Đề thi thử THPT Quốc gia lần II môn: Hóa học - Trường THPT A Bình Lục

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 932Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần II môn: Hóa học - Trường THPT A Bình Lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần II môn: Hóa học - Trường THPT A Bình Lục
SỞ GD - ĐT HÀ NAM
TRƯỜNG: THPT A BÌNH LỤC
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2016
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
————————————
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; 
Mã đề:216
O = 16;Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;Ca = 40; Cr = 52; 
 Fe = 56;Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137
Câu 1: Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K. 	B. Na, K. 	C. Be, Al. 	D. Ca, Ba.
Câu 2: Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH. 	B. CH3COOH. 	C. CH3COOC2H5. 	D. CH3CHO.
Câu 3: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 4: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. 	B. propyl fomiat. 	C. metyl axetat. 	D. metyl fomiat
Câu 5: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 6: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. fructozơ.
Câu 7: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.	B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.	D. kim loại Na.
Câu 8: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 gam. 	B. 10,8 gam. 	C. 21,6 gam. 	D. 32,4 gam
Câu 9: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe. 	B. Fe và Au. 	C. Al và Ag. 	D. Fe và Ag.
Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
A. NH3 B. C6H5CH2NH2 C. C6H5NH2 	D. C2H5NH2
Câu 11: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào 
A. ancol etylic. 	B. benzen. 	 C. anilin. 	D. axit axetic
Câu 12: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N B. CH5N 	 	C. C3H9N 	 	D. C3H7N
Câu 13: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Glixin (CH2NH2-COOH) 	B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH) 
C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)	D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Câu 14: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là :
A. 9,9 gam. B. 9,8 gam.	 C. 7,9 gam.	D. 9,7 gam.
Câu 15: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
A. 1 chất. 	B. 2 chất. 	C 3 chất. 	D. 4 chất. 
Câu 16: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3. 	B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. 	 	B. CH3COOCH=CH2.
Câu 17: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 5. 	B. 4. 	C. 7. 	D. 6.
Câu 18: Cho 9,6 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lit khí (đktc) . Kim loại M là:
A. Zn 	B. Mg 	C. Fe 	D.Al.
âu 19 : Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O. 	B. CaO. 	\	C. CuO. 	`	D. K2O.
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp gồm Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra V lít khí H2 (đkc). . Giá trị của V là 
A. 2,24 .	B. 4,48	 C. 6,72.	D. 8,96
Câu 21: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:
A. KCl, NaNO3.	B. Na2SO4, KOH.	 C. NaCl, H2SO4.	D. NaOH, HCl.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong hợp kim là
A. 69,2%.	B. 65,4%.	C. 80,2%.	D. 75,4%.
Câu 23: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III.	B. I, II và IV.	C. I, III và IV.	D. II, III và IV.
Câu 24: Cho các chất: Ca(HCO3)2, HCOONH4, Al(OH)3, Al, (NH4)2CO3, MgCl2, Cr2O3. Số chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH loãng vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4. B. 5.	 C. 3.	 D. 6.
Câu 25: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,940.	B. 1,182.	C. 2,364.	D. 1,970.
Câu 26. Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2	B. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2	D. Ag2O + CO → 2Ag + CO2.
Câu 27 Cho m gam 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung nóng bình 1 thời gian cho đến khi số mol O2 trong bình chỉ còn 0,865 mol và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Giá trị m đã dùng là: 
A. 1,2 gam. 	B. 0,2 gam. 	C. 0,1 gam. 	D. 1,0 gam. 
Câu 28: Hai chất nào dưới đây là hợp chất lưỡng tính:
A. Al và Fe2O3	B. Al2O3 và Al(OH)3	C. NaCl và Zn(OH)2	D. Al2(SO4)3 và A(OH)3
Câu 29: Hoà tan hết 5,00 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2(đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặng
