 
 X Y Z 
Nhiệt độ nóng chảy (t0C) 123,5 17 115 
Nhiệt độ sôi (t0C) 21 118 78,3 
 Các chất CH3CH2OH, CH3COOH và CH3CHO lần lượt là : 
 A. X, Y, Z B. Z, X, Y C. Z, Y, X D. X, Z, Y 
Câu 23: Andehit oxalic có công thức phân tử (CHO)2. Khi cho andehit oxalic tráng gương thì tỉ lệ số mol 
Ag với số mol andehit phản ứng là: 
 A. 1 : 2 B. 2 : 1 C. 4 : 1 D. 1 : 4 
Câu 24: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch axit axetic? 
 A. NaOH B. NaHCO3 C. K D. NaCl 
Câu 25: Khi làm thí nghiệm giữa sắt với axit sunfuric đặc, để tránh khí sunfurơ độc hại phát tán vào không 
khí, phươnng pháp dễ thực hiện nhất thường được dùng là: 
A. phun khí NH3 xung quanh khu vực thí nghiệm 
B. dùng bông tẩm kiềm nhét ở đầu ống nghiệm 
C. đun nóng ống nghiệm để khí bay nhanh ra khỏi phòng thí nghiệm 
D. dẫn khí thu được vào bình đựng nước vôi trong dư 
Câu 26: Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng từ các monome nào sau đây? 
 A. Glixerol và axit Terephtalic B. Glixerol và axit Acrylic 
 C. Etylenglicol và axit Terephtalic D. Etylenglicol và axit Metacrylic 
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cacbohidrat? 
A. Khi cho glucozơ tác dụng với AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa trắng 
B. Glucozơ không phản ứng với axit axetic trong H2SO4 đặc khi đun nóng 
C. Có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ bằng nước brom 
D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng 
Câu 28: Khi thực hiện phản ứng este hóa giữa 6g CH3COOH và 9,2g C2H5OH với hiệu suất 70% thu được 
bao nhiêu gam este? 
 A. 8,80g B. 12,32g C. 6,16g D. 17,60g 
Câu 29: Khi thủy phân đường saccarozơ trong môi trường axit thu được: 
 A. 2 phân tử -glucozơ B. 1 phân tử -glucozơ và 1 phân tử -fructozơ 
 C. 1 phân tử -glucozơ và 1 phân tử -fructozơ D. 2 phân tử -fructozơ 
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. dung dịch nước vôi trong là một bazơ mạnh hơn bazơ kiềm 
B. thạch cao khan có công thức phân tử CaSO4 không tan trong nước 
C. quá trình axit hóa đá vôi trong tự nhiên là một phản ứng oxi hóa khử 
D. hầu hết các muối halogen và muối nitrat của kim loại kiềm thổ đều tan 
Câu 31: Cho các phản ứng sau: 
 (1)   CCCaO
02000 (2) 
0
3
tCuONH 
 (3)  22 SOSH (4)  MgSiO2 
 (5)  42322 SOHOSNa (6)  24 NaNOClNH 
 Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là: 
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 4 
Câu 32: Cho 60,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 dư thì thu được V lít khí X có 
màu nâu (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z nặng 9,6 gam. Giá trị của V là: 
 A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 1,49 lít D. 2,24 lít 
Câu 33: Cho X là một dẫn xuất của amino axit có khối lượng mol phân tử lớn hơn so với Valin là 2đvC, số 
nhóm amino và cacboxylic bằng với Valin. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na thì thu được số mol khí 
bằng số mol X đã phản ứng. Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Đốt cháy hoàn toàn 1mol X thu được 3 mol khí CO2 
B. X phản ứng được với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa trắng 
C. X phản ứng với dung dịch KOH sinh ra số mol H2 bằng 
2
1
 số mol X phản ứng 
D. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol HCl trong dung dịch 
Câu 34: Trong giờ thực hành hóa học, một bạn cho 15ml dung dịch NH3 2M vào một becher (cốc thí 
nghiệm) sau đó cho 8 giọt phenolphtalein vào rồi trộn đều thấy dung dịch có màu đỏ hồng, chia lượng dung 
dịch trong becher này vào 4 ống nghiệm khác. 
