Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2016 môn: Hóa học - Đề 3

pdf 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2016 môn: Hóa học - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2016 môn: Hóa học - Đề 3
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 1 
Họ và tên học sinh  
Số báo danh  
Cho biết : 1H ; 4He ; 7Li ; 12C ; 14N ; 16O ; 19F ; 23Na ; 24Mg ; 27Al ; 
28Si ; 31P ; 32S ; 5,35Cl ; 39K ; 40Ca ; 52Cr ; 56Fe ; 64Cu ; 65Zn ; 
80Br ; 119Sn ; 127I , 137Ba 
Câu 1: Có bao nhiêu phản ứng dưới đây là phản ứng oxi hóa khử? 
 (1) 222 HBaClHClBa  (2) NaClBaCOBaClCONa 23232  
 (3) OHNaClHClNaOH 2 (4)   OHCaCOCOOHCa 2322  
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 2: Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần theo 
thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+. Điều khẳng định nào sau đây là đúng: 
A. Fe không tan được trong dung dịch CuCl2. 
B. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl2. 
C. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl3 và CuCl2. 
D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2. 
Câu 3: Khí X là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Nó được sinh ra do sự đốt cháy các 
nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), thoát vào bầu khí quyển và là một trong những nguyên nhân chính 
gây ra mưa axit. Khí X là 
 A. NH3 B. H2S C. CO2 D. SO2 
Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tử Si (Z = 14) là: 
 A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p2 C. 1s22s22p2 D. 1s22s22p23s23p2 
Câu 5: Cho 3,024 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được V ml khí N2O (sản phẩm khử duy 
nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Giá trị của V là : 
 A. 940,8 B. 908,4 C. 908,4 D. 980,4 
Câu 6: Kim loại nào sau đây phản ứng với nước mãnh liệt nhất so với các kim loại còn lại? 
 A. Na B. Li C. K D. Be 
Câu 7: Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng 
chất rắn thu được là: 
 A. 1,12 gam B. 6,48 gam C. 4,32 gam D. 7,84 gam 
Câu 8: Điện phân một muối clorua của kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 1,84 
gam kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối clorua này là: 
 A. LiCl B. KCl C. MgCl2 D. NaCl 
Câu 9: Trong công nghiệp, crom được điều chế bằng phương pháp: 
 A. điện phân dung dịch B. nhiệt nhôm C. khử từ muối D. phân rã phóng xạ 
§Ò MINH HäA Kú THI thpt QUèC GIA 2016 
M«n : HãA HäC - §Ò 3 
Thêi gian lµm bµi : 90 phót 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 2 
Câu 10: Cho 14,4 gam hỗn hợp bột X gồm MgO và CuO. Dẫn luồng khí CO dư qua bình đựng bột X đung 
nóng, dẫn khí thoát ra vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 11 gam kết tủa. Phần trăm MgO trong hỗn 
hợp ban đầu là: 
 A. 38,9% B. 55,3% C. 45,7% D. 30,6% 
Câu 11: Phèn nhôm amoni là một loại muối kép dễ tan trong nước, thường ứng dụng trong việc dùng làm 
trong nước; là một thành phần của bột nở trong ẩm thực. Công thức của phèn nhôm amoni là : 
 A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.12H2O 
 C. NH4NO3.Al(NO3)3.24H2O D. NH4NO3.Al(NO3)3.12H2O 
Câu 12: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Cu và bột Fe. Dùng hoá chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất: 
 A. Dung dịch FeCl3. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch FeCl2. D. Dung dịch CuCl2. 
Câu 13: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(1) Dẫn khí H2S vào bình đựng dung dịch FeCl2 
(2) Nhỏ vài giọt nước cứng vào bình đựng nước xà phòng 
(3) Nhỏ vài giọt dung dịch brom và bình đựng phenol 
(4) Dẫn khí P2O5 vào bình đựng dung dịch KOH 
 Số phản ứng có sự tạo thành kết tủa là: 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 14: Các tính chất vật lý chung của kim loại gây ra do: 