A. 7,800 gam.	B. 5,825 gam.	C. 11,100 gam.	D. 8,900 gam.
Câu 30: Liên quan đến vụ cá chết hàng loạt ở bờ biển miền trung đã có phát ngôn rằng:”Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì không sao! Tắm biển củng không sao!”Đây là phát ngôn bị coi là sai lầm nghiêm trọng , thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm , dựa trên cơ sở các phản biện sau: 
Khi cá chết nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc;
Bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da(niêm mạc);
Cá chết do nhiễm chất độc là kim loại nặng (KLN)cơ thể con người không có khả năng thải kim loại nặng hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần và gây tác hại lâu dài;
Khi ăn những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng KLN (như thủy ngân, chì , bạc ...)đáng kể trong cơ thể gây nên những tác hại khôn lường
Theo Anh/ Chị , xét các cơ sở phản biện trên , cơ sở phản biện đúng là:
A. 1,2,3,4	B. 1,3,4	C. 3,4	D. 1,2,4
Câu 31 : Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 151,5.	B. 97,5.	 C. 137,1.	D. 108,9.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm axetilen ( 0,15 mol), vinylaxetilen (0,12 mol),và hiđro ( 0,195 mol). Nung X với xúc tác niken một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 19,5. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3 dưthu được m gam kết tủa và 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc) hỗn hợp khí Z phản ứng vừa đủ với 0,165 mol Br2 trong dung dịch. Gía trị của m là:
A. 55,2	B. 52,5	C. 27,6	 D. 82,8
Câu 33: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?
	A. 2	 B. 4.	 C. 1.	 D. 3.
Câu 34: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là:
A. Năng lượng mặt trời.	B. Năng lượng thuỷ điện.
C. Năng lượng gió.	D. Năng lượng hạt nhân.
Câu 35: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 thu được O2 24,625 gam hỗn hợp Y gồm KMnO4 , K2MnO4 , KClO3 , MnO2 và KCl . Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl đun nóng, sau phản ứng thu được x mol khí Cl2 . Gía trị của x gần ới giá trị nào sau đây?
A. 0,1	B.0,2	 C.0,3	D. 0,4	
Câu 36: : Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaCl, NaOH, BaCl2.	B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.	D. NaCl.
Câu 37. Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau: 
+ Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các - amino axit là: 3 mol Glyxin , 1 mol Alanin, 1 molValin.
+ Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đi peptit: Ala-Gly ; Gly- Ala vàGly-Gly-Val.
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. 	B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. 	D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
Câu 38: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10,23	B. 8,61	 C. 7,36	D. 9,15
Câu 39: Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.
	B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.
	C. Dung dịch sau điện phân có pH<7
	D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.
Câu 40: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là
A. 20,00%	B. 33,33%	C. 50,00%	D. 66,67%
Câu 41. Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,5	B. 3,0	C. 1,0	D.1,5
Câu 42. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,912 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), thu được 3,36 gam sản phẩm hữu cơ chỉ chứa este. Phần trăm khối lượng của axit cacboxylic đơn chức trong X là	
	A. 14,08%.	 B. 20,19%.	 C. 16,90%.	 D. 17,37%.
Câu 43: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
A. NO2.	B. Cl2.	 C. CO2.	 D. SO2
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn m gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no, đa chức và hai ancol đơn chức, phân tử X có không quá 5 liên kết π) cần 0,3 mol O2, thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Khi cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thì thu được khối lượng chất rắn là 
A. 14,6 gam.	 B. 9,0 gam.	 C. 13,9 gam. D. 8,3 gam.
Câu 45: Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol KHCO3; dung dịch Y chứa b mol HCl. Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 4.	 B. 1 : 2.	 C. 1 : 4.	 D. 2 : 3. 
Câu 46: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO3)2, MgSO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 30%, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z được 72 gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 20.	 B. 10.	 C. 15.	 D. 25.
Câu 47: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.	B. no, đơn chức.
C. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.	D. no, hai chức.
Câu 48: Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 3. 	B. 4. 	C. 1. 	D. 2.
Câu 49: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là: 
A. 27,9 gam 	B. 28,8 gam 	C. 29,7 gam 	D. 13,95 gam
Câu 50: X,Y,Z là ba axit đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X,Y,Z với một ancol no, ba chức mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X , Y, Z, T ( trong đó Y và Z có cùng số mol ) bằng lượng vừa đủ khí O2 , thu được 22,4 lít khí CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O . Mặt khác đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được 21,6 gam Ag . Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng , thu được dung dịch N . Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan . Gía trị của m gần nhất với ;
A. 25,1	B. 16,04	C. 24,74	D. 38,04

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_DAI_HOC_2016.doc