 Ống thứ nhất : đun nóng từ từ đến sôi 
 Ống thứ hai : thêm từ từ dung dịch H2SO4 2M và lắc mạnh một thời gian 
 Ống thứ ba : thêm một ít tinh thể NH4Cl lắc mạnh, đun nhẹ cho tan ra 
 Ống thứ ba : thêm từ từ từng giọt dung dịch Al2(SO4)3 lắc mạnh một thời gian 
 Số trường hợp dung dịch mất màu là : 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 35 : Cho các chất : CH4, CO, KCN, CH3COOH, HCHO, CaC2, CH3Cl, CCl4, (NH2)2CO, CH6N2O3, 
(NH4)2CO3. Có bao nhiêu nhất là hợp chấ thữu cơ? 
 A. 5 B. 8 C. 6 D. 7 
Câu 36: Cuối năm 2013, hãng TOYOTA đã cho ra mắt chiếc xe FCV chạy bằng nhiên liệu sạch là khí H2. 
Khí H2 này được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KNO3 với điện cực trơ. Người ta sử dụng dòng 
điện một chiều có cường độ dòng điện 1,334A trong thời gian 20 giờ, dung dịch thu được sau điện phân có 
khối lượng là 100 gam và nồng độ KNO3 là 6%. Nồng độ dung dịch KNO3 trước khi điện phân là bao 
nhiêu? (giả thiết rằng khối lượng nước bay hơi là không đáng kể) 
 A. 3,16% B. 5,08% C. 6,00% D. 5,50% 
Câu 37: Cho sơ đồ phản ứng    3332103 XCHCOCHXXXCHCCH  
 Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng? 
(1) Chất X3 không làm mất màu dung dịch brom nên cũng không phản ứng được với H2 
(2) Chất X2 là sản phẩm không bền, tạo thành X3 do sự hỗ biến 
(3) Quá trình phản ứng xảy ra (X0 đến X3) không cần sự có mặt của chất vô cơ khác ngoài nước 
(4) Chất X0 tác dụng được với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu vàng nhạt 
(5) Chất X1 không có đồng phân hình học 
 A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon (tỉ lệ số mol là 1:1) có công thức đơn giản 
nhất khác nhau, thu được 4,4 gam H2O và 1,8 gam H2O. Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Chỉ một trong hai chất có thể cộng H2 với xúc tác Ni, ở nhiệt độc cao 
B. Hai hidrocacbon này là đồng đẳng kế tiếp của nhau 
C. Trong hai chất này, một chất là anken, một chất là ankin 
D. Trong 2 phân tử của hỗn hợp X đều có số nguyên tử cacbon, hidro là số chẵn 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 5 
Câu 39: Tiến hành thí nghiệm như sau: 
- Ống nghiệm 1 : cho vào V lít dung dịch AlCl3 a (M) 
- Ống nghiệm 2 : cho vào V lít dung dịch Zn(NO3)2 b (M) 
Nhỏ từ từ từng giọt KOH vào mỗi ống nghiệm, quá trình phản ứng mô tả trên đồ thị sau: 
 Biết rằng y = 2x, quan hệ nào sau đây đúng? 
 A. 3n = 4m; a = 2b B. 3n = 4m; b = 2a C. 2n = 3m; b = 2a D. 2n = 3m; a= 2b 
Câu 40: Một hỗn hợp gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 được dẫn vào bình kín có xúc tác thích hợp. Khi 
phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được hỗn hợp khí Y, có tỉ khối so với H2 là 6,74. Hiệu suất tổng hợp 
NH3 là: 
 A. 10% B. 25% C. 20% D. 40%. 
Câu 41: Hỗn hợp P gồm ancol A, axit cacboxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ A và B. 
Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam P trên vào 
500ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung 
dịch Q còn lại 3,68 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,48 gam NaOH vào 3,68 gam chất 
rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a 
gam khí. Giá trị của a gần nhất với : 
 A. 0,85. B. 1,25. C. 1,45. D. 1,05. 
Câu 42: Một hỗn hợp E gồm andehit và một axit cacboxylic đều đơn chức có cùng gốc hidrocacbon, khi đốt 
cháy hoàn toàn m gam E cần 1,45 mol O2 thu được 1,35 mol CO2 và 0,9 mol H2O. Mặt khác, người ta thấy 
rằng E hấp thụ lượng dư khí H2 trong bình đựng Ni,đun nóng thì thu được hỗn hợp F. Cho F tác dụng với 
lượng dư dung dịch KOH là thì thu được 0,2 mol một ancol và m một muối G. Phát biểu nào dưới đây 
không đúng? 