 A. Trong kim loại có các electron tự do. B. Có nhiều kiểu mạng tinh thể kim loại. 
 C. Các kim loại đều là chất rắn. D. Trong kim loại có các electron hoá trị. 
Câu 15: Đốt cháy 16,8 gam Fe trong không khí. Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí thì thể tích không khí 
(đktc) cần dùng là: 
 A. 4,48 lit B. 11,2 lit C. 22,4 lit D. 44,8 lít 
Câu 16 : Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây 
nghiện nhưng nhẹ hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Khi nghiên cứu gười ta thấy trong 
phân tử chất này, hàm lượng cacbon là 81,55%, hidro là 8,74 %; nitơ là 4,53% còn lại là oxi . Để xác định 
được như vậy người ta dùng phương pháp : 
 A. tách chiết hóa chất B. phân tích định tính C. chưng cất hóa chất D. phân tích định lượng 
Câu 17 : Cho 19,4 gam một hỗn hợp gồm hai este có công thức phân tử lần lượt là C2H4O2 và C3H6O3 cho 
tổng khối lượng CO2 và H2O là 43,4 gam. Xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp este này thì cần vừa đủ a mol 
NaOH. Giá trị của a là : 
 A. 0,2 B. 0,4 C.0,7 D. 0,3 
Câu 18 : Hemoglobin (Hb) hay huyết sắc tố là một protein phức tạp có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng 
thích ôxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác. Phân tử này có chứa nguyên tố kim loại : 
 A. Cu B. Fe C. Mg D. Ag 
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai? 
A. Ancol bậc hai oxi hóa không hoàn toàn bởi CuO (t0) thu được xeton 
B. Khả năng hòa tan trong nước của ancol cao hơn andehit có cùng số nguyên tử cacbon 
C. Este amyl axetat có mùi hương của trái khóm (quả thơm) 
D. Glucozơ và saccarozơ đều có khả năng phản ứng tráng bạc 
Câu 20: Hidrocacbon nào sau đây không phản ứng được với H2 ở nhiệt độ thường? 
 A. xilcohexan B. etilen c. stiren D. vinylaxetilen 
Câu 21: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn 
(polime) không có sự tách bỏ phân tử nước gọi là phản ứng: 
 A. trùng ngưng B. thủy phân C. trùng hợp D. xà phòng hóa 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 3 
Câu 22: Axit oleic là một axit béo đơn chức có một nối đôi C = C có 18 nguyên tử cacbon trong phân tử. Gốc 
hidrocacbon của axit stearic có số nguyên tử hidro là: 
 A. 33 B. 35 C. 36 D. 34 
Câu 23: Nguyên tố nào sau đây có thể tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất? 
 A. clo B. iot C. lưu huỳnh D. flo 
Câu 24: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? 
 A. Ala-Gly-Val B. Val-Ala C. Gly-Ala-Gly D. Ala-Gly-Ala-Gly 
Câu 25: Phản ứng của axetilen với dung dịch AgNO3 
 A. có kết tủa màu trắng B. có khí màu nâu bay ra 
 C. có hiện tượng tách lớp D. có kết tủa vàng nhạt 
Câu 26: Cho 2,88 gam axit acrylic có công thức phân tử C3H4O2 tác dụng với 0,96 gam ancol metylic trong 
môi trường H2SO4 đặc, đun nóng thu được m gam este. Biết phản ứng xảy ra với hiệu suất 80%. Khối lượng 
este thu được là: 
 A. 2,064 gam B. 2,580 gam C. 3,440 gam D. 2,752 gam 
Câu 27: Saccarozơ không phải là thành phần chính của: 
 A. đường mía B. đường mạch nha C. đường thốt nốt D. đường củ cải 
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. chất béo là trieste của glyxerol và axit cacboxylic no 
B. đốt cháy mọi hidrocacbon đều cho sản phẩm định tính như nhau 
C. xenlulozơ là một trong các thành phần có trong tơ thiên nhiên 
D. hầu hết cacbohidrat có công thức phân tử dạng Cn(H2O)m 
Câu 29: Số đồng phân bậc 1 của amin có công thức phân tử C4H11N là: 
 A. 3 B. 4 C. 6 D. 7 
Câu 30: Một hỗn hợp X gồm một xeton, một axit cacboxylic no đơn chức mạch hở và một este no đơn chức 
mạch hở. Chất nào sau đây không phản ứng với X ? 
