Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 5 (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2022 môn Hóa học 12 - Đề luyện tập số 5 (Có đáp án)
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 5
(Đề thi gồm 03 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2022
Môn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút - không kể thời gian giao đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, O = 16, N = 14, Cl = 35,5, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Sr = 88, Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64, Al = 27, Abg = 108.
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết khí sinh ra không tan trong nước.
Câu 1: Trên thế giới, rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá. Nguyên nhân chính là do trong khói thuốc lá có chứa chất
A. aspirin.	B. cafein.	C. nicotin.	D. moocphin.
Câu 2: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. (CH3)3N.	B. C2H5NH2.	C. CH3NHC2H5.	D. CH3NH2.
Câu 3: Kim loại nhôm không tan được trong dung dịch
A. NaOH.	B. HNO3 loãng.	C. HCl.	D. H2SO4 đặc, nguội.
Câu 4: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch chất X, thấy xuất hiện kết tủa trắng. X là chất nào trong số các chất sau?
A. Alanin,	B. Metylamin.	C. Etylamin.	D. Anilin.
Câu 5: Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc vì trong phân tử glucozơ có nhóm
A. COOH.	B. CHO.	C. OH.	D. NH2.
Câu 6: Cho dãy các kim loại: Al, Li, Fe, Cr. Kim loại trong dãy có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Al.	B. Cr.	C. Fe.	D. Li.
Câu 7: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là
A. Cu.	B. Cu.	C. Fe.	D. Al.
Câu 8: Cho 9,20 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và 5,6 lít H2. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 27,45.	B. 44,70.	C. 26,95.	D. 18,08. 
Câu 9: Phát biểu không đúng là
A. Trong dung dịch, amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–R–COO-.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Amino axit là những chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin (hay glixin).
Câu 10: Baking soda (Natri hiđrocacbonat) hay còn gọi là thuốc muối, bột nở, chất phụ gia thực phẩm được dùng trong làm bánh, tạo độ xốp mềm cho bánh. Công thức hóa học của baking soda là
A. Na2CO3.	B. NaCO3.	C. NaHCO3.	D. KNaCO3.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm ba chất CH2O2, C2H4O2 và C3H6O2 thu được 17,92 lít CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 28,80.	B. 7,20.	C. 14,40.	D. 17,92.
Câu 12: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột, thấy xuất hiện màu
A. hồng.	B. vàng.	C. xanh tím.	D. nâu đỏ.
Câu 13: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion Fe3+ (Z = 26) là
A. 4s2.	B. 3d5.	C. 3d6.	D. 4s1.
Câu 14: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ nitron.	B. Tơ visco.	C. Tơ tằm.	D. Tơ xenlulozơ trinitrat.
Câu 15: Cho m gam Al(OH)3 phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch HCl 2M. Cũng m gam Al(OH)3 phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là
A. 60.	B. 50.	C. 20.	D. 30.
Câu 16: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. H2NCH(CH3)COOH.	B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2COOH.	D. CH3NH2.
Câu 17: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?
A. CO2.	B. H2.	C. CO.	D. O2.
Câu 18: Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 19: Polime X thuộc loại tơ vinylic, dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét. Tên gọi của X là
A. tơ nilon-6,6.	B. tơ lapsan.	C. tơ nitron.	D. tơ nilon-6.
Câu 20: Dãy gồm các ion kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là
A. Fe2+, Cu2+, Mg2+.	B. Mg2+, Cu2+, Fe2+.	C. Cu2+, Mg2+, Fe2+.	D. Mg2+, Fe2+, Cu2+.
Câu 21: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 120 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,52 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOC2H5.	B. CH3COOCH3.	C. HCOOC2H5.	D. C2H3COOC2H5.
Câu 22: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau thuộc nhóm IIA phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2. Hai kim loại đó là
A. Be và Mg.	B. Mg và Ca.	C. Sr và Ba.	D. Ca và Sr.
Câu 23: Ở nhiệt độ thường, kim loại K phản ứng với nước tạo thành
A. K2O và O2.	B. K2O và H2.	C. KOH và H2.	D. KOH và O2.
Câu 24: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg.	B. 5,0 kg.	C. 6,0 kg.	D. 4,5 kg.
Câu 25: Phân biệt hai dung dịch Ca(NO3)2 và NaNO3 bằng dung dịch
A. Na2CO3.	B. HCl.	C. KCl.	D. NaCl.
Câu 26: Hỗn hợp chứa 2,80 gam Fe và 4,80 gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 1,12.	B. 4,48.	C. 2,24.	D. 3,36.
Câu 27: Cho các chất: xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy thuộc lọa polisaccarit là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 28: Khi Al phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng tạo hai loại muối, tỉ lệ số mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và chất làm môi trường là
A. 1 : 4.	B. 1 : 5.	C. 1 : 9.	D. 1 : 6.
Câu 29: Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là
A. NH3, N2, H2O.	B. H2, H2O, O2.	C. N2, O2, H2.	D. CH4, CO2, NOx.
Câu 30: Chất nào sau đây thuộc loại este?
A. CH3NH2.	B. H2NCH2COOH.	C. CH3OOCH.	D. CH3CH2COOH.
Câu 31: Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Công thức của X là
A. NaOH.	B. Ca(OH)2.	C. KOH.	D. Ba(OH)2.
Câu 32: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O, thu được axit axetic và axit axetylsalixylic dùng làm thuốc cảm (aspirin). Công thức phân tử của axit axetylsalixylic là
A. C9H8O2.	B. C9H8O3.	C. C9H8O4.	D. C9H10O4.
Câu 33: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tấc dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 34: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa theo các bước:
- Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
- Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.
- Bước 3: Sau 8-10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở bước 2, có thể không cần thêm nước cất.
(2) Sau bước 2, phần dung dịch hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(3) Sau bước 3, các chất trong bát sứ tách thành 2 lớp, xà phòng ở phía dưới bát sứ.
(4) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của axit béo, đó là do muối của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa.
(5) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu máy bôi trơn.
Số phát biểu sai là
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 35: Cho dãy các chất: m–CH3COO–C6H4–CH3, m–HCOO–C6H4–OH, ClH3N–CH2COONH4, p–C6H4(OH)2, p–HO–C6H4–CH2OH, H2N–CH2COO–CH3, CH3–NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 37: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Thêm 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là
A. 0,560.	B. 2,240.	C. 2,800.	D. 1,435.
Câu 38: Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết pi). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2, thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó, tổng khối lượng của hai axit no là a gam. Giá trị của a là
A. 13,20.	B. 20,60.	C. 12,36.	D. 10,68.
Câu 39: Cho 9,6 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí. Thêm 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X, thu được dung dịch Y, kết tủa và 1,12 lít khí Z. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 67,55 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,8.	B. 6,8.	C. 4,4.	D. 7,6.
Câu 40: Chia m gam hỗn hợp T gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được N2, CO2 và 7,02 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm alanin, glyxin, valin. Cho X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,6M, thu được dung dịch Y chứa 20,66 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 360 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 21,32.	B. 24,20.	C. 24,92.	D. 19,88.
-------------------- Hết --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam_2022_mon_hoa_hoc.doc