Đề kiểm tra môn Lịch Sử Lớp 7 năm học 2015-2016 - Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt

doc 3 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch Sử Lớp 7 năm học 2015-2016 - Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Lịch Sử Lớp 7 năm học 2015-2016 - Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt
MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TUẦN 31 MÔN LỊCH SỬ 7
NĂM HỌC :2015-2016
 Cấp 
 độ
N/dung 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
V/dụng thấp
V/dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Nước Đại Việt thời Lê Sơ
(bài 19,20,21)
- Nhớ ngày Lê Lợi khởi nghĩa.
(1.2)
- Nêu được tên danh nhân của dân tộc, thời Lê Sơ. (1.3)
- HS trình bày được diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động. (C3)
- Biết được vì sao giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ. (C4)
- Hiểu được vì sao Vương Thông vội xin hòa. (1.1)
- Hiểu được câu nói của vua Lê Thánh Tông. (1.4)
- Hiểu thành tựu được giáo dục thời Lê Sơ. (C2)
S.câu:
S.điểm
Tỉ lệ %
2/8
0,5
5%
2
5,5
55%
2/8+1
1,5
15%
28/8
7,5
 75 %
2.Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII
(bài 22, 23)
- Điểm khác nhau giữa Luật pháp thời Lê Sơ và thời Lý -Trần. (1.7)
- Biết được “Kẻ Chợ” là tên gọi của đô thị Thăng Long xưa. (1.5)
- Hiểu được giới tuyến Đàng Trong – Đàng Ngoài. (1.6)
- Sự ra đời của Chữ Quốc ngữ. (1.8)
HS giải thích được tính chất của cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều và Trịnh – Nguyễn.
(C5)
S.câu:
S.điểm
Tỉ lệ %
4/8
1
10%
1
1,5
15%
12/8
2,5 
 25 % 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2/8+2
6đ
60%
6/8+1
2,5
25%
1
1,5
15%
5
10
 100
30% TL
70%TN
Định hướng năng lục cần hình thành
NL chung:Giải quyết vấn đề,sử dụng ngôn ngữ,sáng tạo, tự học.
NL chuyên biệt:tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịh sử, nhận xét, đánh giá. Vận dụng lien hệ kiến thức lịch sử đã họcđể giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
.
KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 7 
Năm học:2015-2016
 Thời gian làm bài 45 phút
( Không tính thời gian phát đề)
A/Phần trắc nghiệm:( 3 điểm ) ( Mỗi ý đúng 0.25 đ)
Câu 1: (2đ) Khoanh tròn chữ cái A, B, C, D trước đáp án đúng
1.1 Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì ? 
A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động-Chúc Động. 
B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.
C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết. 
D. Cả ba phương án A,B,C.
1.2 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào ?
A. Ngày 07 – 02 – 1418 B. Ngày 17 – 12 – 1416 C. Ngày 28 – 6 – 1917
1.3. Dựa vào thông tin dưới đây, hãy cho biết tên nhân vật lịch sử này là ai ? 
A. Ông là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc, là tác giả của bài Đại Cáo Bình Ngô..
B. Ông là người cùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc Minh thắng lợi.
Trả lời: ông là: 
1.4.Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống ?
“ Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải”
A. Giết chết B. Chặt đầu C. Đi tù D. Tru di 
1.5. Thế kỉ XVII, “Kẻ Chợ” là tên gọi của đô thị nào ở nước ta? 
A. Phố Hiến (Hưng Yên) B. Thăng Long (Hà Nội) 
C. Thanh Hà (Thừa Thiên-Huế) D. Hội An (Quảng Nam)
1.6. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh – Nguyễn ? 
A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Vùng núi Tam Đảo
C. Thanh Hóa – Nghệ An D. Quang Bình – Hà Tĩnh
1.7. Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý -Trần ở điểm nào ? 
A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc.
B. Khuyến khích sản xuất.
C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản.
1.8. Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt (trong đó có A-lêc-xăng-đơ Rôt) để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt (có sự hợp tác của một số người Việt Nam). Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. 
 A. Đúng B. Sai 
 Câu 2: (1đ) Chọn các thông tin sau (Lê Sơ, 989, 26,20) và điền thông tin vào chỗ trống cho thích hợp trong câu sau : 
Thời ..(1) (1428-1527) tổ chức được .(2) khoa thi. Đỗ .(3) tiến sĩ và .(4) trạng nguyên. 
B/ Phần Tự luận (7đ)
Câu 3. (3,5 đ) Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động ? 
Câu 4. (2 đ) Vì sao nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy ? 
Câu 5. (1,5 đ) Hãy cho biết hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn ?
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MỘT TIÊT TUẦN 31
MÔN LỊCH SỬ LỚP 7
NĂM HỌC 2015-2016
A/Phần trắc nghiệm:( 3 điểm ) 
Câu 1: (2 đ) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
Nguyễn Trãi
D
B
A
C
A
Câu 2. (1 đ) (1) Lê Sơ, 	(2) 26; 	(3) 989 	(4) 20 
B/ Phần tự luận :(7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm 
3
a. Diễn biến : 
- Tháng 10- 1426, Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào thành Đông Quan. 
- Ngày 7-10-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ (Chương Mĩ-Hà tây).
(0,5đ) - Nắm được âm mưu của địch, ta đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. Giặc lọt vào trận địa, quân ta nhất tề xông ra tiêu diệt.
b. Kết quả :
(1đ) - Năm vạn quân địch tử thương, bắt sống trên một vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. 
(1đ) - Nghĩa quân thừa thắng kéo quân về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
0,5
0,5
0,5
1
1
4
 Nền giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ như vậy vì: 
 - Nhà nước quan tâm đến giáo dục.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. 
- Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ.
0,5
0,5
0,5
0,5
5
– Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn: 
+ Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, chính trị xã hội mất ổn định, nhân dân lầm than... 
+ Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến.
1
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HKII_mon_lich_su_7.doc