 A. Giá trị của m là 28,0 B. X tác dụng được tối đa 0,2 mol brom 
 C. Đốt cháy hỗn hợp F thu được 1,55 mol nước D. Đốt cháy G thu được 17,25 gam muối vô cơ 
Câu 43: Hỗn hợp E gồm peptit X (CnHmOzN4) và peptit Y (CxHyO7Nt) đều mạch hở, cấu tạo từ các aminoaxit 
no chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH. Cho hỗn hợp E phản ứng với 2 lít dung dịch NaOH 0,65M thu được 
dung dịch Z. Để trung hòa Z cần 100 ml dung dịch HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam 
muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam muối trên cần 177,6 gam O2. Giá trị gần nhất với m là : 
 A. 140. B. 130. C. 160. D. 150. 
Câu 44: Xà phòng hóa 265,2 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần 56,84 kg dung dịch NaOH 15%. Khối 
lượng glixerol thu được là (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ số axit là số miligam KOH dùng để 
trung hòa hết lượng axit tự do có trong 1 gam chất béo) : 
 A. 5,98 kg B. 4,62 kg C. 5,52 kg D. 4,60 kg 
Số mol 
kết tủa 
Số mol KOH 
y
x 
x 
m n 0 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 6 
Câu 45: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. 
Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và 
OH− của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T (đktc) gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và 1 khí hóa 
nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. 
Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất? 
 A. 39,4. B. 38,0. C. 39,9. D. 41,4 
Câu 46: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit propionic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng vừa 
đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,68 lít CO2 (đktc) và 5,63 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m 
gam X , rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng phần 
dung dịch giảm bớt 15,795 gam. Hàm lượng của axit oxalic có trong X là: 
 A. 22,61%. B. 33,92%. C. 45,23%. D. 39,575%. 
Câu 47: Dụng dịch X có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung 
dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị V tối thiểu cần dùng là: 
 A. 300ml B. 200ml C. 150ml D. 250ml 
Câu 48: Cho m gam một hỗn hợp gồm Cr2O3 và Al nung trong một thời gian thì thu được hỗn hợp X. Cho 
hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 23,52 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho 
vào dung dịch Y lượng dư dung dịch NaOH thì thu được một kết tủa duy nhất có khối lượng 51,6 gam. Biết 
rằng hiệu suất phản ứng của Cr2O3 là 
7
3
. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất? 
 A. 131,0 B. 135,0 C. 133,5 D. 128,5 
Câu 49: Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH, 
đun nóng nhẹ thì thu được muối Y và khí Z. Biết rằng khí Z có thể làm xanh giấy quỳ ẩm. Cho muối Y tác 
dụng với với NaOH (ở thể rắn) có xúc tác CaO ở nhiệt độ cao thì thu được khí metan. Công thức cấu tạo 
của X là: 
 A. C2H5COONH4 B. CH3COONH3CH3 C. CH3COOCH2NH4 D. HCOONH3CH2CH3 
Câu 50: Cho 0,5 mol hỗn hợp gồm Fe2O3 và Fe3O4 vào ống sứ nung nóng, sau đó cho khí CO đi qua một 
thời gian thì thu được 100 gam hỗn hợp gồm bốn chất rắn. Dẫn hỗn hợp này phản ứng với HNO3 loãng, dư 
thu được 11,2 lít khí NO (đktc). Khối lượng của oxit sắt từ trong hỗn hợp ban đầu là: 
 A. 69,6 B. 81,2 C. 92,8 D. 116,0 
§¸P ¸N §Ò THI THö Sè 4 
1B 2C 3A 4D 5D 6C 7C 8A 9C 10A 
11C 12B 13D 14A 15A 16D 17B 18D 19A 20A 
21B 22C 23C 24D 25B 26C 27B 28C 29B 30D 
31C 32A 33C 34C 35D 36B 37A 38A 39B 40C 
41A 42B 43D 44C 45A 46B 47C 48A 49B 50C 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfLUYEN_DE_THPTQG_DE_4.pdf