 A. dung dịch NaOH B. kim loại Na C. dung dịch brom D. dung dịch KHCO3 
Câu 31 : Cho sơ đồ thí nghiệm sau: 
Hòa tan hoàn toàn một mẩu nhỏ natri trong bình cầu (A) thu được hỗn hợp lỏng (X). Chưng cất X thì thu được 
chất lỏng Y (chứa trong erlen (B)) và chất rắn Z còn lại trong (A). Lúc này cho nước vào bình cầu (A), chất 
rắn Z tan hết tạo thành dung dịch Z. Phát biểu nào sau đây là đúng ? 
A. Quá trình hòa tan chất rắn Z không xảy ra phản ứng hóa học. 
B. Chất lỏng Y là natri etylat. 
C. Dung dịch Z làm quì tím hóa xanh. 
D. Mẫu natri bốc cháy mãnh liệt khi cho vào bình cầu (A). 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 4 
Câu 32 : Cho m gam hỗn hợp X gồm CaC2, Al4C3 và Na2O tác dụng với nước dư thu đến khi phản ứng hoàn 
toàn chỉ thu được dung dịch Y và 6,048 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có khối lượng 5,52 gam. Mặt khác sục khí 
CO2 vào dung dịch Y thì lượng kết tủa tối đa thu được là 19,6 gam. Giá trị của m là : 
 A. 18,44 gam B. 17,36 gam C. 15,50 gam D. 16,12 gam 
Câu 33: Điện phân dung dịch MNO3 với điện cực trơ màng ngăn xốp bằng dòng điện không đổi có cường độ I 
thì sau thời gian t (giây) thu được x mol khí ở anot, dung dịch ở Y không làm đổi màu quỳ tím. Sau thời gian 
3t (giây) người ta thấy có 5x mol khí thoát ra ở cả hai cực của bình điện phân. Kết luận nào sau đây sai? 
A. Catot của bình điện phân bắt đầu thoát khí tại thời điểm 2t (giây) 
B. Tại thời điểm 3t (giây) dung dịch phía catot có thể hòa tan tối đa 2a mol bột nhôm 
C. Tại thời điểm 3t (giây) dung dịch phía anot có thể hòa tan tối đa 
3
4a
 mol bột crom 
D. Chất rắn sinh ra tại thời điểm t (giây) ở catot có thể tác dụng HNO3 sinh tối đa a mol NO2 (sản phẩm 
khử duy nhất) 
Câu 34 : Hỗn hợp M gồm một amino axit H2N-R-COOH và este của amino axit này H2N-R-COOR’ (R và R’ 
đều là các gốc hidrocacbon no). Cho 14,75 gam hỗn hợp M tác dụng với dung dịch NaOH đến khi phản ứng 
vừa đủ thu được muối natri của amino axit và ancol X. Nung toàn bộ lượng ancol X bằng CuO, đun nóng, thu 
được andehit Y (duy nhất). Cho Y tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam. Phần trăm khối 
lượng amino axit trong hỗn hợp M là : 
 A. 60,33% B. 36,20% C. 30,17% D. 48,27% 
Câu 35 : Trong phòng thí nghiệm có các lọ dung dịch X, Y, Z, T, Q chưa xác định (do mất nhãn) từ các lọ 
BaCl2, FeCl2, AlCl3, FeCl3, AgNO3. Để nhận biết các lọ này, các bạn học sinh trích mỗi dung dịch vào các ống 
nghiệm, làm các thí nghiệm bên dưới, thu được kết quả như sau : 
 X Y Z T Q 
Sục khí NH3 vào 
mỗi dung dịch 
Có kết tủa nâu đỏ 
Xuất hiện kết tủa 
rồi kết tủa tan 
Có kết tủa trắng 
xuất hiện 
Không có hiện 
tượng 
Có kết tủa trắng 
xanh xuất hiện 
Cho dung dịch 
HCl vào 
Không có hiện 
tượng gì 
Có kết tủa trắng 
xuất hiện 
Không có hiện 
tượng gì 
Không có hiện 
tượng gì 
Không có hiện 
tượng gì 
Cho ít bột đồng 
kim loại vào 
dung dịch 
Chất rắn tan hoàn 
toàn vào dung dịch 
Chất rắn tan hoàn 
toàn vào dung dịch 
Không có hiện 
tượng gì 
Không có hiện 
tượng gì 
Không có hiện 
tượng gì 
Cho dung dịch 
K2CO3 vào 
Có kết tủa nâu đỏ 
Không có hiện 
tượng 
Có kết tủa trắng 
xuất hiện 
Có kết tủa 
trắng xuất hiện 
Có kết tủa trắng 
xanh xuất hiện 
 Kết luận nào dưới đây đúng? 
A. X không phản ứng được với Y 
B. Z tác dụng với NaOH dư cho dung dịch không màu 
C. T phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc cho khí SO2 
D. Q có thể hòa tan được bột sắt 
Câu 36: Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO duy nhất 
và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Biết các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn. Khối lượng KMnO4 đã bị khử là: 
 A. 4,71 gam. B. 23,70 gam. C. 18,96 gam. D. 20,14 gam. 
Câu 37: Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X gồm K2CO3 1M và NaHCO3 0,5M vào 200ml dung dịch HCl 2M thì 
thể tích khí CO2 thu được (đktc) là: 
 A. 4,48 lít B. 5,376 lít C. 8,96 lít D. 4,48 lít 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 5 
Câu 38: Đốt cháy hỗn hợp nào sau đây cho số mol khí CO2 bằng số mol H2O? Biết các chất trong hỗn hợp 
có số mol bất kì? 
 A. Etilen và Etylen glicol B. axit oxalic và axit propyolic 
 C. Glyxerol và axit acrylic D. etyl propionat và axit panmitic 
Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
 (1) Trộn lẫn dung dịch Ba(OH)2 với dung dịch (NH4)2SO4. 
 (2) Trộn lẫn dung dịch AgNO3 với dung dịch Na3PO4. 
 (3) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3. 
 (4) Cho kim loại Ba vào dung dịch H2SO4 loãng,dư. 
 (5) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3. 
 (6) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch HCl. 
Số thí nghiệm mà sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy sinh ra chất khí và chất kết tủa là 
 A. 4 B. 3 C. 6. D. 5 
Câu 40: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 
0,725mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam 
muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết 
tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? 
 A. 25. B. 15. C. 40. D. 30. 
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m 
gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 6,23 gam alanin; 6,00 gam glyxin và 9,36 gam valin. Biết tổng số 
liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X lớn hơn 8. Giá trị của m là: 
 A. 18,35 B. 18,80 C. 18,89 D. 19,07 
Câu 42: Nung một lượng sắt với V lít O2 thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Trộn hỗn hợp 
X với một lượng Al sau đó thực hiện phản ứng nhiệt nhôm đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. 
Chia hỗn hợp Y thành 2 phần bằng nhau, phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 
10,08 lít H2, phần thứ hai cho tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được 3,36 lít khí H2. Biết rằng các thể 
tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là: 
 A. 16,8 B. 8,4 C. 11,2 D. 25,2 
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp gồm ancol anlylic; anđehit propionic; axit acrylic; vinyl 
fomiat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư. Sau phản ứng thu được 90 gam kết 
tủa và dung dịch A. Khối lượng A so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu thay đổi như thế nào: 
 A. tăng 54 gam B. giảm 36 gam C. giảm 50,4 gam D. tăng 39,6 gam 
Câu 44: Một hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu đun 54,40 gam 
hỗn hợp X với H2SO4 đặc dư ở 1400C thì thu được một hỗn hợp Y gồm các ete và ancol dư, khối lượng của 
Y giảm 7,20 gam so với X. Cho hỗn hợp Y tác dụng với Na dư thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy 
hoàn toàn 43,52 gam hỗn hợp X thì số mol O2 cần dùng là: 
A. 4,40 B. 3,28 C. 3,52 D. 4,10 
Câu 45: Cho từ từ V lít dung dịch NaOH 1M vào 
dung dịch X chứa HCl và AlCl3, quá trình phản 
ứng được mô tả trên đồ thị bên. Nếu cho vào dung 
dịch sau phản ứng một lượng AgNO3 dư thì khối 
lượng kết tủa tối đa thu được là: 
 A. 129,6 gam B. 324,0 gam 
 C. 64,8 gam D. 259,2 gam 
mkết tủa 
(gam) 
a 
Số mol NaOH 0,6 1,4 0 b 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016 Biên soạn viên: NGUYỄN THIÊN VŨ 
GIẢI TRỌN VẸN CÁC ĐỀ THI ĐỂ CHINH PHỤC KỲ THI THPTQG 2016 Trang 6 
Câu 46: Hỗn hợp A gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon 
chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch 
NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung 
dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn 
bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 
26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A có giá 
trị gần nhất là: 
 A. 22,8% B. 44,2% C. 35,5% D. 40,8% 
Câu 47: Một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là CxHyO2N2. Cho m gam hợp chất hữu cơ này tác dụng 
với dung dịch KOH dư thì thu được 0,15 mol khí có mùi khai và 19,05 gam muối. Giá trị của m là : 
 A. 15,9 B. 15,6 C. 18,3 D. 18,0 
Câu 48 : Trong thiên nhiên KCl có trong quặng xinvinit (KCl.NaCl). Cho biết độ tan của NaCl và KCl ở 
nhiệt độ khác nhau như sau: 
Nhiệt độ 00C 200C 300C 700C 1000C 
Độ tan của NaCl (g/100 g H2O) 35,6 35,8 36,7 37,5 39,1 
Độ tan của KCl (g/100 g H2O) 28,5 34,7 42,8 48,3 56,6 
Hòa tan 100 gam quặng trên vào 123,6 gam nước ở 1000C khi đó hỗn hợp sẽ bị hòa tan hoàn toàn. Thực hiện 
các thao tác chiết tách NaCl, KCl thì lượng NaCl bị tách ra khỏi dung dịch tối đa gần với giá trị nào nhất ? 
 A. 20,0 B. 15,0 C. 30,0 D. 25,0 
Câu 49 : Cho m gam hỗn hợp Mg và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp hai muối AgNO3 
0,3M và Cu(NO3)2 0,25M. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với 
dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 3,6 gam hỗn hợp hai oxit. Hòa 
tan hoàn toàn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng được 2,016 lít khí SO2 ở đktc. Giá trị của m gần với giá trị 
nào sau đây nhất ? 
 A. 3,2 B. 3,0 C. 2,8 D. 2,6 
Câu 50 : Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol 
HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). 
Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau: 
- Phần 1: Tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa 
- Phần 2: Tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y gần với giá trị nào sau đây nhất ? 
 A. 39,0 B. 46,0 C. 40,5 D. 43,0 
§¸P ¸N §Ò THI THö Sè 3 
1A 2C 3D 4B 5A 6C 7D 8D 9B 10D 
11A 12A 13B 14A 15C 16D 17D 18B 19C 20A 
21C 22A 23C 24B 25A 26A 27B 28A 29B 30C 
31C 32D 33C 34C 35B 36B 37B 38D 39A 40D 
41A 42A 43B 44C 45A 46A 47A 48A 49B 50D 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfLUYEN_DE_THPTGQ_DE_3.pdf